Sổ hộ khẩu sắp bị "khai tử", người dân cần làm gì?

Nếu sổ hộ khẩu giấy không còn giá trị, khi cần làm hợp đồng điện, nước, công chứng nhà, đất… phải làm thế nào?

Sổ hộ khẩu sắp bị "khai tử", người dân cần làm gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành (từ 1-7-2021), sổ hộ khẩu (SHK), sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.
Khi nào hết dùng sổ hộ khẩu giấy?
Như vậy, bắt đầu từ 1/1/2023, SHK, sổ tạm trú bằng giấy sẽ chính thức bị “khai tử”, không còn giá trị sử dụng. Cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử hay còn gọi là SHK điện tử.
Điều này đồng nghĩa mặc dù bỏ SHK giấy nhưng Nhà nước vẫn duy trì quản lý hộ khẩu, chỉ là thay thế hình thức quản lý từ cuốn sổ bằng giấy sang phần mềm công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả hơn. Người dân vẫn cần phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú như trước đây…
Khi đăng ký thường trú/tạm trú, thay vì được cấp một cuốn SHK/sổ tạm trú bằng giấy như lâu nay, công dân sẽ được cập nhật thông tin lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú.
So ho khau sap bi
Từ 1/1/2023, sổ hộ khẩu và sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn sử dụng. Ảnh: TP 
Cũng theo quy định của Luật Cư trú 2020, kể từ 1-7-2021, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong SHK, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi SHK, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của luật này và không cấp mới, cấp lại SHK, sổ tạm trú.
Ví dụ, công dân có hộ khẩu thường trú tại quận A đến làm thủ tục để đăng ký chuyển thường trú sang quận B. Lúc này thông tin trong SHK về nơi thường trú của công dân không còn chính xác nữa, quá trình làm thủ tục chuyển thường trú, công an sẽ thu hồi SHK của công dân đó. Thông tin về nơi thường trú mới sẽ được cập nhật lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu về cư trú.
Bộ Công an cho hay những trường hợp được thu hồi SHK khi đi làm thủ tục hành chính sẽ không bị ảnh hưởng gì, bởi mọi thông tin cá nhân của công dân lúc này đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thông tin từ cơ sở dữ liệu này là cơ sở để công dân thực hiện các giao dịch cần thiết.
Cách chứng minh nơi cư trú khi không còn sổ hộ khẩu giấy
Hiện nay, nhiều người tỏ ra lo lắng, thắc mắc rằng nếu SHK giấy không còn giá trị, khi cần chứng minh thường trú để xin cho con đi học, làm hợp đồng điện, nước, công chứng nhà, đất phải làm thế nào.
Theo Bộ Công an, khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động và được kết nối, chia sẻ, khai thác sử dụng chung, công dân được sử dụng số định danh cá nhân để xác định thông tin nhân thân, thông tin về nơi cư trú; cơ quan nhà nước không được yêu cầu người dân phải nộp thêm giấy tờ xác nhận về cư trú khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Khi tham gia các giao dịch, công dân có thể xuất trình CCCD để cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, đối chiếu thông tin về nơi cư trú của công dân đã cung cấp với thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không bắt buộc công dân phải xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú.
Tính đến nay, công an các địa phương đã thu thập và đồng bộ vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hơn 102 triệu phiếu dữ liệu dân cư; rà soát, “làm sạch” dữ liệu trên hệ thống phần mềm và củng cố hồ sơ sổ sách, tàng thư hồ sơ hộ khẩu được hơn 98 triệu nhân khẩu.
Đồng thời, trên cơ sở dữ liệu dân cư được làm sạch, lực lượng chức năng tiến hành cấp đồng loạt số định danh cho công dân trên toàn quốc đang có trên hệ thống. Đây là cơ sở quan trọng để xác lập danh tính điện tử của công dân, góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Đặc biệt, Bộ Công an đã in và trả về cho công an địa phương gần 60 triệu CCCD gắn chip điện tử của công dân thu nhận trong năm 2021.
Cần làm gì trước khi sổ hộ khẩu bị “khai tử”?
Như đã thông tin, còn khoảng 10 tháng nữa, SHK, sổ tạm trú bằng giấy sẽ chính thức bị bãi bỏ. Các thông tin về cư trú của công dân đều được cập nhật lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với người dân, việc cần làm từ nay cho đến thời điểm SHK hết hiệu lực là cung cấp thông tin cá nhân để cơ quan chức năng thu nhập, cập nhật vào hệ thống dữ liệu. Việc này có thể thực hiện thông qua công tác cấp CCCD.
Theo đó, người dân chưa làm thủ tục cấp CCCD gắn chip, nhất là các trường hợp cấp lần đầu, CMND/CCCD hết hạn hoặc CMND chín số, cần đến cơ quan công an làm thủ tục cấp CCCD mẫu mới càng sớm càng tốt.
Về lý thuyết, khi công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính có thể xuất trình CCCD gắn chip để lấy thông tin về cư trú và những thông tin khác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ quan chức năng sẽ sử dụng mã số định danh cá nhân (số CCCD) để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Vì thế, nếu người dân đang sử dụng CMND chín số, tức là chưa biết mã định danh cá nhân của mình, sẽ khó khăn trong việc xin thông tin về cư trú, dẫn tới khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính khi SHK giấy chấm dứt “sứ mệnh”.
Ngoài ra, quá trình cấp CCCD, có một số trường hợp chưa được cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dẫn tới chưa được cấp CCCD. Nguyên nhân có thể do người dân khai báo chưa chính xác hoặc việc thu thập thông tin từ phía cán bộ công an có thiếu sót…
Các trường hợp này hầu hết đã và đang được công an rà soát, thông báo đến người dân để thực hiện điều chỉnh. Khi nhận được thông báo từ cơ quan công an, người dân nên nhanh chóng đến trụ sở làm việc để cung cấp, cập nhật thông tin của mình khớp với dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Chưa chốt được thời điểm bỏ sổ hộ khẩu

Do còn ý kiến khác nhau nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thiết kế hai phương án để xin ý kiến Quốc hội.

Chưa chốt được thời điểm bỏ sổ hộ khẩu
Chiều 4/9, Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách đã thảo luận về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Quy định đáng chú ý nhất của dự án luật này là thay đổi phương thức quản lý cư trú mới, chuyển từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa. Cụ thể là kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân.
Hai quan điểm khác nhau

Từ 7/2021, nhập hộ khẩu vào TP.HCM, Hà Nội dễ như các nơi khác

Với việc Luật Cư trú 2020 bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại TP trực thuộc Trung ương từ 1/7/2021, việc nhập hộ khẩu vào Hà Nội, TP.HCM không còn khó.

Từ 7/2021, nhập hộ khẩu vào TP.HCM, Hà Nội dễ như các nơi khác
Sáng 11/12, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật, trong đó có Luật Cư trú.

Công dân được khuyến khích đăng ký cư trú qua mạng

Trong bản dự thảo quy định về quy trình đăng ký cư trú, Bộ Công an đề xuất tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, thường trú qua cổng dịch vụ công trực tuyến và thông báo qua tin nhắn điện tử.

Công dân được khuyến khích đăng ký cư trú qua mạng

Mới đây, Bộ Công an đã hoàn thành bốn dự thảo thông tư liên quan lĩnh vực cư trú để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo đó, bốn dự thảo Thông tư bao gồm: quy định về quy trình đăng ký cư trú; quy định về công tác tàng thư hồ sơ cư trú; quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú; quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.