Sau Thuận Thảo, thêm một ‘Bông hồng vàng’ Phú Yên bị phát mãi tài sản

(Vietnamdaily) - Từng được vinh danh là “Bông hồng vàng” trong kinh doanh, nhưng hiện tài sản của doanh nhân Bùi Thị Quy đã bị BIDV phát mãi. Cùng với doanh nhân Võ Thị Thanh của CTCP Thuận Thảo (GTT), đây là “Bông hồng vàng” thứ 2 ở Phú Yên lâm vào cảnh khốn đốn.

Tổng mức giá khởi điểm cho 2 tài sản của Vạn Phát gần 151 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài (BIDV Phú Tài) vừa có thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá 2 tài sản của Công ty TNHH Rượu Vạn Phát và Công ty TNHH Sản xuất thương mại tổng hợp Vạn Phát.

Theo đó, mức giá khởi điểm cho nhà máy, toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị sản xuất đường tinh luyện, cồn, rượu dự kiếnlà 114 tỷ đồng.

Ngoài ra, với hệ thống máy móc thiết bị của dây chuyền ép mía 910 tấn mía/ngày có giá khởi điểm dự kiến 36,99 tỷ đồng.

Toàn bộ các tài sản này đã được Công ty TNHH Rượu Vạn Phát, Công ty TNHH SXTM TH Vạn Phát thực hiện bàn giao cho BIDV Phú Tài để xử lý phát mại theo Biên bản bàn giao tài sản thế chấp bán đấu giá ngày 5/3 vừa qua.

Sau Thuan Thao, them mot ‘Bong hong vang’ Phu Yen bi phat mai tai san
 

Con đường “sa lầy” của Rượu Vạn Phát như thế nào?

Về Rượu Vạn Phát, năm 2003, khi Bộ NN&PTNT quyết định đóng cửa một số nhà máy đường sản xuất thua lỗ, nữ doanh nhân Bùi Thị Quy (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Rượu Vạn Phát bây giờ) đã mua lại xác máy của nhà máy đường Việt Trì (Phú Thọ) về Sơn Hòa (Phú Yên) lập nhà máy rượu Vạn Phát. 

Tuy nhiên, thời gian này, Công ty phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do giá đường bấp bênh, vùng nguyên liệu chưa ổn định, doanh số thu về rất khiêm tốn. 

Thêm vào đó, thời điểm 2010- 2011 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, Nhà máy đường Vạn Phát từng đứng trước nguy cơ phá sản. 

Lúc đó BIDV là ngân hàng duy nhất đã hỗ trợ Rượu Vạn Phát vay vốn 25 tỷ đồng để khôi phục lại sản xuất.

Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp đường ngoại, Rượu Vạn Phát tiếp tục đầu tư dây chuyền hiện đại, nâng công suất nhà máy từ 500 tấn lên 3.500 tấn mía/ngày. 

Song song đó công ty còn đẩy mạnh phát triển lĩnh vực làm rượu, cồn và phân vi sinh. Đơn cử là Công ty đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất sirô cô đặc và phân vi sinh tổng hợp tại tỉnh Gia Lai với tổng mức đầu tư 326 tỷ đồng. 

Nhờ đó, Rượu Vạn Phát đã được vực dậy và giai đoạn từ năm 2011- 2015, bình quân doanh số một năm đạt khoảng 170 tỷ đồng/năm. 

Năm 2013 và 2014, Chủ tịch Bùi Thị Quy được trao tặng cúp Bông hồng Vàng dành cho 100 nữ doanh nhân tiêu biểu Việt Nam.

Tuy nhiên, đến tháng 8/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Hòa, Phú Yênđã khởi tố vụ phá hoại hoa màu xảy ra tại thôn Phong Hậu, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa liên quan đến Rượu Vạn Phát. 

Đồng thời, Công ty TNHH Rượu Vạn Phát cũng đã khởi kiện hành chính về các quyết định của UBND huyện Phú Hòa áp dụng biện pháp khắc phục đối với Công ty này.

Cũng vào thời điểm đó, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã đồng ý nội dung báo cáo của Thanh tra Chính phủ về kết quả kiểm tra, xem xét, giải quyết các nội dung phản ánh, kiến nghị của Chủ tịch Bùi Thị Quy.

Kết quả kiểm tra cho thấy quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Rượu Vạn Phát có một số thiếu sót, vi phạm và đã được các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên xử lý theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu Công ty TNHH Rượu Vạn Phát khắc phục triệt để các vi phạm đã được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý thời gian qua.

Công ty TNHH Rượu Vạn Phát trên thực tế đã đầu tư gần 6.000 ha vùng nguyên liệu mía và nhà máy sản xuất đường.

Vốn âm gần 1.000 tỷ do lỗ 6 năm, ‘Bông hồng vàng’ Thuận Thảo nói gì?

(Vietnamdaily) - Kết thúc năm 2019, Thuận Thảo lỗ ròng 166 tỷ đồng, ghi nhận năm thứ 6 liên tiếp chìm trong thua lỗ, khiến vốn chủ sở hữu âm nặng 998 tỷ đồng.

Lỗ năm thứ 6 liên tiếp, Tổng giám đốc nói gì?

