Sinh lão bệnh tử - bất dữ nhân kỳ

Câu nói tuy đơn giản nhưng gói gọn một triết lý thực tế trong cuộc sống của mọi sinh vật hữu hình.

Sinh lão bệnh tử - bất dữ nhân kỳ
Tuy thực tế diễn tiến hàng ngày, hàng giờ hàng phút, nhưng con người cứ xem như chuyện xa lạ; chuyện của ai chứ không phải của mình.
Chính vì thế mà chư Tổ luôn nhắc nhở chúng ta về sinh mạng mong manh của kiếp người được tính qua từng hơi thở. “Bất dữ nhân kỳ” có nghĩa là không hẹn cùng ta.
Cái chuyện “SINH LÃO BỆNH TỬ” là chuyện ngàn đời của nhân thế nói riêng và chúng sinh nói chung. Chư Thánh hiền, minh triết chính vì thế mà đã tìm con đường thoát ly sinh tử. Trong đó, đức Thế Tôn đã làm nổi bật thuyết “THOÁT LY SINH TỬ” mà vô vàn triết lý tôn giáo trước kia chỉ một con đường duy nhất là hòa nhập với đại ngã, hoặc trở về với Thượng Đế.
Tuy thuyết Đại ngã nghe như mơ hồ huyền nhiệm, nhưng dù sao vẫn cho ta cảm nhận một triết lý chân ngã. Còn Thượng Đế tạo cho con người một ý niệm về một thần tượng, một hữu thể, một đối tác như những đối tác phàm tục có điều kiện, vì học thuyết Thần học đã đưa ta đến ý niệm tôn giáo hữu thể như thế. Mãi đến khi văn hóa Đông Tây giao hòa thì thuyết Thần học nâng cấp Thượng Đế như một “Thánh tính”.
Sinh - lão - bệnh - tử.
Sinh - lão - bệnh - tử.
Một khi thiên về “thần tượng” thì những nhu cầu, những bức bách của nhân sinh bị quên lãng để phục vụ một đấng tối cao, nói cách khác – tất cả vì đấng tối cao, vì vậy, nguyên gốc khổ đau của kiếp người vẫn khó mà giải quyết rốt ráo, lắm khi con người bị đánh lạc hướng, tự mình đánh lừa để luôn sống trong ảo tưởng được cứu rỗi bởi tha lực, tự thân không cần trui rèn tôi luyện, chuyển hóa. Đó không phải là cách giải quyết rốt ráo về “SINH LÃO BỆNH TỬ” hiện nay.
Trở lại học thuyết "Tứ Đế" của nhà Phật, con đường vạch rõ cái khổ, nguyên nhân của khổ, con đường đã được diệt khổ và phương pháp diệt khổ. Sinh-lão-bệnh-tử chỉ là một vế trong 4 vế của Tứ Đế. Đã là một vế thì cái khổ cũng chỉ được nhìn dưới nhãn quan thực dụng. Cái khổ của bệnh tật là cái khổ của vật thể, do cơ chế vật lý bất định. Nếu chỉ nhìn với khía cạnh như thế thì vấn đề giải quyết cũng chỉ là phương tiện vật chất được gọi là Đông dược – Tây dược.
Tuy nhiên, dược tính có hiệu quả một phần nhờ y đức của thầy thuốc, phúc đức của bệnh nhân và dược tính tương thích với bệnh lý. Bổn phận của thầy thuốc không những thuộc về y đức mà nhân thân của thầy thuốc phải có cuộc sống mẫu mực đạo đức (lương y như từ mẫu).
Đời người không ai nắm chắc thọ mạng nhưng có thể nắm chắc phước báu nếu thật tâm xem trọng về âm đức; phước báu là cách duy nhất giải quyết bệnh khổ và hướng đến con đường thoát ly khổ ải
Là người phật tử phải hiểu rằng bệnh là do ác nghiệp, đã là nghiệp bất thiện thì giải quyết nghiệp không chỉ bằng thuốc mà còn là phước. Phước là do hạnh nguyện hành thiện lợi ích nhân sinh, trong đó cúng dường, bố thí (tài thí, pháp thí và vô úy thí), phóng sinh và lạc hỷ… thuộc thiện nghiệp. Thiện nghiệp tuy là còn trong vòng đối đãi của tục đế, nhưng là phương tiện để giải quyết ác nghiệp trong tương đối. Y dược là một trong những phương tiện giải quyết bệnh khổ không thể chối bỏ; nhưng cái quan trọng không thể xem đó là cách duy nhất giải quyết bệnh khổ. Do đó đức Thế Tôn cũng như các minh sư thánh trí đưa ra con đường thoát ly ác nghiệp: “ly dục – ly bất thiện pháp”, có nghĩa giải quyết tận gốc bệnh khổ về thân cũng như cái khổ của sinh tử luân hồi.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Lương y Đông phương ngày xưa, ngoài nghiệp vụ, còn bảo trọng tâm đức và khuyến khích bệnh nhân hành thiện tô bồi âm đức; nghĩa là vừa chữa ngọn vừa chữa gốc. Có “sinh” tức có “tử”, có “lão” phải có “bệnh”. Lắm khi chưa “lão” cũng đã mang “bệnh”. Như vậy từ “sinh” đến “tử” cả một chuỗi dài khổ đau miên viễn; y dược chỉ giải quyết tạm thời cái khổ mà không đủ khả năng dứt điểm nguồn gốc khổ đau, chính vì thế, con đường tâm linh là phương cách siêu sinh thoát tử. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào những đoạn đường toàn diện hay “hóa thành dụ” của từng môn phái tâm linh. Mỗi bậc Thánh đức tùy năng lực thăng hoa tâm linh mà có một công đoạn chứng đắc khác nhau, vì thế, môn đồ cũng chỉ đi trên con đường tương đối hoặc tuyệt đối khác nhau, hoặc chỉ hưởng phước chư Thiên, Tiên giới, thoát khỏi tam đồ ác đạo, hoặc vĩnh viễn thoát ly tam giới nhân quả.
Còn trong sinh tử tức còn bệnh tật khổ đau; tự thân luôn mang mầm mống khổ đau bệnh tật, khó mà chủ động sinh mệnh của mình, chính vì vậy, chư Tổ cảnh giác chúng ta: “triêu tồn – tịch vong, sát na dị thế” –“sớm còn tối mất, trong nháy mắt đã sang thế giới khác.
SINH LÃO BỆNH TỬ - BẤT DỮ NHÂN KỲ. TRIÊU TỒN TỊCH VONG - SÁT NA DỊ THẾ!

Ý nghĩa “Duy ngã độc tôn”

Ý nghĩa “Duy ngã độc tôn”
Ngày trước khi tôi còn trẻ, có một vị Phật tử thắc mắc hỏi: “Bạch Thầy, thường bài kệ phải đủ bốn câu, sao bài kệ này có hai câu, còn hai câu nữa ở đâu?” Nghe hỏi vậy, tôi chỉ còn cách là xin hẹn về tìm lại, vì thật ra lúc đó tôi cũng chỉ thuộc có hai câu. 

“Không ai trong chúng ta biết khi nào mình chết“

“Không ai trong chúng ta biết khi nào mình chết“
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất.

Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.

6 lý do không nên đốt vàng mã ngày Rằm

Đứng trên quan điểm đạo Phật và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc, có thể khẳng định, việc đốt vàng mã, cắt sao giải hạn, bói toán …đều là ngoại đạo.

6 lý do không nên đốt vàng mã ngày Rằm
Đất nước mỗi ngày một đổi mới, bộ mặt xã hội đã có nhiều thay đổi và khởi sắc. Ngoài đời sống hưởng thụ về mặt vật chất, hầu hết mọi tầng lớp nhân dân đang có nhu cầu chuyển sang hưởng thụ về mặt tinh thần, đặc biệt là nhu cầu về mặt tâm linh.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.