Sở thú "độc nhất vô nhị" trên thế giới

Đây là sở thú đặc biệt nhất trên thế giới, nắm trong tay 'chìa khóa' hồi sinh cho những loài có nguy cơ biến mất hoàn toàn khỏi Trái đất.

Sở thú "độc nhất vô nhị" trên thế giới

Vì tương lai không có loài động vật nào bị tuyệt chủng

Khi giáo sư Kurt Benirschke, một nhà nghiên cứu tại Đại học California San Diego, bắt đầu thu thập mẫu da của các loài động vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 1972, ông vẫn chưa hề có trong tay kế hoạch chắc chắn nào về việc phải làm gì với chúng.

Điều duy nhất ông Benirschke có là niềm tin và hy vọng rằng một ngày nào đó các mẫu da ấy sẽ được dùng để cứu chính những loài đang trên bờ vực tuyệt chủng đó.

So thu
 Ông Oliver Ryder, nhà di truyền học tại vườn thú San Diego.

Vài năm sau, ông chuyển bộ sưu tập của mình đến Sở thú San Diego và gọi nó là "Frozen Zoo" (Sở thú đông lạnh). Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đây là sở thú đặc biệt nhất trên thế giới, nắm trong tay "chìa khóa" hồi sinh cho những loài có nguy cơ biến mất hoàn toàn khỏi Trái đất.

Ông Oliver Ryder, một nhà di truyền học tại Sở thú San Diego, đồng thời là cộng tác viên từ thời gian đầu cho biết: "Có một tấm áp phích nổi tiếng treo phía trên sở thú đông lạnh với câu nói của ông Benirschke rằng: 'Bạn nên thu thập mọi thứ vì những lý do mà bản thân bạn cũng chưa hiểu'. Chúng tôi cảm thấy rằng bộ sưu tập này sẽ có giá trị cho tương lai theo những cách mà chúng tôi không thể đoán trước được".

Năm 2018, ông Benirschke qua đời nhưng những nỗ lực của ông vẫn được kế thừa. Để giờ đây, "Frozen Zoo" là ngân hàng đông lạnh động vật lớn nhất thế giới, với các mẫu từ hơn 10.500 cá thể động vật thuộc 1.220 loài.

Suốt một thời gian dài, đây là dự án duy nhất, độc nhất trên thế giới với mục tiêu tưởng chừng không thể duy trì giống nòi cho các loài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nỗ lực bảo tồn tương tự đã xuất hiện trên khắp thế giới và công cụ nhân bản mà ông Benirschke chưa có thì giờ đây đã có sẵn. Đó cũng là lúc tiếng chuông báo động vang lên, từ những loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

Một kho lưu trữ không thể thay thế

Hãng tin CNN trích dẫn từ Báo cáo Hành tinh Sống của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) năm 2020, kể từ năm 1970, quần thể các loài động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá đã giảm trung bình 68%.

Báo cáo cũng nêu rõ rằng nguyên nhân vì mất môi trường sống do các hoạt động của con người. 1.000.000 loài động thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng trong những thập kỷ và thế kỷ tới.

So thu

Với tốc độ suy giảm đa dạng sinh học hiện nay, một số nhà khoa học tin rằng việc bảo quản các mẫu từ các loài "có thể không còn tồn tại trên Trái đất vào ngày mai" không chỉ đơn thuần là một nỗ lực nhìn xa trông rộng mà là việc bắt buộc phải làm.

Ông Ryder cho biết: "Chúng tôi đã dần nhận ra rằng mình đang nắm giữ một kho lưu trữ không thể thay thế để cứu các loài động vật rất quý hiếm. Bởi vì chúng tôi có các tế bào của chúng trong sở thú đông lạnh. Giờ đây chúng tôi có thể áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới để mở rộng hiểu biết của mình, tìm hiểu thêm thông tin liên quan trực tiếp đến việc ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài có nguy cơ tuyệt chủng".

Ông Ryder cho biết kể từ khi Frozen Zoo được thành lập, lĩnh vực di truyền học đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng, bắt đầu với việc nhân bản động vật đầu tiên - một con cừu tên Dolly - vào năm 1996.

