Erich von Manstein: Những trận đánh làm nên tên tuổi [P2]

Erich von Manstein: Những trận đánh làm nên tên tuổi [P2]

Thống chế Erich von Manstein là người có ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh của quân đội Đức trong Thế chiến 2, tên tuổi ông khiến kẻ thù phải nể phục.

Trong  chiến dịch Donetsk tái chiếm thành phố Kharkov của Liên Xô, vào tháng 2 và tháng 3/1943 Manstein đã giáng một đòn "Hồi mã thương" kinh điển vào Kharkov, không chỉ cứu toàn bộ mặt trận quân Đức ở đây khỏi nguy cơ tan vỡ mà chiến dịch do Manstein chỉ huy còn đánh tan nát tận 52 sư đoàn Liên Xô và giành lại được một vùng lãnh thổ rộng lớn cho quân Đức.
Trong chiến dịch Donetsk tái chiếm thành phố Kharkov của Liên Xô, vào tháng 2 và tháng 3/1943 Manstein đã giáng một đòn "Hồi mã thương" kinh điển vào Kharkov, không chỉ cứu toàn bộ mặt trận quân Đức ở đây khỏi nguy cơ tan vỡ mà chiến dịch do Manstein chỉ huy còn đánh tan nát tận 52 sư đoàn Liên Xô và giành lại được một vùng lãnh thổ rộng lớn cho quân Đức.
Ngược lại, Hồng Quân Liên Xô chịu thiệt hại nặng nề với khoảng 46.000 quân tử trận và 14.000 bị bắt làm tù binh. Quân Đức cũng tịch thu 600 xe tăng cùng 1.200 khẩu pháo làm chiến lợi phẩm. Vì chiến công vang dội này, Manstein được Hitler thưởng Lá Sồi gắn vào Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ của ông.
Ngược lại, Hồng Quân Liên Xô chịu thiệt hại nặng nề với khoảng 46.000 quân tử trận và 14.000 bị bắt làm tù binh. Quân Đức cũng tịch thu 600 xe tăng cùng 1.200 khẩu pháo làm chiến lợi phẩm. Vì chiến công vang dội này, Manstein được Hitler thưởng Lá Sồi gắn vào Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ của ông.
Tiếp theo đó, Thống chế Manstein nắm quyền chỉ huy cánh quân phía nam đánh trận Vòng cung Kursk nổi tiếng với Liên Xô (tháng 7 - tháng 8/ 1943). Cánh quân do ông nắm quyền chỉ huy là một trong những cánh quân ít ỏi của Đức có được những kết quả khả quan trong trận này.
Tiếp theo đó, Thống chế Manstein nắm quyền chỉ huy cánh quân phía nam đánh trận Vòng cung Kursk nổi tiếng với Liên Xô (tháng 7 - tháng 8/ 1943). Cánh quân do ông nắm quyền chỉ huy là một trong những cánh quân ít ỏi của Đức có được những kết quả khả quan trong trận này.
Trong hồi ký của Nguyên soái Liên Xô - Zhukov có nhắc nhiều đến cánh quân này của ông với lòng nể phục. Về quan điểm cá nhân, Manstein đánh giá trận Kursk là một thắng lợi của Đức, tuy nhiên chiến dịch này chấm dứt ngày 13/7 khi Hitler ra lệnh ngừng tấn công khu vực Kursk.
Trong hồi ký của Nguyên soái Liên Xô - Zhukov có nhắc nhiều đến cánh quân này của ông với lòng nể phục. Về quan điểm cá nhân, Manstein đánh giá trận Kursk là một thắng lợi của Đức, tuy nhiên chiến dịch này chấm dứt ngày 13/7 khi Hitler ra lệnh ngừng tấn công khu vực Kursk.
Manstein phản đối và cho rằng ông còn nhiều quân dự bị chưa tham chiến, trong khi lực lượng dự bị Liên Xô đã cạn kiệt. Tuy nhiên, Hitler dứt khoát hủy bỏ cuộc tấn công. Mặc dù Hồng quân chịu thiệt hại nặng nề nhưng các sử gia quân sự vẫn bác bỏ khả năng quân Đức thắng lợi nếu chiến dịch được tiếp tục sau ngày 13/7.
Manstein phản đối và cho rằng ông còn nhiều quân dự bị chưa tham chiến, trong khi lực lượng dự bị Liên Xô đã cạn kiệt. Tuy nhiên, Hitler dứt khoát hủy bỏ cuộc tấn công. Mặc dù Hồng quân chịu thiệt hại nặng nề nhưng các sử gia quân sự vẫn bác bỏ khả năng quân Đức thắng lợi nếu chiến dịch được tiếp tục sau ngày 13/7.
