Số phận phi tần không muốn bị tuẫn táng cùng hoàng đế ra sao?

Ngay cả khi không muốn bị tuẫn táng cùng hoàng đế, các phi tần cũng không thể tránh khỏi cái kết bi thảm.

Hệ thống tang lễ ở thời phong kiến cổ đại Trung Quốc là một trong những điều đáng sợ nhất của xã hội thời kỳ đó. Nó không chỉ bao gồm những tục lệ kỳ lạ, xa hoa, mà còn bao gồm nhiều hủ tục man rợ, đáng sợ, khiến ai biết đến cũng khiếp vía. Một trong số đó phải kể đến là phong tục tuẫn táng cùng hoàng đế.
Tuẫn táng là một phong tục tàn khốc của Trung Quốc cổ đại, có nghĩa là chôn sống theo người chết. Khi hoàng đế băng hà, hầu hết các phi tần và nhiều người hầu kẻ hạ cũng bị chôn sống theo. Phong tục này bắt nguồn từ quan niệm "trần sao âm vậy", tức là những người đi theo hầu hạ lúc còn sống thì khi chết cũng phải đi theo như vậy. Chế độ mai táng này hoàn toàn là sản phẩm của sự ích kỷ của những kẻ thống trị phong kiến, mà phụ nữ là những nạn nhân thê thảm nhất.
So phan phi tan khong muon bi tuan tang cung hoang de ra sao?
Ảnh minh họa.
Phong tục tuẫn táng cực kỳ thịnh hành vào thời nhà Thương đến nhà Hán. Sau đó, từ thời nhà Đường đến thời nhà Tống, phong tục này đã bị loại bỏ. Thế nhưng đến đời nhà Minh, Chu Nguyên Chương sợ sau khi mình băng hà thì hậu cung rơi vào hỗn loạn, ảnh hưởng đến cả giang sơn do mình gây dựng nên ông đã cho khôi phục lại tục tuẫn táng.
Nhìn chung, tục tuẫn táng được xem là rất tàn nhẫn và không có tình người. Có người bị chôn sống, có một số người bị chôn theo hoàng đế đã băng hà sau khi bị hành quyết. Sở dĩ tuẫn táng được thực hiện là do quan niệm những phi tần này sẽ ở bên cạnh để cùng hoàng đế tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia, đảm bảo cho hoàng đế đã băng hà vẫn có người chăm sóc, hầu hạ, sống sung sướng như khi còn sống.
Hầu hết những phi tần của vị hoàng đế đã băng hà đều phải nghe theo tục tuẫn táng, chỉ trừ hoàng hậu và một số phi tần đã có con. Lý do là bởi người đã có con cần phải sống để chăm sóc con, còn những người phụ nữ chưa có con lại bị coi là chưa hoàn thiện.
Tục tuẫn táng đã tồn tại hàng nghìn năm, khiến bao người chịu uất ức và phẫn nộ, tuy nhiên ít ai dám đứng ra phản đối, xóa bỏ tục lệ này, bởi phụ nữ thời xưa có vị trí thấp kém trong xã hội, không có tiếng nói, hoàn toàn phụ thuộc vào sự sắp xếp của nam nhân.
Tất nhiên, cũng có những phi tần nghĩ đến chuyện kháng cự, không muốn bị tuẫn táng cùng hoàng đế. Tuy nhiên khi đó, số phần phía trước của họ cũng tăm tối và bi thảm không kém. Những kẻ nắm quyền lực luôn có cách để trừng phạt những người chống đối, không nghe lời.
Phương pháp trừng phạt đầu tiên là đổ thủy ngân vào cơ thể, khiến những phi tần này bị ngộ độc đến chết.
Phương pháp thứ hai là treo cổ. Trong số rất nhiều thê thiếp bị tuẫn táng cùng Hoàng đế Minh Thành Tổ, phương pháp này đã được sử dụng để buộc họ phải phục tùng. Các phi tần bị đưa vào một căn phòng kín, bịt mắt, đứng lên một chiếc ghế, bị quấn dây quanh cổ. Sau đó, quân lính sẽ đá những chiếc ghế ra, khiến các phi tần này bị treo mình trên dây, ngạt thở mà chết.
So phan phi tan khong muon bi tuan tang cung hoang de ra sao?-Hinh-2
Ảnh minh họa.
Phương pháp thứ ba cũng là phương pháp tàn độc nhất, đó là chôn sống. Thay vì bị tuẫn táng trong lăng mộ của hoàng đế, những người không chịu nghe lời sẽ bị đẩy xuống một cái hố đã đào sẵn rồi lấp đất lên trên, cuối cùng chết vì ngạt thở.
Một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất với tục tuẫn táng là Tần Thủy Hoàng. Khi ông băng bà, rất nhiều phi tần mỹ nữ cũng bị tuẫn táng theo. "Sử ký" của Tư Mã Thiên mô tả tình cảnh bi thảm của phi tần phải tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng rất đáng sợ như: "Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía". Đó là chưa kể việc sau khi xây xong lăng mộ còn có rất nhiều người tham gia xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng bị chôn sống bên trong để giữ bí mật mọi chuyện.
Mãi đến năm 1673 - năm Khang Hy thứ 20 thì tục tuẫn táng mới biến mất hoàn toàn ở Trung Quốc.

Phi tần không muốn tuẫn táng theo vua, gian díu luôn với người canh mộ

Sau này, để báo đáp ân cứu mạng, vị phi tử liền lấy thân báo đáp, lấy luôn binh sĩ canh mộ đã tha cho mình. Hai người chung sống rất hạnh phúc, có một cậu con trai.

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, tục tuẫn táng là một trong những hủ tục được đánh giá là tàn nhẫn, đáng sợ nhất. Từ thời Hán đến thời Đường, do quá mức rùng rợn, khiến lòng người oán hận, tục tuẫn táng đã dần dần bị bãi bỏ. Tuy nhiên đến thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương một lần nữa đã khôi phục hủ tục này, khiến nhiều người không khỏi run sợ. Câu chuyện xưa hy hữu này cũng bởi vì tục tuẫn táng thời Chu Nguyên Chương mà phát sinh.

Từ Hy Thái hậu tuẫn táng 100 đứa trẻ vô tội cùng mình vì sợ ma

Chỉ vì tin vào quan niệm mê tín "ma quỷ báo thù" mà Từ Hy Thái hậu ban ra mệnh lệnh vô cùng tàn ác là tuẫn táng 100 đứa trẻ vô tội để bảo vệ bản thân.

Từ Hy Thái hậu là 1 trong 3 người phụ nữ quyền lực và đáng sợ nhất trong xã phong kiến Trung Quốc. Từ Hy Thái hậu có những quy định khắc nghiệt với người hầu kẻ hạ, quần thần bên dưới.

Nhiều nhà sử học miêu tả bà như một bạo chúa và cũng bị coi là người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh. Bà thẳng tay đàn áp dân chúng, quan lại để đảm bảo cho mình vị trí độc tôn, mặc sức hưởng thụ cuộc sống sa hoa có 1 - 0 - 2.

Tu Hy Thai hau tuan tang 100 dua tre vo toi cung minh vi so ma

Chân dung Từ Hy Thái hậu

Khi đã đến tuổi gần đất xa trời, Từ Hy thái hậu vẫn cho tàn sát không ít đại thần kiêm chính trong triều với quan điểm "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót". Dẫu nắm quyền lực tối cao trong triều nhưng Từ Hy thái hậu vẫn nơm nớp lo sợ báo ứng về những việc làm thất đức của mình.

Những cung nữ từng trốn khỏi Tử Cấm Thành sau khi nhà Thanh sụp đổ kể rằng, Từ Hy Thái hậu năm xưa từng bắt cung nhân hầu hạ phải nằm nghiêng khi ngủ. Đồng thời dùng chăn che nửa mặt để tránh họ "ăn cắp" phúc trạch mà thần linh ban cho chủ nhân mỗi đêm.

Cũng theo những cung nữ trốn được, thời đó, trong nhóm đạo sĩ phục vụ dưới trướng của Lão phật giao có kẻ biết tâm sự của bà nên đã đưa ra chủ ý vô cùng kinh khủng: Kẻ này nói rằng, Lão Phật gia phải tuẫn táng 100 đứa trẻ khoảng 10 tuổi trong lăng mộ của mình.

Với chiêu trò đưa trẻ vào cung bầu bạn, hưởng phúc, Từ Hy Thái hậu đã lệnh cho thủ hạ bắt 100 đứa trẻ trong thành vào chăm nuôi chúng và chôn sống dưới lăng mộ. Ngoài ra còn dán thêm rất nhiều bùa yểm để linh hồn của bọn trẻ không thể đầu thai được, đời đời kiếp kiếp bảo vệ Thái hậu tàn ác.

Tu Hy Thai hau tuan tang 100 dua tre vo toi cung minh vi so ma-Hinh-2

Từ Hy tuẫn táng 100 đứa trẻ cùng mình trong lăng mộ

Sinh thời, Từ Hy Thái hậu là người khét tiếng tàn độc. Bà nghĩ ra nhiều cách để hành hạ hạ nhân. Từ Hy Thái hậu từng là nỗi khiếp đảm của cung nữ, tháo giám.

Lão Phật gia dạy sớm nên cung nữ phục vụ cũng không được phép ngủ. Họ phải đảm bảo giấc ngủ của Lão phật gia cầu kỳ hơn gấp 100 lần so với hoàng đến, hoàng hậu.

Từ Hy ngủ trên chiếc giường gỗ quý đắt đỏ chỉ dành riêng cho thái hậu. Ngoài ra, đệm ngủ lót bằng lông cừu thượng hạng của Mông Cổ cao 3 tầng, mỗi lớp gấm đều được thêu bằng chỉ vàng ròng, thậm chí kết cấu của mỗi lớp chăn không hề giống nhau.

Nổi tiếng nhất là chiếc gối có công năng báo động của Từ Hy. Chiếc gối này có tên là "cảnh chẩm" dài 30cm, ruột gối được làm từ hoa khô, lá trà, bên trong có thiết kế một khoảng trống với chu vi 5cm.

"Cảnh chẩm" sở dĩ có công năng báo động là bởi chỉ cần nằm áp tai vào đúng khoảng trống bên trong gối, người nằm có thể nghe rõ âm thanh dù là rất khẽ ở xunh quanh mình. Từ Hy thái hậu tin rời "cảnh chẩm" có thể bảo vệ mình trước thích khách do kẻ thù phái tới.

Kinh hãi nhất là việc Thái hậu bắt cung nữ dùng tay trần để dập lửa khi châm thuốc cho mình. Để châm được thuốc, các cung nữ dùng đá lửa để mồi rồi dẫn lửa vào một quả cầu nhung. Tiếp đó sẽ đem quả cầu này đốt trên mặt giấy rồi dùng tay nắm sợi thuốc cho vào tẩu sau đó dùng chính tay của mình để dập. Sau mỗi lần như thế, tay của các cung nữ nhám đen, bỏng rộp. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới