Số phận bi thảm của những người lính Litva trong Thế chiến 2

Số phận bi thảm của những người lính Litva trong Thế chiến 2

Những người lính của Litva sau khi gia nhập Hồng quân Liên Xô không lâu đã phải đối đầu với đội quân hùng mạnh của Đức Quốc xã.

 Quân đoàn Bộ binh Litva 29 là một quân đoàn của Hồng quân Liên Xô được thành lập với nòng cốt chính là Quân đội Cộng hoà Litva cũ sau khi Litva gia nhập Liên Xô năm 1940.
Quân đoàn Bộ binh Litva 29 là một quân đoàn của Hồng quân Liên Xô được thành lập với nòng cốt chính là Quân đội Cộng hoà Litva cũ sau khi Litva gia nhập Liên Xô năm 1940.
Ngày 01/08/1940, đại diện của Quốc hội Cộng hoà Litva tới Moscow nộp đơn gia nhập Liên Xô. Ba ngày sau, Hội đồng Xô Viết Tối Cao ra nghị quyết chấp nhận Litva gia nhập Liên Xô.
Ngày 01/08/1940, đại diện của Quốc hội Cộng hoà Litva tới Moscow nộp đơn gia nhập Liên Xô. Ba ngày sau, Hội đồng Xô Viết Tối Cao ra nghị quyết chấp nhận Litva gia nhập Liên Xô.
Ngày 17/08/1940, Quân đội Litva cũ được chuyển thành Quân đoàn Bộ binh 29 thuộc Hồng quân Liên Xô. Tư lệnh Quân đoàn là Trung tướng Vincas Vitkauskas - Cựu tư lệnh Quân đội Cộng hoà Litva. Tới ngày 13/06/1941, Thiếu tướng Alexander Samokhin (người Nga) thay thế Trung tướng Vincas Vitkauskas (người Litva) làm Tư lệnh Quân đoàn.
Ngày 17/08/1940, Quân đội Litva cũ được chuyển thành Quân đoàn Bộ binh 29 thuộc Hồng quân Liên Xô. Tư lệnh Quân đoàn là Trung tướng Vincas Vitkauskas - Cựu tư lệnh Quân đội Cộng hoà Litva. Tới ngày 13/06/1941, Thiếu tướng Alexander Samokhin (người Nga) thay thế Trung tướng Vincas Vitkauskas (người Litva) làm Tư lệnh Quân đoàn.
Quân đoàn Bộ binh Litva 29 mặc quân phục cũ của Quân đội Litva, chỉ thay quân hiệu mũ và khâu quân hàm Liên Xô thay thế quân hàm Litva cũ. Quân đoàn Bộ binh Litva 29 có 2 Sư đoàn Bộ binh 179 và 184, một Phi đội Không quân với 13 máy bay và Trường Quân sự Vilnius.
Quân đoàn Bộ binh Litva 29 mặc quân phục cũ của Quân đội Litva, chỉ thay quân hiệu mũ và khâu quân hàm Liên Xô thay thế quân hàm Litva cũ. Quân đoàn Bộ binh Litva 29 có 2 Sư đoàn Bộ binh 179 và 184, một Phi đội Không quân với 13 máy bay và Trường Quân sự Vilnius.
Ngày 22/06/1941, Đức tấn công Liên Xô. Ngày 23/06/1941, Sư đoàn Bộ binh 184 tiến hành phòng thủ tại Olkeniki. Tuy nhiên chỉ sau 5 giờ chiến đấu, Sư đoàn Bộ binh 184 đã bị quân Đức bao vây.
Ngày 22/06/1941, Đức tấn công Liên Xô. Ngày 23/06/1941, Sư đoàn Bộ binh 184 tiến hành phòng thủ tại Olkeniki. Tuy nhiên chỉ sau 5 giờ chiến đấu, Sư đoàn Bộ binh 184 đã bị quân Đức bao vây.
Quân báo Đức tích cực hoạt động để chiêu hàng các binh sĩ Litva và kết quả là nhiều nơi binh sĩ Litva sát hại các sĩ quan người Nga và ra hàng quân Đức. Chỉ một số ít binh sĩ thuộc Trung đoàn Pháo binh 616 mở đường máu để rút lui về Vilnius, rồi Smorgon và Molodechno.