Trong trận chiến tại sông Dnieper vào năm 1943, tại đây Manstein cho xây dựng một hệ thống phòng tuyến dọc theo sông Dnieper, nhưng Hitler ngăn cấm Manstein triệt binh và ép ông phải giữ Kharkov.
Trong trận chiến tại sông Dnieper vào năm 1943, tại đây Manstein cho xây dựng một hệ thống phòng tuyến dọc theo sông Dnieper, nhưng Hitler ngăn cấm Manstein triệt binh và ép ông phải giữ Kharkov.
Ở trận chiến này, chỉ trong hai tháng 7 và 8, Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại tới hơn 1,6 triệu người, 1 vạn xe tăng và pháo tự hành, cùng với 4.200 phi cơ. Tổn thất của quân Đức do Manstein chỉ huy có phần nhẹ hơn, nhưng có tác hại rất lớn đến nỗ lực chiến tranh của Đức, do Đức không còn đủ nhân lực và tài lực mà bù đắp.
Ở trận chiến này, chỉ trong hai tháng 7 và 8, Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại tới hơn 1,6 triệu người, 1 vạn xe tăng và pháo tự hành, cùng với 4.200 phi cơ. Tổn thất của quân Đức do Manstein chỉ huy có phần nhẹ hơn, nhưng có tác hại rất lớn đến nỗ lực chiến tranh của Đức, do Đức không còn đủ nhân lực và tài lực mà bù đắp.
Cũng tại chiến dịch sông Dnieper, trong cuộc yết kiến Hitler ngày 04/11/1944, Manstein cho rằng phòng tuyến Dnieper không thể trụ được lâu và quân Đức cần rút lui để bảo toàn lực lượng. Đồng thời, ông một lần nữa đề nghị Hitler thay đổi cơ cấu chỉ huy tối cao hầu mở rộng quyền quyền điều hành tác chiến cho các tướng.
Cũng tại chiến dịch sông Dnieper, trong cuộc yết kiến Hitler ngày 04/11/1944, Manstein cho rằng phòng tuyến Dnieper không thể trụ được lâu và quân Đức cần rút lui để bảo toàn lực lượng. Đồng thời, ông một lần nữa đề nghị Hitler thay đổi cơ cấu chỉ huy tối cao hầu mở rộng quyền quyền điều hành tác chiến cho các tướng.
Cả hai đề xuất này đều bị gạt phắt vì Hitler luôn tin mình đủ sức một mình điều khiển chiến lược tổng thể của Đức trong chiến tranh. Nhưng bước sang đầu tháng 3/1944, quân đội Liên Xô đã đánh bật quân Đức ra xa sông Dnieper.
Cả hai đề xuất này đều bị gạt phắt vì Hitler luôn tin mình đủ sức một mình điều khiển chiến lược tổng thể của Đức trong chiến tranh. Nhưng bước sang đầu tháng 3/1944, quân đội Liên Xô đã đánh bật quân Đức ra xa sông Dnieper.
Ngày 19/3/1944, Hitler ra chỉ thị yêu cầu kể từ lúc đó trở đi, quân tướng phải bám giữ mọi cứ mọi cứ điểm cho đến người cuối cùng. Sau khi Hồng quân Liên Xô hình thành bao vây Tập đoàn Thiết giáp số 1 của Đức vào ngày 21/3/1944, Manstein vội bay tới tổng hành dinh của Hitler nhằm thuyết phục ông ta thay đổi ý định.
Ngày 19/3/1944, Hitler ra chỉ thị yêu cầu kể từ lúc đó trở đi, quân tướng phải bám giữ mọi cứ mọi cứ điểm cho đến người cuối cùng. Sau khi Hồng quân Liên Xô hình thành bao vây Tập đoàn Thiết giáp số 1 của Đức vào ngày 21/3/1944, Manstein vội bay tới tổng hành dinh của Hitler nhằm thuyết phục ông ta thay đổi ý định.
Hitler cuối cùng cũng chấp nhận cho rút lui. Nhưng đến ngày 30/3/1944, do sức khỏe của Thống chế Manstein không được tốt sau nhiều năm chiến đấu liên tục và một phần do những bất đồng của ông với Hitler đã dẫn đến việc ông bị Hitler cho về vườn và giao Cụm Tập đoàn quân Nam của ông cho Thống chế Walter Model chỉ huy.
Hitler cuối cùng cũng chấp nhận cho rút lui. Nhưng đến ngày 30/3/1944, do sức khỏe của Thống chế Manstein không được tốt sau nhiều năm chiến đấu liên tục và một phần do những bất đồng của ông với Hitler đã dẫn đến việc ông bị Hitler cho về vườn và giao Cụm Tập đoàn quân Nam của ông cho Thống chế Walter Model chỉ huy.
Sau khi rời quân đội, Thống chế Manstein về sống ở tư gia ở Liegnitz và ông bị quân Anh bắt khi kết thúc chiến tranh. Năm 1948 phiên tòa sau chiến tranh tuyên án ông bị 18 năm tù giam mặc dù Manstein được khắc họa là một quân nhân chân chính chỉ làm theo nghĩa vụ của một quân nhân, đã anh dũng chiến đấu chống kẻ thù có quân số áp đảo.
Sau khi rời quân đội, Thống chế Manstein về sống ở tư gia ở Liegnitz và ông bị quân Anh bắt khi kết thúc chiến tranh. Năm 1948 phiên tòa sau chiến tranh tuyên án ông bị 18 năm tù giam mặc dù Manstein được khắc họa là một quân nhân chân chính chỉ làm theo nghĩa vụ của một quân nhân, đã anh dũng chiến đấu chống kẻ thù có quân số áp đảo.
Tuy nhiên, ông được trả tự do ngày 07/5/1953 và sau khi ra tù, Manstein nhận lời mời làm cố vấn cho Bộ Quốc phòng Cộng hòa Liên bang Đức vào các năm 1955 – 1956.
Tuy nhiên, ông được trả tự do ngày 07/5/1953 và sau khi ra tù, Manstein nhận lời mời làm cố vấn cho Bộ Quốc phòng Cộng hòa Liên bang Đức vào các năm 1955 – 1956.
Quyển hồi ký về chiến tranh của ông, cuốn Verlorene Siege (tạm dịch: "Chiến thắng bị đánh mất"), được xuất bản lần đầu năm 1955, trong đó, Manstein đã đưa ra luận điểm rằng nếu các tướng lĩnh của Đức phụ trách về mặt chiến lược chứ không phải là Hitler thì cuộc chiến tại Liên Xô đã có thể giành được chiến thắng.
Quyển hồi ký về chiến tranh của ông, cuốn Verlorene Siege (tạm dịch: "Chiến thắng bị đánh mất"), được xuất bản lần đầu năm 1955, trong đó, Manstein đã đưa ra luận điểm rằng nếu các tướng lĩnh của Đức phụ trách về mặt chiến lược chứ không phải là Hitler thì cuộc chiến tại Liên Xô đã có thể giành được chiến thắng.
Thống chế Erich von Manstein qua đời trong một cơn đột quỵ tại Irschenhausen, bang Bayern vào đêm ngày 9/6/1973, hưởng thọ 85 tuổi. Tang lễ ông được tổ chức trọng thể theo nghi thức quân đội và hàng trăm quân nhân ở mọi cấp bậc đã tham dự lễ tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Thống chế Erich von Manstein qua đời trong một cơn đột quỵ tại Irschenhausen, bang Bayern vào đêm ngày 9/6/1973, hưởng thọ 85 tuổi. Tang lễ ông được tổ chức trọng thể theo nghi thức quân đội và hàng trăm quân nhân ở mọi cấp bậc đã tham dự lễ tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Tạp chí Spiegel của Đức cũng khen ngợi Manstein là "một trong những nhà chiến lược vĩ đại cuối cùng trong quân sử", nhưng phê phán ông vì "lòng trung thành mù quáng" mà "tiếp tay cho con đường đi đến thảm họa" của nước Đức.
Tạp chí Spiegel của Đức cũng khen ngợi Manstein là "một trong những nhà chiến lược vĩ đại cuối cùng trong quân sử", nhưng phê phán ông vì "lòng trung thành mù quáng" mà "tiếp tay cho con đường đi đến thảm họa" của nước Đức.
Manstein một đời xông pha chinh chiến, không những chỉ huy vô số chiến dịch, có nghệ thuật chỉ huy cao siêu, mà con tham gia soạn thảo các kế hoạch xâm lược của nước Đức. Ông đã thể hiện được một tài năng của một chỉ huy quân sự siêu việt. Nguồn ảnh: Foxt.
Manstein một đời xông pha chinh chiến, không những chỉ huy vô số chiến dịch, có nghệ thuật chỉ huy cao siêu, mà con tham gia soạn thảo các kế hoạch xâm lược của nước Đức. Ông đã thể hiện được một tài năng của một chỉ huy quân sự siêu việt. Nguồn ảnh: Foxt.
Những hình ảnh màu hiếm ghi lại các cuộc xung đột nảy lửa giữa phát xít Đức và quân đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn: WarinColor.

GALLERY MỚI NHẤT