Sau kiểm toán, lãi sau thuế của KLF ‘bốc hơi’ 88%, xuống vỏn vẹn 1,4 tỷ

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận sau thuế của KLF suy giảm từ 11,8 tỷ xuống còn vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng sau kiểm toán, tức giảm tới hơn 88% so báo cáo tự lập và giảm 87% so với năm 2018.

CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (HNX: KLF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2019 với con số lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ sụt giảm đột biến từ 11,8 tỷ xuống vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng.

Cụ thể, doanh thu thuần trong năm 2019 của KLF không biến động so với trước kiểm toán, song giá vốn lại giảm nhẹ 1 tỷ xuống mức 1.781 tỷ đồng. 

Do đó, lợi nhuận gộp ít nhiều bị ảnh hưởng theo chiều hướng tăng từ 47,8 tỷ lên 49 tỷ đồng. 

Ngược lại, chi phí lãi vay tăng nhẹ từ 1,68 tỷ lên 1,82 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng có biến động tăng từ 11 tỷ lên 33 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm từ 31,8 tỷ xuống 14 tỷ đồng.

 Với những lý do đó, lợi nhuận sau thuế của KLF cũng suy giảm từ 11,8 tỷ xuống còn vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng, tức giảm tới hơn 88% so báo cáo tự lập và giảm 87% so với năm 2018.

Chính điều này khiến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của KLF ghi âm tới 527 tỷ đồng.

Sau kiem toan, lai sau thue cua KLF ‘boc hoi’ 88%, xuong von ven 1,4 ty
 

KLF cho biết, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đã khiến nền kinh tế thế giới và Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. 

Hoạt động của KLF cũng đang phải gánh chịu những tác động lớn nhất là mảng dịch vụ. Trong đó dịch vụ du lịch, lữ hành bị đình trệ, trường mầm non tạm thời đóng cửa, các hoạt động kinh doanh hàng hoá khác cũng bị giảm sút. 

Hiện tại, ban giám đốc KLF đang tiếp tục đánh giá tác động của đại dịch này đối với công ty và tìm kiếm các giải pháp trước mắt để đối phó với đại dịch nhằm duy trì và sớm khôi phục hoạt động kinh doanh bình thường trong giai đoạn tới.

Trên thị trường, cổ phiếu KLF đóng cửa phiên 30/3 chỉ còn 1.500 đồng/cổ phiếu, suy giảm tới gần 80% kể từ khi niêm yết (tính theo giá điều chỉnh).

Lợi nhuận thấp, ngừng phát hành, cổ phiếu 'họ FLC' quay đầu lau sàn

(Vietnamdaily) - Tập đoàn FLC (FLC) vừa báo lãi quý 3 lao dốc đến 70% so cùng kỳ. Ngoài ROS cũng giảm lãi, một số doanh nghiệp khác trong dòng họ FLC có kết quả khởi sắc nhưng lợi nhuận mang lại chẳng là bao.

Kết quả kinh doanh èo uột

Doanh thu thuần quý 3 của Tập đoàn FLC đạt hơn 5.190 tỷ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh 138% lên mức hơn 5.132 tỷ đồng kéo theo lãi gộp trong kỳ suy giảm 73% về còn 58 tỷ đồng.

Tập đoàn FLC sau 10 năm: Cổ phiếu họ FLC của ông Trịnh Văn Quyết èo uột, giá thấp hơn ly trà đá (bài 3)

(Vietnamdaily) - Tỷ phú Trịnh Văn Quyết là một trong những doanh nhân có nhiều doanh nghiệp trên sàn nhất ở Việt Nam hiện nay, dù ngoài Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) ông Quyết gần như không giữ ghế lãnh đạo ở bất kỳ doanh nghiệp nào khác.

Tính đến thời điểm này, có tổng cộng 7 công ty có liên quan đến vị tỷ phú Trịnh Văn Quyết đang được giao dịch tập trung trên hai sàn chứng khoán gồm: Tập đoàn FLC (HoSE: FLC); Nông dược H.A.I (HoSE: HAI); Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS); Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (HNX: KLF), Chứng khoán BOS (HNX: ART), Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD (HoSE: AMD), GAB (HoSE: GAB).

Đó đều là những cái tên quen thuộc trong nhóm các doanh nghiệp có liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, mà đứng đầu là CTCP Tập đoàn FLC – nơi ông đang nắm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT (tạm gọi là họ FLC).

Tin mới