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 của CTCP Thuận Thảo (UPCoM: GTT) cho thấy, doanh thu thuần chỉ hơn 24 tỷ đồng, giảm so mức 30 tỷ của năm 2018.

BIDV 'đại hạ giá' khách sạn CenDeluxe và 2 trung tâm hội nghị của 'bông hồng vàng' Thuận Thảo

(Vietnamdaily) - Ngày 10/4 tới, khối tài sản gồm khách sạn CenDeluxe và 2 Trung tâm hội nghị của Thuận Thảo sẽ tiếp tục được đưa ra đấu giá với mức khởi điểm giảm phân nửa so với trước đó, chỉ còn hơn 343 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài (BIDV Phú Tài) vừa có thông báo thông tin bán đấu giá tài sản.

Đơn vị tổ chức đấu giá là Công ty Đấu giá hợp danh Việt Tín sẽ bán đấu giá tài sản thi hành án của CTCP Thuận Thảo (GTT). Đây là số tài sản bị kê biên xử lý theo quyết định ngày 22/3/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.

Theo đó, tài sản bị kê biên gồm công trình xây dựng, tài sản khác gắn liền với đất của Nhà nước cho thuê gồm Khách sạn 5 sao CenDeluxe 17 tầng, công trình xây dựng Khu trung tâm hội nghị, dịch vụ du lịch Thuận Thảo và công trình xây dựng Khu mở rộng Trung tâm hội nghị Thuận Thảo (Khu Land).

Trong đó, Khu trung tâm hội nghị, triển lãm và dịch vụ du lịch Thuận Thảo có diện tích đất 36.768 m2, thời hạn sử dụng đến ngày 13/02/2057. Công trình này có tổng kinh phí đầu tư gần 75 tỷ đồng với các hạng mục chính gồm hội trường đa ngôn ngữ, trung tâm hội chợ triển lãm có sức chứa 500 gian hàng và khoảng 2.000 người, khu cafe, bar cao cấp, dịch vụ massage-spa, khu ẩm thực phố nướng, hệ thống bể bơi, sân quần vợt cùng các phòng karaoke cao cấp. 

Còn Khu Land có tổng diện tích 45.734 m2, trong đó diện tích 15.655 m2 thuộc xã Bình Ngọc và diện tích 30.079,4 m2 thuộc xã Hòa An.

Tất cả các tài sản bán đấu giá nêu trên có địa chỉ là xã Bình Ngọc và xã Hòa An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Giá khởi điểm của khối tài sản này là hơn 343,78 tỷ đồng, giảm phân nửa so vớ mức giá đưa ra hồi tháng 7/2019 tới 650 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trên sẽ không bao gồm quyền sử dụng đất. 

BIDV 'dai ha gia' khach san CenDeluxe va 2 trung tam hoi nghi cua 'bong hong vang' Thuan Thao
Khách sạn CenDeluxe Hotel

Lỗ liên tục 5 năm liên tiếp, vốn âm gần ngàn tỷ

Được biết, Thuận Thảo và khách sạn 5 sao CenDeluxe là những tên tuổi nổi tiếng của tỉnh Phú Yên gắn liền với Chủ tịch Võ Thị Thanh.

Năm 2008, Thuận Thảo bắt đầu bước đi vào lĩnh vực này với dự án xây dựng khu Thuận Thảo Land và khách sạn 5 sao CenDeluxe 17 tầng với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng.

CenDeluxe Hotel về sau được coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sử dụng vốn vay quá lớn và kéo tỷ suất lợi nhuận của Thuận Thảo trong giai đoạn xây dựng xuống mức rất thấp.

Ngoài ra, Thuận Thảo còn là chủ đầu tư của dự án như Resort & Spa Golden Beach…

Chính việc mở rộng, đầu tư sang các dự án bất động sản đúng giai đoạn khủng hoảng kinh tế đã đẩy Thuận Thảo sa lầy vào thua lỗ.

Cụ thể, Thuận Thảo chìm trong thua lỗ từ năm 2014 với mức lỗ mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Gần đây nhất, năm 2019, Thuận Thảo báo lỗ 166 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên tới 1.436 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm 989 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn 1.658 tỷ đồng.

Chính vì thế, không chỉ khối tài sản nói trên, nhiều tài sản, khoản nợ có liên quan tới Thuận Thảo của nữ doanh nhân này cũng từng được ngân hàng và các công ty đấu giá rao bán.

Đơn cử như cuối năm 2018, khoản nợ của công ty con của GTT là CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV (chi nhánh Phú Tài) cũng được rao bán với mức khởi điểm ban đầu hơn 1.200 tỷ đồng. 

Khoản nợ này có tổng dư nợ gốc và lãi vay tính đến 30/6/2018 gần 2.400 tỷ đồng, được đảm bảo bằng trụ sở doanh nghiệp, hai khu đất tổng diện tích 22 hecta tại huyện Bình Chánh và 5,2 triệu cổ phiếu GTT.

Tuy nhiên, sau 5 lần rao bán không thành, khoản nợ này đã được “đại hạ giá” xuống còn 761 tỷ đồng, nhưng trong lần đấu giá gần nhất vẫn không có ai mua.

Tin mới