Sốc: Virus corona vẫn sống sót khi được xử lý ở 60 độ C

(Kiến Thức) - Theo nghiên cứu mới nhất, virus corona chủng mới vẫn sống sót ở 60 độ C dù được xử lý lên mức gần đun sôi trong vòng 1 giờ.

Sốc: Virus corona vẫn sống sót khi được xử lý ở 60 độ C
South China Morning Post đưa tin, mới đây một thí nghiệm được thực hiện bởi Giáo sư Remi Charrel và đồng nghiệp ở Đại học Aix-Marseille tại miền nam nước Pháp đã đưa ra phát hiện mới về nCoV. Theo đó, virus corona vẫn có khả năng sống sót ở nhiệt độ cao, trong thời gian dài.
Soc: Virus corona van song sot khi duoc xu ly o 60 do C
Virus corona vẫn sống sót ở nhiệt độ cao
Cụ thể, các nhà nghiên cứu xử lý mẫu thí nghiệm chủng virus corona mới ở mức 60 độ C trong vòng 1 giờ, và nhận thấy một số biến thể vẫn có khả năng nhân lên. Kết quả được chia sẻ trên nền tảng tài liệu y học bioRxiv.org ngày 11/4 xác nhận, họ phải nâng nhiệt độ lên gần mức đun sôi mới có thể tiêu diệt hoàn toàn số virus còn lại.
Kết quả nghiên cứu có nhiều ý nghĩa đối với việc bảo đảm an toàn cho kỹ thuật viên phòng thí nghiệm làm việc với virus. Hiện tại, nghiên cứu này chưa nhận được phản biện khoa học.
Nhóm của Giáo sư Remi Charrel cấy virus phân lập từ bệnh nhân ở Berline, Đức vào tế bào thận của khỉ xanh châu Phi. Sau đó, tế bào được cho vào hai ống nghiện tương ứng với hai loại môi trường là "sạch" và "bẩn", cùng với protein động vật.  
Soc: Virus corona van song sot khi duoc xu ly o 60 do C-Hinh-2
Virus bị hô hiệu hóa hoàn toàn ở nhiệt độ gần sôi - 92 độ C
Sau khi xử lý bằng nhiệt độ cao, mẫu virus trong môi trường sạch bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, mẫu virus trong môi trường bẩn vẫn còn sống sót một phần. Điều này cho thấy quá trình nung nóng dẫn tới sự sụt giảm rõ rệt ở khả năng lây nhiễm, nhưng lượng virus còn sống sót vẫn đủ khả năng tạo nên một vòng lây nhiễm mới. 
Tiếp theo, khi nâng nhiệt độ lên 92 độ C trong 15 phút - ở mức nước gần sôi, thì virus bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, mức nhiệt quá cao có thể phá hủy mẫu bệnh phẩm và giảm độ chính xác của xét nghiệm.
Mối lo về COVID-19 ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc nhu cầu xét nghiệm bệnh cũng tăng nhanh chóng trên khắp thế giới. Quy trình xử lý các mẫu bệnh đòi hỏi phải vô hiệu hóa thành công virus trước khi tiến hành các bước xét nghiệm. Trong khi những phòng thí nghiệm có độ an toàn kém vẫn còn tồn tại khá nhiều, gây nguy cơ nhiễm bệnh cho các kỹ thuật viên.
Soc: Virus corona van song sot khi duoc xu ly o 60 do C-Hinh-3
Nhu cầu xét nghiệm của người dân trên thế giới ngày càng cao
Trước đó, phương pháp khử trùng ở 60 độ C trong 1 tiếng đã được các phòng xét nghiệm áp dụng để xử lý mẫu bệnh phẩm chứa nhiều loại virus nguy hiểm, trong đó có Ebola.
Nhà vi sinh vật học tại Viện Khoa học Trung Quốc cho biết các cơ sở xét nghiệm ở nước này cũng nhận thức rõ rủi ro phơi nhiễm nCoV đối với nhân viên phòng thí nghiệm. Mọi kỹ thuật viên thực hiện đều mang độ bảo hộ chống chất nguy hiểm phủ toàn thân, ngay cả khi virus đã được vô hiệu hóa.
Trước mắt, các nhà khoa học đề xuất sử dụng chất hóa học thay vì nhiệt để tiêu diệt virus. Việc này được kỳ vọng đảm bảo cân bằng giữa sự an toàn của kỹ thuật viên ở phòng xét nghiệm và hiệu quả trong công tác phát hiện bệnh.

Thời tiết nắng nóng, virus Corona có khả năng lây lan không? | VTC Now. Nguồn: Youtube


Virus Corona có sợ nắng nóng không?

(Kiến Thức) - Theo Giáo sư John Nicholls của Đại học Hong Kong, virus corona chủng mới có thể tự diệt trong nhiệt độ trên 30 độ. Tuy nhiên gần đây Việt Nam ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 tại TP HCM và Bình Thuận - nơi có thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao. 

Virus Corona có sợ nắng nóng không?
Đại dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) gây nên đang trở thành mối quan tâm và sự lo ngại của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến ngày 15/3, tổng số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã chạm con số 152.000, với 5.700 ca tử vong và dịch bệnh đã có mặt tại 151 quốc gia.
Virus Corona co so nang nong khong?
WHO công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.

Đây là "âm thanh" của virus corona

Mỗi axit amin hình thành trong protein được gán một nốt nhạc. Nhờ đó các nhà khoa học có thể chuyển đổi cấu trúc virus corona thành bản nhạc hoàn chỉnh.

Đây là "âm thanh" của virus corona

Virus corona chủng mới chứa các protein hình gai, mỗi gai này được hình thành bởi sự kết hợp của nhiều axit amin. Bằng kỹ thuật sonification (chuyển hóa dữ liệu thành âm thanh), các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Massachusetts đã gán cho mỗi axit amin một nốt nhạc, chuyển đổi toàn bộ cấu trúc protein thành bản nhạc sơ bộ.

Những hình ảnh kỳ lạ chứng minh thế giới luôn làm chúng ta bất ngờ

(Kiến Thức) - Cuộc sống quanh chúng ta luôn tồn tại những điều bất ngờ. Những hình ảnh sau đây là minh chứng rõ nét nhất cho thấy sự kỳ lạ của tự nhiên.

Những hình ảnh kỳ lạ chứng minh thế giới luôn làm chúng ta bất ngờ
Một mảnh nhựa hơn 56 gam chạm vào nhôm ở tốc độ 15.000 dặm / giờ trong không gian sẽ tạo ra cảnh tượng "kinh khủng" thế này.
Một mảnh nhựa hơn 56 gam chạm vào nhôm ở tốc độ 15.000 dặm / giờ trong không gian sẽ tạo ra cảnh tượng "kinh khủng" thế này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới