Seaprodex Saigon lên kế hoạch lãi 2 tỷ đồng, không chia cổ tức

(Vietnamdaily) - Về đầu tư năm 2022, SSN dự kiến tiếp tục đẩy mạnh phát triển dự án Centa Park tại 678 Âu Cơ, Quận Tân Bình và triển khai lên phương án phát triển các dự án tại các khu đất hiện có.

CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon, SSN) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên với kế hoạch không chia cổ tức năm 2021 để mở rộng phát triển kinh doanh.

Về kế hoạch kinh doanh, SSN đặt kế hoạch dự kiến là 30 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 2 tỷ đồng. Về đầu tư năm 2022, SSN dự kiến tiếp tục đẩy mạnh phát triển dự án Centa Park tại 678 Âu Cơ, Quận Tân Bình và triển khai lên phương án phát triển các dự án tại các khu đất hiện có.

Công ty cho biết dự án Centa Park tại 678 Âu Cơ do vướng mắc trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý nên tiến độ triển khai chậm hơn so với kế hoạch.

Seaprodex Saigon len ke hoach lai 2 ty dong, khong chia co tuc
 

Tiếp theo, các mặt bằng hiện có tại Lò Gốm, Võ Văn Kiệt, quận 6 và Phú Viên, Long Biên, Hà Nội cũng sẽ được khai thác hiệu quả.

Thêm vào đó, dự án số 6 Phạm Phú Thứ cũng sẽ được đẩy mạnh thực hiện việc hợp tác xây dựng. SSN cũng đang dự kiến tăng vốn điều lệ để phát triển dự án số 6 Phạm Phú Thứ và 216 Quốc lộ 1K, Linh Xuân, TP Thủ Đức.

Seaprodex Saigon hiện đang ở trong quá trình kiện tụng với Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Fortuna. Ngày 27/4, Tòa án Nhân dân TP HCM (TAND TPHCM) đã ban hành quyết định về việc mở thủ tục phá sản với SSN do mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên, SSN đã có giải trình và đang chờ quyết định từ Tòa án.

Báo cáo tài chính của Seaprodex Sài Gòn cho biết, tính đến cuối năm 2021, Công ty có tổng tài sản 1.084 tỷ đồng, với phải thu là khoản mục có giá trị lớn nhất (1.025 tỷ đồng) chủ yếu là 755,6 tỷ đồng phải thu từ các khoản hợp tác đầu tư khi Seaprodex Sài Gòn góp vốn bằng tiền mặt cho CTCP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Nam Tiến (313,9 tỷ đồng), CTCP Xây dựng Bưu chính viễn thông (237,5 tỷ đồng), CTCP Vật tư - Xuất nhập khẩu Tân Bình (204,2 tỷ đồng) để các đơn vị này với tư cách là cổ đông sáng lập của CTCP PPT Land, thực hiện dự án khu chung cư thương mại và dịch vụ tại số 04 - Phạm Phú Thứ (phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM).

Công ty cũng còn 235 tỷ đồng các khoản cho vay CTCP Xây dựng Bưu chính viễn thông (200 tỷ đồng) và CTCP Vật tư - Xuất nhập khẩu Tân Bình (35 tỷ đồng). Đáng chú ý, lãi cho vay của các khoản này rất thấp, lần lượt là 1,3% và 0%/năm, tính từ đầu năm 2021. Công ty cũng còn 14 tỷ đồng phải thu từ khoản ứng trước cho CTCP Giống Miền Nam để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại số 20 - Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP.HCM) từ năm 2016, nhưng đến nay vẫn chưa xong thủ tục.

Trong cơ cấu nguồn vốn, trong khi nợ vay của Seaprodex Sài Gòn hầu như không đáng kể, thì Công ty có khoản phải trả lên đến 500,3 tỷ đồng cho CTCP Thương mại, Dịch vụ và Xây dựng (Traseco) liên quan đến hợp tác đầu tư Dự án Centa Park. Dự án này đang gặp khó trong giải phóng mặt bằng.

Seaprodex Sài Gòn lên tiếng về quyết định cho mở thủ tục phá sản

(Vietnamdaily) - CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Sài Gòn, SSN) vừa có văn bản giải trình với Uỷ ban Chứng khoán và các nhà đầu tư, cổ đông về quyết định mở thủ tục phá sản.

Theo đó, ngày 27/4/2022 Tòa án nhân dân TP HCM đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với Seaprodex Sài Gòn. Nội dung quyết định ghi rõ, căn cứ vào hồ sơ thụ lý vụ án ngày 13/1/2022 về việc "yêu cầu mở thủ tục phá sản" theo đề đơn yêu cầu của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Fortuna đối với Seaprodex.

Quyết định dựa trên bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân Quận 1 hồi giữa năm 2021, chấp nhận các yêu cầu của nguyên đơn là Công ty Fortuna (trước là Công ty Thiên Phú), tuyên buộc Seaprodex Sài Gòn phải trả ngay cho Fotuna tổng số tiền là hơn 100,3 tỷ đồng bao gồm 52,9 tỷ đồng gốc và tiền lãi chậm trả khoảng 47,2 tỷ đồng.

Seaprodex Sai Gon len tieng ve quyet dinh cho mo thu tuc pha san
 

Tuy nhiên, Seaprodex Sài Gòn khẳng định không có hợp đồng mua bán nào giữa công ty và Fortuna, và cho biết hợp đồng kinh tế với Fortuna thời điểm năm 2011 để mua bán hơn 1.008 tấn cà phê với giá 52,9 tỷ đồng là hợp đồng giả tạo, được bà Trần Thị Mai H- Giám đốc của Công ty Thiên Phú dàn dựng lập hợp đồng khống với ông D, nguyên Tổng giám đốc của Seaprodex Sài Gòn với hồ sơ giao nhận hàng lập cùng ngày, hoá đơn giá trị gia tăng lập cùng ngày, không có chữ ký bên mua, đóng dấu "bán hàng qua điện thoại) và phiếu nhập hàng có nhiều dấu hiệu giả mạo để công ty Fortuna trình cho toà án. Seaprodex không có bất kỳ tài liệu, hồ sơ nào việc việc mua bán 1.008 tấn cà phê và khoản nợ khách hàng 52,9 tỷ đồng.

"Công ty Seaprodex Sài Gòn xác nhận chúng tôi không bị mất khả năng thanh toán. Chúng tôi không có khoản nợ 52,9 tỷ đồng đối với Thiên Phú. Seaprodex Sài Gòn chỉ đang bị một nhóm cá nhân bất chấp luật pháp để làm tổn hại đến giá trị doanh nghiệp, uy tín của công ty trên thị trường và làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư, cổ đông", văn bản nêu rõ.

Về cổ phiếu, sau quyết định cho mở thủ tục phá sản của Toà án nhân dân TP HCM, SSN đã giảm sàn 14,66% xuống 9.900 đồng/cổ phiếu. Trước đó, SSN có chuỗi tăng điểm mạnh lên gấp đôi từ vùng 5.000 đồng lên 16.900 đồng/cổ phiếu kể từ đầu năm 2021.

Seaprodex Sài Gòn mở thủ tục phá sản: Ai là chủ nợ?

(Vietnamdaily) - Riêng khoản tiền nhận góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh liên quan đến dự án Centa Park 678 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM đã chiếm hơn 500 tỷ đồng.

Ngày 27/4/2022, Tòa án nhân dân TP HCM đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với Seaprodex Sài Gòn (SSN). Nội dung quyết định ghi rõ, căn cứ vào hồ sơ thụ lý vụ án ngày 13/1/2022 về việc "yêu cầu mở thủ tục phá sản" theo đề đơn yêu cầu của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Fortuna đối với Seaprodex.

Tin mới