Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì về việc điểm chuẩn thay đổi “như sàn chứng khoán”?

“Theo quy định, trường ngoài công lập được tự chủ trong tuyển sinh. Về nguyên tắc, nhà trường làm như thế không sai so với quy định hiện hành nhưng nhà trường cần có cách thức tuyển sinh khoa học hơn”, ông Chử Xuân Dũng cho hay.

Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì về việc điểm chuẩn thay đổi “như sàn chứng khoán”?
Vừa qua, sự việc điểm chuẩn của một số trường ngoài công lập thay đổi chóng mặt như “sàn chứng khoán” khiến nhiều phụ huynh học sinh trong cảnh “sáng con đỗ, chiều con trượt” đã gây nhiều bức xúc nhất là trong điều kiện tuyển sinh căng thẳng như hiện nay.
Cụ thể, tối 29/6, sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập, trường ngoài công lập THCS và THPT Tạ Quang Bửu, Hà Nội, phát đi thông báo mức điểm chuẩn vào lớp 10 học 2018 - 2019 là 46 điểm.
Thông báo của Trường Tạ Quang Bửu cho biết thêm thời gian hiệu lực của mức điểm chuẩn trên từ 8-11h ngày 30/6. Từ buổi chiều, mức điểm có thể thay đổi.
Đầu giờ chiều 30/6, trường này lại phát đi thông báo mới: “Chiều 30/6, trường Tạ Quang Bửu chỉ nhận 30 hồ sơ dành cho học sinh đạt điểm thi từ 49 trở lên. Điểm chuẩn ngày 1/7 sẽ được cập nhật vào 8h sáng 1/7”.
 
Sau một đêm, điểm chuẩn tăng lên thành 50,5 và trường công bố chỉ nhận thêm 10 hồ sơ nữa. Nhiều phụ huynh bức xúc khi điểm của con từ đỗ thành trượt sau khi điểm chuẩn liên tục thay đổi. Đối với họ, cách tuyển sinh này là "quá sức chịu đựng" khi điểm chuẩn "nhảy" từ 46 lên tới 50,5.
 
Ngoài ra, theo phản ánh của phụ huynh, khi nộp hồ sơ, nhà trường còn yêu cầu đóng phí ghi danh và phí dự tuyển hơn 2 triệu đồng.
Chia sẻ về vấn đề trên, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: "Theo quy định, trường ngoài công lập, tự chủ tài chính và được phép tự chủ trong tuyển sinh. Nhà trường thay đổi điểm chuẩn là tùy quyết định của lãnh đạo Ban giám hiệu sau khi căn cứ vào lượng hồ sơ nộp về.
Không chỉ trường THPT Tạ Quang Bửu mà nhiều trường khác cũng đã làm như vậy. Về nguyên tắc, nhà trường làm như thế không sai so với quy định hiện hành nhưng nhà trường cũng nên cân nhắc cách thức tuyển sinh khoa học hơn, tránh gây xáo trộn cho phụ huynh. Về phía các vị phụ huynh nên cân nhắc trong việc nộp hồ sơ cho con em mình thật kỹ rồi hãy nộp không nên nộp theo phong trào”.

Sở giáo dục Hà Nội chỉ đạo giải quyết vụ 2.000 HS nghỉ học

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết chỉ đạo giải quyết vụ 2.000 học sinh nghỉ học để phản đối xây trung tâm thương mại.

Sở giáo dục Hà Nội chỉ đạo giải quyết vụ 2.000 HS nghỉ học
Chiều 23/12, Sở GD&ĐT Hà Nội có công văn về việc ba ngày qua khoảng 2.000 học sinh trường tiểu học và THCS Ninh Hiệp (Gia Lâm) nghỉ học, cùng tiểu thương phản đối việc xây dựng trung tâm thương mại của địa phương.

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội năm học 2017-2018

(Kiến Thức) - Điểm chuẩn vào lớp 10 của 4 trường chuyên/trường có lớp chuyên gồm THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam; THPT Chuyên Nguyễn Huệ; Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội năm học 2017-2018

Sụt lún cầu hơn 200 tỷ mới thông xe ở TP HCM: “Quá bôi bác!”

(Kiến Thức) - “Cầu vượt với số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng, xây dựng để xử lý kẹt xe nhưng mới thông xe đã hư là quá bôi bác. Về mặt Luật xây dựng, chưa nghiệm thu chất lượng thì đâu thông xe, cho xe chạy…”

Sụt lún cầu hơn 200 tỷ mới thông xe ở TP HCM: “Quá bôi bác!”
Đó là những chia sẻ thẳng thắn của chuyên gia ngành giao thông vận tải TP HCM, tiến sĩ Phạm Sanh liên quan đến vụ việc cầu vượt Mỹ Thủy mới thông xe ngày trước (29/6) qua ngày hôm sau (30/6) xuất hiện tình trạng sụt lún, vết nứt ở 2 bên đường dẫn lên, xuống cầu (hướng quận 9 đi quận 7).
Sut lun cau hon 200 ty moi thong xe o TP HCM: “Qua boi bac!”
Chuyên gia ngành giao thông TPHCM cho rằng vụ việc cầu vượt với số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng, xây dựng để xử lý kẹt xe nhưng mới thông xe đã hư là quá bôi bác.
Tiến sĩ Phạm Sanh cho rằng, các đơn vị chức năng đã không giám sát chặt chẽ dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.