So sánh năng suất lao động của nhân viên ngân hàng top 5 về lợi nhuận

(Vietnamdaily) - Bình quân nhân viên của Vietcombank làm ra hơn 1,22 tỷ lợi nhuận trước thuế và Techcombank chỉ thấp hơn một chút là 1,15 tỷ, còn lại ở chiếu dưới cách rất xa chỉ vài trăm triệu đồng trong năm 2019.

Mặc dù không phản ánh hoàn toàn chính xác hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên ngân hàng đã mang lại hiệu quả kinh doanh trong năm 2019, song dựa trên những con số này cũng có thể thấy tình hình sử dụng nhân sự của từng nhà băng hiện nay như thế nào.

Kết thúc năm 2019, ngành ngân hàng ghi nhận top 5 nhà băng có lợi nhuận trước thuế cao nhất gồm Vietcombank (23.123 tỷ), Techcombank (12.838 tỷ), Vietinbank (11.780 tỷ), BIDV (10.876 tỷ) và VPBank (10.334 tỷ).

Trong 5 nhà băng này thì có 3 ngân hàng này tăng quy mô nhân viên lên khá lớn như Vietcombank và Techcombank tăng lần lượt tới 1.730 và 1.399 người. Còn BIDV chỉ tăng 419 người.

Ngược lại, Vietinbank và VPBank lại cắt giảm 92 và 347 nhân sự trong năm qua. Nhưng dù tăng hay giảm thì hầu hết hiệu suất kinh doanh mà mỗi nhân viên của các nhà băng này mang lại đều cao hơn so với năm 2018.

Đứng đầu danh sách về hiệu quả hoạt động là nhân viên ngân hàng Vietcombank với 18.945 người đã tạo ra 45.733 tỷ tổng thu nhập thuần và 23.123 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Nghĩa là mỗi nhân viên ngân hàng này đã tạo ra hơn 2,4 tỷ thu nhập thuần và 1,22 tỷ lợi nhuận trước thuế trong năm qua.

Bởi thế, thành quả mà họ được hưởng cũng xứng đáng khi con số chi phí cho nhân viên của Vietcombank cũng tăng 12,9% lên 8.668 tỷ đồng so với năm 2018.

So sanh nang suat lao dong cua nhan vien ngan hang top 5 ve loi nhuan
Mỗi nhân viên VPBank đóng góp 1,34 tỷ thu nhập thuần.

Hiệu suất làm việc của nhân viên ngân hàng Techcombank đã tụt lại phía sau Vietcombank và về nhì khi 11.156 người tạo ra chỉ tạo ra 21.068 tỷ tổng thu nhập thuần và 12.838 tỷ lợi nhuận trước thuế. Tương ứng bình quân tạo ra thu nhập thuần của nhân viên Techcombank là 1.88 tỷ và lãi trước thuế là 1,15 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đây cũng là mức chênh lệch rất cao so với các đơn vị còn lại như Vietinbank, BIDV và VPBank. Đổi lại, Techcombank là nhà băng mạnh tay tăng chi phí cho nhân viên nhất trong top này với 31,5%, với 4.261,6 tỷ đồng.

Mặc dù cắt giảm gần 100 nhân sự trong năm qua xuống 24.105 người nhưng Vietinbank vẫn tạo ra 40.521 tổng thu nhập thuần và 11.780 tỷ lãi trước thuế.

Tức mỗi nhân viên nhà băng này tạo ra 1,68 tỷ thu nhập thuần và gần 421 tỷ lãi trước thuế, cải thiện hơn rất nhiều so với năm 2018 dù còn cách rất xa so với "ông lớn" cùng là ngân hàng nhà nước là Vietcombank.

Việc sử dụng quá nhiều nhân sự nên chi phí cho nhân viên của Vietinbank cũng cao hơn cả Vietcombank tới hơn 800 tỷ đồng khi chiếm 9.497 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018.

Trong số 3 ngân hàng nhà nước, BIDV là nhà băng có nhiều nhân sự nhất với 25.835 người. Năm 2019, nhân viên BIDV đã tạo ra 48.165 tỷ đồng tổng thu nhập thuần và 10.876 tỷ lãi trước thuế.