Bắt đầu từ năm 2001, 4 loài có nguy cơ tuyệt chủng đã được nhân bản bằng cách sử dụng gen. Tài liệu từ "sở thú đông lạnh" cho thấy nhiều loài đang có nguy cơ trên bờ vực tuyệt chủng.

Chẳng hạn như: Bò tót Ấn Độ, bò rừng châu Á lưng gù, Banteng (một loài gia súc ở Đông Nam Á), Ngựa Przewalski (loài từng được tìm thấy trên khắp Mông Cổ và đã tuyệt chủng trong tự nhiên thời gian gần đây), Chồn chân đen (được cho là đã tuyệt chủng trong tự nhiên cho đến khi xuất hiện trở lại vào năm 1981, nhưng sau đó gần như bị xóa sổ bởi một trận dịch).

Giải cứu gen

Mặc dù nhân bản vô tính chưa thực sự hoàn hảo. Ví dụ như bò tót Ấn Độ nhân bản chỉ sống được trong 48 giờ. Nhưng đây là một công cụ hữu ích giúp "hồi sinh" các loài có nguy cơ tuyệt chủng, vì nó có thể làm tăng tính đa dạng di truyền. Khi quần thể của một loài suy giảm, những động vật còn lại buộc phải giao phối cận huyết và nguồn gen bị thu hẹp lại, càng đe dọa đến sự sống còn.

Hay chẳng hạn, những con chồn chân đen nhân bản được sinh ra vào năm 2020 từ các mẫu được thu thập vào năm 1988, điều đó có nghĩa là hồ sơ di truyền của chúng đa dạng hơn nhiều so với quần thể hiện tại.

So thu

Tại Sở thú đông lạnh, các mẫu vật được giữ trong bể đông lạnh.

“Ở một loài động vật, sự đa dạng di truyền là thứ mang lại cho nó khả năng phục hồi, khả năng phục hồi sau thảm họa tự nhiên, sự tấn công của vi rút, dịch bệnh”, theo Brendon Noble, giáo sư y học tái tạo tại Đại học Westminster ở London đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị The Frozen Ark, một ngân hàng đông lạnh động vật có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Frozen Ark được thành lập vào năm 2004, với mục đích tương tự "Sở thú đông lạnh" nhưng có cấu trúc khác: Thay vì một bộ sưu tập duy nhất gắn liền với một tổ chức, nó là một mạng lưới phân tán gồm hơn 20 đơn vị bao gồm vườn thú, bảo tàng và trường đại học trải rộng trên khắp thế giới.

Mặc dù, Frozen Ark có nhiều mẫu hơn Frozen Zoo - 48.000 mẫu từ 5.500 loài, nhưng khoảng 90% trong số chúng được tạo thành từ ADN chứ không phải tế bào sống, được sử dụng theo cách khác và phải được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn nhiều.

So thu

Ông Tullis Matson thuộc Tổ chức Nature’s Safe, một ngân hàng lưu trữ có trụ sở tại Anh chuyên thu thập các tế bào và giao tử sống.

Bà Lisa Yon, phó giáo sư về sở thú và y học động vật hoang dã tại Đại học Nottingham và là cố vấn khoa học tại Đại học Nottingham, cho biết: "Thông tin đó có thể được sử dụng cho nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau, từ nghiên cứu ung thư đến tìm hiểu các quá trình phục hồi như mọc lại chi".

"Bằng cách tiết kiệm những tài nguyên này, chúng tôi sẽ cho phép không chỉ các nhà khoa học hiện tại mà còn cho các thế hệ nhà khoa học tương lai thực hiện tất cả các loại khám phá mới", bà nói thêm.

Những thách thức phía trước

Cuộc khủng hoảng khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng khiến các hệ sinh thái trên Trái đất chịu thêm áp lực, công việc của các "ngân hàng đông lạnh" này sẽ càng trở nên quan trọng hơn.

“Tôi thấy bảo quản lạnh là nền tảng tuyệt đối của bảo tồn", ông Tullis Matson thuộc Tổ chức Nature’s Safe, một ngân hàng lưu trữ có trụ sở tại Anh chuyên thu thập các tế bào và giao tử sống, nói.

So thu

“Chúng ta đang đối mặt với cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6, và vì vậy cần cung cấp cho các thế hệ tương lai một con đường để đưa những loài ‘có thể tuyệt chủng’ trở lại cuộc sống”.

Có rất nhiều vấn đề thực tế mà các dự án này phải đối mặt. Marlys Houck, người phụ trách sở thú đông lạnh, cho biết: “Việc bảo vệ sở thú đông lạnh trong tương lai xa là một trong những thách thức lớn nhất. Chúng tôi muốn tiếp tục thu thập nhiều mẫu hơn trong khi đảm bảo rằng những mẫu chúng tôi đã có sẽ vẫn ở đó kể cả khi chúng tôi không còn sống trên đời. Điều này bao gồm việc để đảm bảo có kinh phí dành riêng cho nitơ lỏng [để đóng băng DNA] và thay thế các bể lạnh khi chúng cũ đi”.

Ấn tượng động vật qua lăng kính nhiếp ảnh năm 2022

Cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc ấn tượng về các loài động vật được hãng tin Reuters ghi lại trong năm qua.

Ấn tượng động vật qua lăng kính nhiếp ảnh năm 2022
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022
Một con tê giác Ấn Độ trong đợt nắng nóng thứ hai trong năm tại một sở thú ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 13/7. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-2

Một con cá mập bơi dưới đáy đại dương ngoài khơi Florida, ngày 18/5. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-3
Một đàn sáo bay kín bầu trời ở làng Val-de-Vesle gần Reims, Pháp, ngày 2/11. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-4

Một nhóm bồ nông trắng di cư được cho ăn trên hành trình về phía nam, như một phần của dự án do Cơ quan Công viên và Thiên nhiên Israel tài trợ nhằm ngăn chặn bồ nông kiếm ăn từ các hồ nuôi cá thương mại, tại một hồ chứa nước ở Mishmar Hasharon, miền trung Israel, ngày 31/10. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-5
Một nhà sinh vật học tạo dáng với những con cá sấu Cuba mới nở (Crocodylus rhombifer) khi chúng được chuyển đến một trại sản xuất giống ở đầm lầy Zapata, Cienaga de Zapata, Cuba, ngày 25/8. Cá sấu Cuba, một loài đặc hữu chỉ có ở đây và trong một đầm lầy trên đảo Isle của Cuba. Các nhà khoa học cho biết cá sấu non đang bị đe dọa nghiêm trọng và có môi trường sống tự nhiên nhỏ nhất so với bất kỳ loài cá sấu còn sống nào. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-6
Hai con ếch cây mắt đỏ (Agalychnis callidryas) giao phối tại vườn thú nhân giống "Động vật kỳ lạ", nơi những động vật kỳ lạ được sinh sản để bán làm thú cưng ở Mỹ, Canada và châu Á, ở Ticuantepe, ngoại ô Managua, Nicaragua, ngày 17/7. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-7
Một con voi con được nhìn thấy bên trong miệng cống sau khi voi con và voi mẹ rơi xuống miệng cống ở Công viên quốc gia Khao Yai, tỉnh Nakhon Nayok, Thái Lan, ngày 13/7. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-8

Một con hổ bị mù một bên mắt tên là Rambo nhìn từ bên trong chuồng trên một chiếc xe tải, sau khi được một nhóm bác sĩ thú y và nhân viên Tổ chức Bạn bè động vật hoang dã giải cứu khỏi Sở thú Phuket bị phá sản, buộc phải đóng cửa sau đại dịch Covid-19. Thái Lan ngày 7/6. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-9

Đom đóm thắp sáng trong một khu rừng tại doanh trại quân đội ở tỉnh Prachin Buri, Thái Lan, ngày 4/6. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-10
Một con kỳ nhông (Ambystoma mexicanum), hay kỳ nhông Mexico, được chăm sóc bởi các nhân viên của một dự án bảo tồn loài này ở Xochimilco, Mexico City, Mexico, ngày 16/2.(Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-11
Christian Ndombe, một nhân viên kiểm lâm, ôm một trong những con rùa tám tuần tuổi tại một trung tâm ấp trứng ở Muanda, Cộng hòa Dân chủ Congo, ngày 5/2. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-12

Hươu đuôi trắng được chụp vào lúc hoàng hôn ở Buffalo, New York, ngày 13/2. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-13
Một con báo đốm con chơi đùa giữa hai chân của một nhân viên vườn thú ở Havana, Cuba, ngày 29/7. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-14

Vẹt đuôi dài lấy thức ăn từ người chăm sóc ở Công viên St James, London, Anh, ngày 1/1. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-15
Một con cáo đứng trên đồi tuyết khi thời tiết cực lạnh ập đến Montreal, Canada, ngày 21/1. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-16
Gấu trúc Fritzi nghịch nước tại nhà của bác sĩ thú y Mathilde Laininger ở Berlin, Đức, ngày 27/1. Cô chăm sóc cho 4 con gấu trúc không thể thả về tự nhiên được nữa. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-17
Janus, chú rùa hai đầu Hy Lạp được đặt tên theo vị thần La Mã có hai đầu, được rửa sạch bằng bàn chải đánh răng một ngày trước sinh nhật lần thứ 25 của mình tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 2/9. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-18
Một con tắc kè hoa cố gắng lên khỏi mặt nước trong lũ lụt do mưa lớn ở Imperatriz, bang Maranhao, Brazil, ngày 6/1. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-19
Một đàn sáo di cư rì rào được nhìn thấy trên bầu trời gần thành phố Beer Sheva, miền nam Israel, ngày 13/1. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-20

Một con sói đứng bên dưới những tán lá mùa thu đang chuyển màu trong một khu rừng ở Nyack, New York, ngày 11/10. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-21

Một con nai vào buổi sáng sớm ở Công viên Richmond, London, Anh, ngày 6/10. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-22
Một con vượn sơ sinh tay trắng được sinh ra tại Sở thú Skopje cùng với mẹ của nó ở Skopje, Bắc Macedonia ngày 7/4. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-23
Những con cua mới sinh chạy trên bãi biển khi thủy triều xuống, ở rìa sông Casamance, trên đảo Kafar, Senegal, ngày 13/7. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-24
Một con cú đại bàng Á-Âu được sinh ra tại Sở thú Thủy cung ở Madrid vào tháng 2 năm ngoái đã bay khi được thả về tự nhiên ở Villamantilla, phía tây Madrid, Tây Ban Nha, ngày 4/10. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-25
Vượn cáo đuôi vòng ăn một quả bí ngô trước lễ Halloween, tại vườn thú Pairi Daiza ở Brugelette, Bỉ, ngày 28/10. (Ảnh: REUTERS)

5 pha săn trâu rừng tuyệt đỉnh của sư tử

Trong thiên nhiên hoang dã, sư tử nổi tiếng là một trong những loài độn vật săn mồi nguy hiểm bậc nhất. Đoạn video dưới đây là minh chứng rõ nét cho sự dũng mãnh của “lãnh chúa vùng đồng cỏ”.

5 pha săn trâu rừng tuyệt đỉnh của sư tử

Với kỹ năng mai phục, tốc độ tốt cùng thân hình to lớn, sư tử luôn “gieo rắc nỗi khiếp sợ” cho các loài động vật ăn cỏ. Trong đoạn video này, loài động vật họ mèo đã sử dụng bản năng săn mồi tuyệt đỉnh của mình để tóm gọn trâu rừng một cách dễ dàng.

Sư tử đực săn trâu rừng.
Sư tử đực săn trâu rừng.

Bị hàng chục rắn độc truy sát, cự đà vẫn thoát chết ngoạn mục

Nhờ vào tốc độ chạy cực nhanh, chú cự đà đã tạo ra màn thoát chết ngoạn mục sau khi bị hàng chục con rắn độc truy sát.

Bị hàng chục rắn độc truy sát, cự đà vẫn thoát chết ngoạn mục

Khi đang kiếm ăn trên bãi biển, chú cự đà đã rơi vào tầm ngắm của bầy rắn độc. Đến khi nó phát hiện ra mối nguy hiểm thì mọi chuyện đã quá muộn khi bị hàng chục con rắn bao vây.

Bầy rắn độc truy sát cự đà.
Bầy rắn độc truy sát cự đà.

Đọc nhiều nhất

Tin mới