Sinh viên Trung Quốc "đại náo" các trường đại học Australia

Các sinh viên Trung Quốc không ngại chỉ trích phương pháp và triết lý giảng dạy phương Tây, công khai yêu cầu các giảng viên xin lỗi hoặc thay đổi cách thức truyền đạt.

Sinh viên Trung Quốc "đại náo" các trường đại học Australia
Giảng viên đại học tại Australia đang ngày càng chịu nhiều áp lực từ các sinh viên Trung Quốc, dấy lên mối lo ngại về ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh đối với các trường đại học tại xứ sở kangaroo.
Mới đây, các sinh viên Trung Quốc đã đăng lên mạng những đoạn phim được quay lén trong lớp học, cho thấy giảng viên dạy những khái niệm mâu thuẫn với hệ tư tưởng của đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo trang News của Australia, một số giảng viên đã lên tiếng phải xin lỗi vì điều này.
Sinh vien Trung Quoc "dai nao" cac truong dai hoc Australia
 Sinh viên Trung Quốc tại Australia sẵn sàng tranh cãi với giảng viên về các vấn đề liên quan đến chủ quyền. Ảnh: news.com.au.
Tuần trước, một sinh viên Trung Quốc tại Đại học Newcastle đã đăng một đoạn video lên YouTube ghi lại cảnh anh này tranh cãi với một giảng viên, người cho rằng Đài Loan và Hong Kong là những "quốc gia độc lập".
"Thầy đang khiến chúng tôi cảm thấy không thoải mái", người sinh viên nói với giảng viên về kinh doanh Nimay Khaliani. "Thầy phải coi trọng tất cả học sinh". Giáo sư Khaliani trả lời: "Đúng vậy, tất cả học sinh, không phải chỉ một nhóm học sinh".
Đoạn video được chia sẻ trên nhiều website Trung Quốc và gây ra làn sóng phản đối dữ dội từ cộng đồng mạng nước này, khiến Đại học Newcastle sau đó phải liên lạc với tổng lãnh sự quán Trung Quốc để giải quyết vụ việc.
Trước sự việc tại Đại học Newcastle, một website Trung Quốc đưa tin một số sinh viên tại Đại học Sydney đã tức giận với giảng viên về công nghệ thông tin Khimji Vaghjiani vì ông sử dụng một tấm bản đồ trong đó ghi những khu vực mà Trung Quốc và Ấn Độ đang tranh chấp giữa thuộc về Ấn Độ.
"Tôi không hề biết việc tấm bản đồ này là không chính xác và thiếu cập nhật", ông Vaghjiani nói trong một thông cáo. "Đây là một sai lầm thực sự và tôi lấy làm tiếc vì bất cứ sự không hài lòng nào mà tấm bản đồ này gây ra".
Báo Global Times của đảng Cộng sản Trung Quốc sau đó viết: “Cuộc tranh chấp biên giới Trung - Ấn vừa xảy ra ở Australia và Trung Quốc đã giành chiến thắng!".
Merriden Varrall, giám đốc bộ phận Đông Á của Viện Lowy, nói việc "sinh viên Trung Quốc sẵn sàng đứng lên cùng nhau và chống lại những gì họ cho là thiếu công bằng" là xu hướng "chắc chắn đang gia tăng".
"Tôi không nghĩ điều này xuất phát từ việc sứ quán Trung Quốc chỉ đạo phải làm thế này, thế kia. Tôi nghĩ điều này phản ánh niềm tin của sinh viên", chuyên gia Varrall nói.

Loạt ảnh dân Trung Quốc ở New Zealand từ thời xa xưa

(Kiến Thức) - Những người dân Trung Quốc đầu tiên đến New Zealand cách đây hơn 170 năm phải làm các công việc để kiếm sống và dần hòa nhập vào xã hội mới.

Loạt ảnh dân Trung Quốc ở New Zealand từ thời xa xưa
Loat anh dan Trung Quoc o New Zealand tu thoi xa xua
 Huang Heting (ảnh trên, người Quảng Đông) là công dân Trung Quốc đầu tiên đến New Zealand. Năm 1842, mảnh đất đầu tiên Huang đặt chân tới New Zealand là Nelson với công việc ban đầu là làm quản gia. Năm 1852, là một doanh nhân giàu có, ông chính thức trở thành công dân New Zealand. Ảnh QQ

Những hình ảnh ở đất nước Trung Quốc năm 1980

(Kiến Thức) - Loạt ảnh màu về cuộc sống thường nhật ở đất nước Trung Quốc năm 1980 chắc hẳn sẽ gợi nhớ đến thời kỳ bao cấp trước cải cách mở cửa.

Những hình ảnh ở đất nước Trung Quốc năm 1980
Nhung hinh anh o dat nuoc Trung Quoc nam 1980
 Một nhóm ra ngồi công viên hóng mát trong bộ ảnh ghi lại đời sống thường nhật ở đất nước Trung Quốc năm 1980. Ảnh Sina

Loạt hình ảnh về đất nước Trung Quốc hồi năm 1960

(Kiến Thức) - Đất nước Trung Quốc hồi thập niên 1970-1980 hiện lên rất đỗi bình dị, muôn màu dưới nhiều góc độ.

Loạt hình ảnh về đất nước Trung Quốc hồi năm 1960
Loat hinh anh ve dat nuoc Trung Quoc hoi nam 1960
Vào những năm 1960, người dân Bắc Kinh nói riêng và các thành phố khác của đất nước Trung Quốc nói chung thường sử dụng than để đun nấu, đặc biệt là vào mùa đông để sưởi ấm. Ảnh QQ 

Đọc nhiều nhất

Tin mới