Phi tần không muốn tuẫn táng theo vua, gian díu luôn với người canh mộ

Sau này, để báo đáp ân cứu mạng, vị phi tử liền lấy thân báo đáp, lấy luôn binh sĩ canh mộ đã tha cho mình. Hai người chung sống rất hạnh phúc, có một cậu con trai.

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, tục tuẫn táng là một trong những hủ tục được đánh giá là tàn nhẫn, đáng sợ nhất. Từ thời Hán đến thời Đường, do quá mức rùng rợn, khiến lòng người oán hận, tục tuẫn táng đã dần dần bị bãi bỏ. Tuy nhiên đến thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương một lần nữa đã khôi phục hủ tục này, khiến nhiều người không khỏi run sợ. Câu chuyện xưa hy hữu này cũng bởi vì tục tuẫn táng thời Chu Nguyên Chương mà phát sinh.
Theo ghi chép lại, sở dĩ Chu Nguyên Chương khôi phục tục tuẫn táng là vì trưởng tử Chu Tiêu của mình.
Chu Tiêu là người rất có tài, cũng là người mà Chu Nguyên Chương chỉ định là người thừa kế ngai vàng của mình. Không chỉ được cha nhìn nhận, Chu Tiêu còn được các đại thần đương thời ký thác hy vọng rất cao, họ một lòng ủng hộ vị hoàng tử này lên ngôi. Chẳng ngờ, nằm Hồng Vũ thứ 25, Chu Tiêu trên đường từ Thiểm Tây về kinh bị bệnh nặng, bất hạnh qua đời.
Người đầu bạc tiễn người đầu xanh, Chu Nguyên Chương vừa đau lòng vừa bất lực. Thân là vua của một nước thế nhưng ngay cả mạng con trai cũng không cứu được, Chu Nguyên Chương vô cùng áy náy với con trai. Để tâm can có thể thoải mái hơn, Chu Nguyên Chương ban lệnh, đưa hai phi tần mà Chu Tiêu cưng chiều, sủng ái nhất khi còn sống tuẫn táng theo Chu Tiêu. Từ đó, ông cũng khôi phục hủ tục tuẫn táng.
Phi tan khong muon tuan tang theo vua, gian diu luon voi nguoi canh mo
Ảnh minh họa. 
Sau này, trước khi lâm chung, Chu Nguyên Chương cũng an bài, lệnh tuẫn táng tất cả 46 phi tử của mình.
Dù sao Chu Nguyên Chương cũng là hoàng đế khai quốc, mặc dù biết rằng hoàng lệnh này vô cùng tàn nhẫn, độc ác thế nhưng người kế nhiệm Chu Duẫn Văn không dám nói một chữ "không".
Ngày Chu Nguyên Trương được an táng, tất cả 46 vị phi tử của Chu Nguyên Chương bị ép phải vào địa cung hạ táng cùng vua. Theo lý thuyết, 46 vị phi tử này phải chết không thể nghi ngờ, thế nhưng có một vị phu tử lá gan rất lớn, không cam lòng tuổi còn trẻ mà phải tuẫn táng theo vua. Thừa dịp binh sĩ canh mộ không để ý, vị phi tử này định trốn ra ngoài. Tuy nhiên, do chân yếu tay mềm, không chạy được xa, vị phi tử này đã bị một binh sĩ phát hiện.
Lúc bị bắt lại, vị phi tử này liên tục cầu xin binh dĩ tha cho mình một mạng. Động lòng trắc ẩn với vị phi tử xinh như hoa như ngọc, cuối cùng binh sĩ này lén dẫn nàng chạy ra ngoài.
Sau này, để báo đáp ân cứu mạng, vị phi tử liền lấy thân báo đáp, lấy luôn binh sĩ canh mộ đã tha cho mình. Hai người chung sống rất hạnh phúc, có một cậu con trai.
Mãi đến 20 năm sau, chuyện này mới bị hoàng đế Chu Lệ phát hiện, thế nhưng chuyện cũng đã xảy ra quá lâu, Chu Lệ cũng không muốn truy cứu, gây ra sóng to gió lớn, vì vậy an bài, sắp xếp cho hai vợ chồng tiếp tục canh giữ lăng mộ, trải qua những ngày yên bình.
Sử sách ghi chép, tục tuẫn táng này vẫn tiếp tục qua các đời vua khác triều Minh, mãi đến đời vua Minh Anh Tông mới bị bãi bỏ hoàn toàn.

Đời trầm bổng của các phi tần sau khi hoàng đế băng hà

Mỗi triều đại đều có những quy định riêng về số phận các phi tần sau khi hoàng đế băng hà.

Vào thời cổ đại, những người được chọn làm phi tần của hoàng đế sẽ được sống trong thâm cung lầu son gác tía, họ được ăn ngon, mặc đẹp, có kẻ hầu người hạ.

Hoàng đế Trung Hoa tuyển phi tần "gắt" hơn cả thi Hoa hậu

Nếu như Hoàng hậu là một ngoại lệ duy nhất, thường có xuất thân cao quý, thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt thì phi tần được chọn từ nguồn mở rộng, không quan trọng xuất thân sang hèn.

Trong sáng như hoa sen, tự nhiên không chải chuốt

Đọc nhiều nhất

Tin mới