Shark Liên đánh bóng golf xuống hồ lắng: Sông Đuống vi phạm an toàn nước sạch

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên), Chủ tịch Tập đoàn Aqua One kiêm Chủ tịch Công ty Nước mặt Sông Đuống tập golf trong Nhà máy nước mặt Sông Đuống. Đáng nói, bóng golf được đánh thẳng xuống hồ sơ lắng.

Shark Liên đánh bóng golf xuống hồ lắng: Sông Đuống vi phạm an toàn nước sạch
Theo một số chuyên gia, việc đánh bóng golf có khả năng sẽ làm vỡ các mảnh vi nhựa (hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm), các cơ quan quốc tế đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vi nhựa đến sức khỏe của con người. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hàng vạn người, khiến dư luận vô cùng bức xúc và lo lắng.
Shark Lien danh bong golf xuong ho lang: Song Duong vi pham an toan nuoc sach
Hồ lắng và sân tập golf bên trong nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh minh họa 
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong hàng rào nhà máy, thì an ninh nguồn nước, công trình cấp nước phải được bảo vệ tuyệt đối, nghiêm ngặt. Trong đó có cả việc kiểm soát người ra, vào công ty, nếu có hành động đánh bóng golf xuống mặt hồ lắng là vi phạm nguyên tắc đảm bảo an toàn nguồn nước. Theo vị này, chính việc không đảm bảo an toàn vùng bảo vệ hồ lắng hồ Đầm Bài (hồ lắng cho nhà máy nước sạch sông Đà) nên mới để xảy ra sự cố dầu thải trước đó.
Thực tế, việc nâng cao thể chất cho chuyên gia, công nhân trong khuôn viên nhà máy có thể có sân bóng đá, tennis, cầu lông… tuy nhiên không được phép ảnh hưởng đến nguồn nước. “Nguyên tắc bán kính từ mép hồ qua 30m phải đảm bảo”, đại diện Sở Xây dựng cho hay.
Trước đó, trao đổi với báo chí, Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng Tạ Quang Vinh cho biết, Hà Nội giao đất cho phía chủ đầu tư Nhà máy Nước mặt Sông Đuống thì việc phê duyệt dự án, quy hoạch cũng do Thành phố Hà Nội thực hiện. Bộ Xây dựng không cấp đất, không phê duyệt dự án nên không biết được bên trong Nhà máy Nước mặt sông Đuống có những hạng mục gì?. Bộ Xây dựng chỉ kiểm soát chất lượng công trình và nghiệm thu.
Ông Vinh cũng cho biết, Bộ không nắm được nội dung này vì đã phân cấp cho Hà Nội.
Được biết, sau khi gây bức xúc dư luận, đến thời điểm này, những thảm tập golf trong nhà máy nước mặt sông Đuống đã bất ngờ "biến mất".

Nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên từng bị “tuýt còi” không được khai thác, cấp nước vì lẽ gì?

(Kiến Thức) - Nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên từng bị “tuýt còi” không được khai thác, cấp nước thời điểm khánh thành nhà máy ít ngày do chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã đưa vào khai thác, sử dụng.

Nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên từng bị “tuýt còi” không được khai thác, cấp nước vì lẽ gì?
Rầm rộ khánh thành Dự án nước sạch 5.000 tỷ đồng của Shark Liên...

Nhà máy nước sông Đuống bị “tuýt còi”... vẫn khánh thành: DN của Shark Liên coi thường pháp luật?

(Kiến Thức) -  Nhà máy nước sông Đuống bị Cục Giám định “tuýt còi” do chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã đưa vào sử dụng nhưng Tập đoàn AquaOne vẫn khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống. Hành vi như vậy, doanh nghiệp của Shark Liên liệu có coi thường pháp luật?

Nhà máy nước sông Đuống bị “tuýt còi”... vẫn khánh thành: DN của Shark Liên coi thường pháp luật?
Vừa qua, dư luận rất bất ngờ trước thông tin Tập đoàn AquaOne khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống bất chấp những khuyến cáo của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Cục Giám định) – Bộ Xây dựng về việc nhà máy này chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã đưa vào sử dụng.
Dư luận băn khoăn, với hành vi trên doanh nghiệp của Shark Liên có coi thường pháp luật?

Đại biểu đề nghị xem xét việc bán 34% cổ phần công ty nước Sông Đuống cho nước ngoài

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. Hồ Chí Minh), nước sạch thuộc vấn đề an ninh quan trọng, thậm chí hơn cả lương thực. Vị đại biểu này lo ngại về tình trạng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần Công ty nước sạch Sông Đuống.

Đại biểu đề nghị xem xét việc bán 34% cổ phần công ty nước Sông Đuống cho nước ngoài
Trong phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ngày 7/11/2019. Vấn đề nước sạch đã được một số đại biểu Quốc hội nêu tại nghị trường. Theo đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương), việc mua bán, sáp nhập trong kinh tế thị trường là tất yếu. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng sẽ làm gia tăng tình trạng độc quyền thao túng thị trường. “Bộ trưởng có giải pháp gì để tham mưu cho Chính phủ có chính sách điều tiết làm lành mạnh hoạt động này”, ông Nhân nêu câu hỏi.
Dai bieu de nghi xem xet viec ban 34% co phan cong ty nuoc Song Duong cho nuoc ngoai
ĐB Trương Trọng Nghĩa đề nghị xem lại việc bán cổ phần nước sạch Sông Đuống cho tỷ phú Thái Lan. Ảnh: Như Ý 
Cùng mối quan tâm này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) bày tỏ sự lo ngại về tình trạng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần Công ty nước sạch Sông Đuống.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.