Sau sự cố Sông Đà, doanh nghiệp ngành nước báo lãi tăng vọt, biên lãi gộp khủng

(Vietnamdaily) - Lâu nay, các doanh nghiệp thuộc ngành cung cấp nước luôn bị giới đầu tư “thờ ơ” trên thị trường. Tuy nhiên, gần đây với bê bối nước sông Đà xảy ra, ngành nước được phen “dậy sóng”, kết quả kinh doanh hay sức khỏe của các doanh nghiệp trong ngành đang được nhà đầu tư quan tâm hơn cả.

Vậy trong quý III/2019, một số doanh nghiệp ngành nước đã công bố báo cáo tài chính với tình hình lãi hay lỗ?

Sau su co Song Da, doanh nghiep nganh nuoc bao lai tang vot, bien lai gop khung
 

Doanh nghiệp ngành nước có biên lãi gộp “khủng”, lãi khả quan

Tổng quan, các doanh nghiệp ngành nước đều báo lãi trong quý III/2019. Đáng chú ý là mức biên lãi gộp khá cao, có doanh nghiệp có tỷ lệ đến tận 60%, con số đáng mơ ước của nhiều ngành nghề khác.

CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, BWE) đang là doanh nghiệp báo lãi cao nhất trong quý III/2019 trong các doanh nghiệp ngành nước.

Biwase còn được biết đến là đơn vị duy nhất cung cấp nước sạch cho dân cư, hộ kinh doanh, cơ quan quản lý và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trong quý III, Công ty báo doanh thu đạt 645 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 18%, đạt 106 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần đạt gần 1.777 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 35,8%, lên trên 314 tỷ đồng.

Về hoạt động đầu tư, Biwase đang đầu tư nâng công suất ở nhiều cụm nhà máy cấp nước tại Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên; đồng thời, nâng công suất phục vụ ở khu vực Chơn Thành, Hớn Quản, tỉnh Bình Phước…

Á quân về lợi nhuận và ghi nhận biên lãi gộp cao nhất (60%) của ngành nước trong quý vừa qua chính là CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco, VCW). Vừa hoàn thành xong quý III thì sự cố nước sông Đà xảy ra nên kết quả kinh doanh của Viwasupco chưa bị ảnh hưởng nhiều.

Riêng trong quý III, Viwasupco mang về doanh thu 137 tỷ đồng, tăng 17%. Biên lợi nhuận còn được cải thiện lên hơn 60% trong khi cùng kỳ gần 58%. Doanh thu tài chính gấp đôi so với cùng kỳ, chi phí tài chính lại không phát sinh. Nhờ vậy mà Viwasupco báo lãi sau thuế hơn 72 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.

Do đó, chỉ trong 9 tháng hoạt động, Viwasupco đã vượt 8% kế hoạch lợi nhuận cả năm khi đạt 200 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp khác cũng khá có tiếng trong ngành đó là CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM). Hiện, TDM hiện đang sở hữu 38,5% cổ phần của Biwase. Trong tương lai, TDM có thể sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 51% để kiểm soát Biwase. 

TDM có doanh thu gần 89 tỷ đồng và lãi ròng gần 43 tỷ đồng trong quý III, tăng lần lượt 23% và 33% so cùng kỳ. Biên lãi gộp của Công ty cũng cực kỳ khủng, đạt mức 50%. Được biết, TDM có lãi ròng tăng cao là do sản lượng tiêu thụ của nhà máy nước Dĩ An và nhà máy nước Bàu Bàng tăng do nhu cầu nước dùng cho sản xuất các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cao.

CTCP Cấp nước Bến Thành (BTW), CTCP Cấp nước Thủ Đức (TDW) hay CTCP Cấp nước Chợ Lớn (CLW) là những doanh nghiệp báo lãi ròng trong quý gấp đôi so với quý III/2018 dù cho doanh thu tăng không nhiều.

Cụ thể, BTW báo lãi hơn 15 tỷ đồng, tăng 174%; CLW báo lãi gần 15 tỷ đồng, tăng 138%; còn TDM báo lãi hơn 4 tỷ đồng, tăng 128%.

Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp ngành nước trong quý III/2019 (đvt: Triệu đồng)

Sau su co Song Da, doanh nghiep nganh nuoc bao lai tang vot, bien lai gop khung-Hinh-2
Nguồn: Báo cáo tài chính quý III của các doanh nghiệp

Nhiều yếu tố hỗ trợ để ngành nước tăng trưởng tốt

Đến cuối năm 2019, làn sóng sóng thoái vốn Nhà nước tại các công ty nước được dự báo sẽ diễn ra khá sôi nổi. Vì theo đề án thoái vốn, trong 3 năm, từ 2017 - 2019, Nhà nước sẽ tiến hành thoái vốn tại 57 công ty thuộc ngành cấp thoát nước, trải dài từ Hậu Giang đến Lạng Sơn. Trong số này, 24 công ty được bán với tỷ lệ sở hữu hơn 50% vốn điều lệ, 33 công ty sẽ thoái vốn ở tỷ lệ thấp hơn.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhà đầu tư lớn nhìn thấy sự hấp dẫn của ngành kinh doanh thiết yếu, có nhiều yếu tố mang tính độc quyền nên tích cực thâu tóm, đẩy mạnh đầu tư, tạo nên những doanh nghiệp quy mô lớn, hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Một số nhà đầu tư đáng chú ý thời gian qua là CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP), CTCP Cơ Điện Lạnh (REE)…

Chuyên sản xuất ống nhựa, phụ kiện và các sản phẩm nhựa, mảng kinh doanh phụ kiện cho cấp thoát nước chiếm tỷ trọng nhỏ, từ năm 2014, Nhựa Đồng Nai tăng vốn mạnh để thực hiện đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, cung ứng nước sạch. Đến cuối năm 2018, Nhựa Đồng Nai sở hữu hơn chục công ty nước dưới dạng công ty con, liên kết như CTCP Bình Hiệp, Nhà máy nước Đồng Tâm, CTCP Cấp thoát nước các tỉnh Long An, Cần Thơ, Tây Ninh, Cà Mau, Bắc Giang…

Với Cơ Điện Lạnh, ngành nước đang là một trụ cột đầu tư với các công ty con, liên kết như Cấp nước Thủ Đức, Cấp nước Gia Định, Cấp nước Nhà Bè…

Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng của ngành nước cũng sáng sủa hơn bởi bối cảnh vĩ mô thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng dân số nhanh kéo theo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp và cho tiêu dùng tăng theo.

Như vậy, tiềm năng của ngành nước là quá rõ ràng cùng với làn sóng cổ phần hóa, bán vốn Nhà nước, triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu ngành nước đang trở nên tốt hơn.

Còn kết quả kinh doanh trong quý IV/2019 của ngành nước sẽ như thế nào? Liệu “con sâu” có thể làm “rầu” nồi canh sau sự cố nước bẩn vừa rồi?

Đổ dầu gây ô nhiễm nước sông Đà: Bắt giữ 2 nghi can

(VietnamDaily) - Công an tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ 2 đối tượng có liên quan đến việc đổ dầu gây ô nhiễm nguồn nước cấp đến nhà máy nước sạch sông Đà.
 

Chiều 18/10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đã bắt giữ đối tượng tên Đạt, quê ở tỉnh Bắc Ninh và đối tượng tên Thám, quê ở tỉnh Lạng Sơn liên quan đến việc đổ dầu gây ô nhiễm nguồn nước cấp đến nhà máy nước sạch sông Đà.
Do dau gay o nhiem nuoc song Da: Bat giu 2 nghi can
 Khu nước sông Đà bị ô nhiễm.

Tại buổi họp báo chiều ngày 17/10, do Ban Tuyên giáo tỉnh Hòa Bình tổ chức, thông tin về việc ô nhiễm nguồn nước sạch cung cấp cho TP Hà Nội, Thiếu tá Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, quá trình nắm bắt thông tin, xử lý vụ việc liên quan đến sự cố gây ô nhiễm nguồn nước cho Nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp cho TP Hà Nội.

Nhận thấy có dấu hiệu hình sự, ngày 16/10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11/QĐ-CSĐT về tội "Gây ô nhiễm môi trường” theo quy định tại điều 235, Bộ luật Hình sự.

Hiện các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình đang tập trung truy xét, điều tra, làm rõ các đối tượng đổ chất thải nguy hại gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hé lộ giám đốc công ty thuê 3 người xả dầu thải đầu độc nước sông Đà

(VietnamDaily) - Lời khai ban đầu của Lý Đình Vũ – kẻ thuê người đổ trộm chất thải gây ô nhiễm nước sạch sông Đà cho thấy, Vũ được một nữ giám đốc tên Trang thuê đi đổ dầu thải.

Liên quan đến vụ đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước Nhà máy nước sạch sông Đà, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, sáng 20/10, đối tượng Lý Đình Vũ (SN 1982, trú tại xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã tới trụ sở Công an tỉnh Bắc Ninh đầu thú, sau nhiều ngày lẩn trốn.
Lý Đình Vũ là kẻ thuê hai đối tượng Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám lái xe ô tô tải từ tỉnh Bắc Ninh đến Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà Phú Thọ lấy dầu thải mang về Hưng Yên. Sau đó, Vũ cùng hai đối tượng trên mang số chất thải trên lên Hòa Bình xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.