Quân báo Đức tích cực hoạt động để chiêu hàng các binh sĩ Litva và kết quả là nhiều nơi binh sĩ Litva sát hại các sĩ quan người Nga và ra hàng quân Đức. Chỉ một số ít binh sĩ thuộc Trung đoàn Pháo binh 616 mở đường máu để rút lui về Vilnius, rồi Smorgon và Molodechno.
Còn lại hầu hết binh sĩ người Litva của Sư đoàn Bộ binh 184 đều ra hàng quân Đức; sau đó nhiều người trở thành cảnh sát cộng tác với Đức khi Đức chiếm đóng Litva.
Còn lại hầu hết binh sĩ người Litva của Sư đoàn Bộ binh 184 đều ra hàng quân Đức; sau đó nhiều người trở thành cảnh sát cộng tác với Đức khi Đức chiếm đóng Litva.
Sư đoàn Bộ binh 179 phòng thủ ở khu vực phía Đông Bắc Vilnius nhưng cũng bị sức ép của quân Đức nên phải rút lui về phía Đông. Tại Nevel, ngày 09/07/1941, Sư đoàn Bộ binh 179 bị quân Đức chặn đánh và chịu thiệt hại nặng nề. Chỉ còn hơn 1.500 người rút về được phía Đông.
Sư đoàn Bộ binh 179 phòng thủ ở khu vực phía Đông Bắc Vilnius nhưng cũng bị sức ép của quân Đức nên phải rút lui về phía Đông. Tại Nevel, ngày 09/07/1941, Sư đoàn Bộ binh 179 bị quân Đức chặn đánh và chịu thiệt hại nặng nề. Chỉ còn hơn 1.500 người rút về được phía Đông.
Ngày 17/07/1941, Bộ Chỉ huy Quân đoàn Bộ binh 29 tập hợp các đơn vị còn lại tại Velikie Luki, kết hợp với quân tiếp viện từ Sư đoàn Bộ binh 126, 188 và Trung đoàn Lựu pháo 429, giải phóng được thành phố khi đó đang bị Sư đoàn tăng 19 Đức chiếm giữ.
Ngày 17/07/1941, Bộ Chỉ huy Quân đoàn Bộ binh 29 tập hợp các đơn vị còn lại tại Velikie Luki, kết hợp với quân tiếp viện từ Sư đoàn Bộ binh 126, 188 và Trung đoàn Lựu pháo 429, giải phóng được thành phố khi đó đang bị Sư đoàn tăng 19 Đức chiếm giữ.
Velikie Luki giữ được hơn 1 tháng. Từ ngày 20 đến 21/08/1941, Quân đoàn Bộ binh 29 tiến hành phản công nhưng thất bại. Lực lượng chính bị quân Đức bao vây và chịu thiệt hại nặng.
Velikie Luki giữ được hơn 1 tháng. Từ ngày 20 đến 21/08/1941, Quân đoàn Bộ binh 29 tiến hành phản công nhưng thất bại. Lực lượng chính bị quân Đức bao vây và chịu thiệt hại nặng.
Số quân còn lại cũng phải rút bỏ khỏi Velikie Luki ngày 25/08/1941. Tới cuối tháng 8/1941, những đơn vị đang bị bao vây của Quân đoàn Bộ binh 29 đã mở được đường máu rút về phía Đông.
Số quân còn lại cũng phải rút bỏ khỏi Velikie Luki ngày 25/08/1941. Tới cuối tháng 8/1941, những đơn vị đang bị bao vây của Quân đoàn Bộ binh 29 đã mở được đường máu rút về phía Đông.
Từ ngày 01/09/1941, Quân đoàn Bộ binh Litva 29 được đưa khỏi tuyến đầu và không còn tham gia chiến đấu. Trong số 16.000 người Litva phục vụ trong Quân đoàn trước chiến tranh, đến lúc này chỉ còn chưa đến 2.000 người Litva còn phục vụ trong Quân đoàn. Ngày 23/09/1941, Quân đoàn Bộ binh Litva 29 chính thức giải thể.
Từ ngày 01/09/1941, Quân đoàn Bộ binh Litva 29 được đưa khỏi tuyến đầu và không còn tham gia chiến đấu. Trong số 16.000 người Litva phục vụ trong Quân đoàn trước chiến tranh, đến lúc này chỉ còn chưa đến 2.000 người Litva còn phục vụ trong Quân đoàn. Ngày 23/09/1941, Quân đoàn Bộ binh Litva 29 chính thức giải thể.

GALLERY MỚI NHẤT