Tức bình quân mỗi nhân viên BIDV tạo ra 1,86 tỷ thu nhập thuần và 421 tỷ lợi nhuận trước thuế. Từ đó, chi phí cho nhân viên mà BIDV phải chi ra gần 9.733 tỷ đồng, cao nhất trong nhóm 5 ngân hàng này.

Có lẽ dính FE Credit nên VPBank là nhà băng có nhiều nhân viên nhất trong nhóm dù năm qua đã giảm mạnh 347 người, xuống mức 27.082 nhân sự. Với chừng đó người của VPBank vẫn tạo ra 36.355 tỷ tổng thu nhập thuần và 10.334 tỷ lãi trước thuế.

Tương ứng, mỗi nhân viên VPBank đóng góp 1,34 tỷ thu nhập thuần và 381 tỷ lợi nhuận trước thuế năm 2019. VPBank cũng đã tăng mức chi gần 21% cho nhân viên trong năm 2019 với 7.327 tỷ đồng.

Với hiệu quả mang lại cao nhất, tương ứng tổng thu nhập mỗi nhân viên Vietcombank được hưởng thành quả xứng đáng nhất khi nhận về khoảng 457 triệu đồng trong năm 2019. Còn nhân viên Vietinbank xếp thứ hai với 394 triệu đồng, Techcombank ở mức khoảng 382 triệu, BIDV là 376 triệu và BIDV ở mức 270 triệu đồng.

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm 2019: Đổi ngôi ở nhóm đầu, KienLongBank rớt thảm

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận ngân hàng năm 2019 đã có sự đổi ngôi ở nhóm Vietinbank, BIDV và VPBank so với năm 2018. Bên cạnh đó là sự đi xuống đáng ngại của của KienLongBank.

Vẫn còn 5 nhà băng chưa công bố báo cáo tài chính quý 4/2019, song đối với 19 ngân hàng đã công bố đều cho thấy bức tranh rất quan ngại từ Eximbank và KienLongBank. Tất nhiên, đó chỉ là những vệt sóng nhỏ trong bức tranh toàn cảnh của ngành ngân hàng năm 2019 đều hồ hởi báo lãi lớn với tốc độ tăng trưởng rất cao.

Vietcombank vẫn là nhà băng dẫn đầu về lợi nhuận ròng trong năm 2019 khi đạt tới mức đỉnh 18.514 tỷ đồng, tăng gần 27% so với năm 2018. Đóng góp vào sự tăng trưởng này của Vietcombank là nhờ hầu hết mảng kinh doanh tăng trưởng tích cực, trong đó đáng kể nhất là lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng tới 49% khi đạt 3.378 tỷ đồng. Đồng thời trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm 8% còn 6.790 tỷ đồng.

Năm 2019 ngân hàng cho vay nhiều vào ngành nào?

Theo thống kê của Người Đồng Hành với 20 ngân hàng trên thị trường, có 9 đơn vị công bố cơ cấu dư nợ theo nhóm ngành trong BCTC quý IV.

Nam 2019 ngan hang cho vay nhieu vao nganh nao?

Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực tại các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng.

Tỷ trọng cho vay cá nhân tăng, dẫn đầu các lĩnh vực

Cho vay cộng đồng và cá nhân là một trong những mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các ngân hàng. Đơn cử, tại SaigonBank mảng này chiếm 56% cơ cấu, tăng gần 5 điểm phần trăm so với năm trước. Hay tại VPBank, mảng này chiếm hơn 44%, tăng 1 điểm phần trăm; tại KienLongBank chiếm 49% tăng 5 điểm phần trăm và MB chiếm 34%, tăng 3 điểm phần trăm.

Xét về giá trị, VPBank dẫn đầu với 113.240 tỷ đồng cho vay mảng này, tăng 18% so với năm trước. VPBank là một trong những ngân hàng bán lẻ lớn nhất trên thị trường hiện nay, với sự đóng góp công ty tài chính lớn nhất hiện nay, FE Credit. Ngân hàng này cho biết lợi nhuận đến từ phân khúc khách hàng cá nhân trong 2019 đã tăng hơn 120% so với năm trước.

Ngân hàng bán lẻ nhắm đến các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là xu hướng và được đẩy mạnh. Đây là nguyên nhân khiến tỷ trọng dư nợ bán lẻ tại các nhà băng đi lên. 

Nam 2019 ngan hang cho vay nhieu vao nganh nao?-Hinh-2

Tỷ trọng cho vay dịch vụ và cá nhân tại ngân hàng. Đơn vị: %.

Riêng Vietcombank năm 2019 không ghi nhận dư nợ tại dịch vụ cộng đồng, cá nhân, mảng từng chiếm 35,6%, đứng đầu cơ cấu cho vay năm trước. Tuy nhiên, ngân hàng này ghi nhận khoản dư nợ gần 298.000 tỷ đồng vào tại ngành khác, chiếm 40% cơ cấu. Mở rộng bán lẻ cũng là một trong 3 trụ cột phát triển hoạt động kinh doanh của Vietcombank, tứng được lãnh đạo ngân hàng đề cập, bên cạnh dịch vụ và kinh doanh vốn.

Tương tự, VIB và MSB cũng là 2 đơn vị có chiến lược đẩy mạnh bán lẻ nhưng không ghi nhận dư nợ tại mục dịch vụ cộng đồng và cá nhân. Trong khi đó, dư nợ tại mục ngành khác trên báo cáo luôn ở mức cao lần lượt 78% với VIB và 51% với MSB, tăng lần lượt 4 và 18 điểm phần trăm so với năm trước.

Giảm tỷ trọng cho vay bất động sản

Trong 9 đơn vị công bố cấu trúc nợ, có 2 ngân hàng không ghi nhận cho vay tại bất động sản và tư vấn là Vietcombank và VIB, 5 nhà băng giảm tỷ trọng trong tổng dư nợ và chỉ 2 đơn vị báo tăng 1 điểm phần trăm.

MSB có sự thay đổi tỷ trọng dư nợ bất động sản lớn nhất với việc giảm 16 điểm phần trăm trong năm 2019, xuống 23,7%, cao nhất trong số các ngân hàng khảo sát. Giá trị dư nợ mảng này giảm 23% từ 19.512 tỷ đồng tại cuối năm 2018, xuống gần 15.040 tỷ đồng năm 2019.

Theo sau MSB, VPBank giảm tỷ trọng cho vay bất động sản từ gần 20% xuống chưa tới 10%. Giá trị dư nợ mảng này giảm 44% xuống 24.361 tỷ đồng vào cuối năm qua.

Một số đơn vị khác giảm nhẹ tỷ trọng như KienLongBank giảm từ 12,7% xuống 10,7%, MB giảm từ 2,4% xuống 2,1%, SaigonBank từ 5,2% xuống 4,5%.

Nam 2019 ngan hang cho vay nhieu vao nganh nao?-Hinh-3

Cơ cấu cho vay bất động sản và tư vấn tại các ngân hàng. Đơn vị:tỷ đồng, %.

Việc giảm tỷ trọng dư nợ bất động sản được cho là động thái của các ngân hàng với Thông tư 22/2019 của NHNN về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hướng đến siết cho vay với các lĩnh vực rủi ro như bất động sản. Văn bản này quy định từ 1/1/2020 đến ngày 30/9/2020, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 40%, từ tháng 10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%.

Bên cạnh đó, NHNN tăng hệ số rủi ro kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Đối với các khoản phải đòi khác có giá trị từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ 1/1/2020 đến hết 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% từ 1/1/2021.

Ở chiều ngược lại, SHB và PGBank là 2 đơn vị tăng tỷ tọng dư nợ bất động sản, lần lượt 0,7 và 1 điểm phần trăm, chiếm 8% và 4% trong cơ cấu. Giá trị cho vay mảng này tăng tương ứng lần lượt 33%, 44%.

Ngoài bất động sản và cá nhân, thương mại, sản xuất và nông nghiệp cũng là các mảng được nhiều ngân hàng giải ngân cho vay với tỷ trọng cao. Đơn cử dư nợ mảng nông nghiệp của KienLongBank chiếm 21% cơ cấu, với hơn 7.136 tỷ đồng. MB cho vay thương mại 56.817 tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ của ngân hàng, hay mảng sản xuất chiếm 21-29% dư nợ tại MB, SHB và Vietcombank.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.