Sau khi rút tỉa chân hương tuyệt đối không được làm việc này

Bao sái bát hương (lễ sửa bát hương) là một nghi thức rất quan trọng trong ngày cuối năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách rút chân hương chuẩn nhất.

Bao sái bát hương là gì?

Lễ sửa bát hương hay lễ quan soái (theo Phật giáo còn gọi là lễ bao sái) thường được các gia đình làm cùng với ngày cúng ông Công ông Táo. Đây là thời điểm để gia chủ quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán và năm mới.

Có quan niệm cho rằng, trong lúc dọn dẹp, vệ sinh bàn thờ, bát hương tuyệt dối không được di chuyển.

Sau khi rut tia chan huong tuyet doi khong duoc lam viec nay

Cách bao sái bát hương

Có nhiều tập tục để bao sái bàn thờ và bát hương vào dịp cuối năm. Tùy theo điều kiện, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên vào một thời điểm tích hợp nhưng nhất định phải làm trước ngày 30 Tết.

Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương xin phép thần linh, gia tiên.

Ngày xưa, ông cha ta thường sử dụng nước ngũ vị hương (làm từ 5 loại cây) để lau dọn bàn thờ. Nước ngũ vị có thể dùng hồi khô, quế khô, lá hương nhu, lá bưởi, sả... Những loại hoa, lá tạo mùi hương có thể thay đổi tùy theo vùng miền.

Đối với gia đình vừa trải qua tang chế nên cho thêm rượu gừng (gừng đập dập ngâm rượu để qua 7 ngày với chủ nhà là nam và để qua 9 ngày với chủ nhà là nữ) vào nước ngũ vị. Việc này có tác dụng trừ tà, bao sái tốt.

Nếu lau dọn bàn thờ, bao sái bát hương vào ngày cúng ông Công ông Táo thì gia chủ phải chờ sau khi cúng ít nhất 2 giờ đồng hồ mới tiến hành dọn dẹp. Không nên dọn dẹp bàn thờ, rút chân hương trước khi cúng ông Công ông Táo.

Khi tiến hành lau dọn khu vực thờ cúng, cần phải lau bát hương đầu tiên. Trong quá trình thực hiện, tuyệt đối không được làm xê dịch bát hương. Dân gian quan niệm phải lau bát phải theo lưỡng long chầu nguyệt (tức là lau xung quanh bát hương từ mặt nhật nguyệt lau ra).

Sau khi rut tia chan huong tuyet doi khong duoc lam viec nay-Hinh-2

Nên để lại bao nhiêu chân hương?

Khi tỉa chân hương, gia chủ cần dùng một tay giữ chặt bát hương, tay còn rút từng chân hương ra. Không rút hết toàn bộ chân hương mà nên chọn những cây hương đẹp để lại trong bát.

Nếu trạch trủ là nam nhân, hãy giữa lại 17, 27, 37 chân hương. Nếu chủ khí trong nhà là nữ nhân (bà mẹ đơn thân, mẹ góa con côi...) nên để lại 9, 19, 29, 39 chân hương (không được giữ lại 49 chân hương).

Sau khi lau dọn bàn thờ, tối kỵ mở toa các cửa phòng thờ ra để ánh sáng mặt trời chiếu vào gây tổn hại linh khí, phạm Dương Quang Sát. Phòng thời nên buông rèm quanh năm tránh ánh sáng bên ngoài trực tiếp chiếu vào. Bên trong có thể dùng đèn điện và bật 2 cây đèn đỏ hoặc vàng.

Để phòng hòa hoạn, gia chủ có thể đặt miếng kính lên trên bàn thờ gỗ để tánh tàn rụng gây cháy. Tuy nhiên cần dán đề can mờ để hình ảnh của đồ thờ không phản chiếu xuống miếng kính.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Bát hương "cổ thụ" tưởng gia chủ có phước, thầy phong thủy lắc đầu: Nhầm to!

Gần đây, trên mạng xã hội có xôn xao trước một hình ảnh mà trong đó là một bát hương “khủng”, rất to đẹp, cuộn tròn lại như cây cổ thụ vậy.

Theo quan niệm xưa, khi đốt hương, hương cháy sẽ để lại tàn rơi xuống chân nhang nên nhà nào mà có bát hương vòng to, đẹp là có “lộc hương”. Do đó, chắc chắn nhà có bát hương như này là gia chủ có phước lớn, nhiều tài lộc, điềm báo của một sự may mắn, đầy đủ mà bề trên trao tặng.
Ngay lập tức, bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội, có người ghen tị, ngưỡng mộ, có người lại đăng ngay bát hương nhà mình vào phần bình luận để “đọ” xem nhà ai nhiều lộc hơn.

Cách rút tỉa chân hương đúng nhất tránh phạm điều đại kỵ

Rút tỉa chân hương thế này mới đúng cách gia đình nào cũng cần biết tránh phạm điều đại kỵ - ai cũng cần đọc và lưu lại ngay.

Có nên rút, tỉa chân hương trên bàn thờ tổ tiên?

Chuyên gia phong thủy trả lời câu hỏi có nên rút, tỉa chân hương trên bàn thờ tổ tiên khiến ai cũng sốc - hãy tìm hiểu ngay vì tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã chuẩn bị đến rồi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới