Để bát hương đầy ắp chân nhang và không thường xuyên lau dọn bàn thờ có thể khiến gia chủ gặp vận hạn chứ không phải là cách thể hiện sự tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng để được tổ tiên phù hộ nhiều lộc. Vậy nên tỉa chân hương vào lúc nào phù hợp?
Cần thực hiện cách hạ chân nhang đúng cách, cẩn thận. Cần có văn khấn, thủ tục và xuất phát từ tấm lòng thành kính cũng như tránh phạm vào điều cấm kỵ.
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, theo cách chọn ngày tỉa chân nhang, nếu thấy cần thiết thì nên làm trước ngày gia đình có giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha, mẹ).
Rút tỉa chân hương thế nào mới đúng cách?
Thường trong nhà có hai bàn thờ: Bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công đều phải tỉa chân hương.
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt (Công ty Phong Thuỷ Việt Nam), trước khi rút chân hương, nên chọn một ngày tốt lành, rảnh rỗi, sau đó thắp hương xin phép trước khi lau dọn (sái tịnh) bàn thờ, xin thần linh, tổ tiên, gia tiên và xin Chư Phật được phép lau dọn bàn thờ.
Sau khi lau dọn bàn thờ cẩn thận, tỉa hết chân hương bẩn đi rồi lau chùi bát hương sạch sẽ bằng nước thơm, nước hoa, nước hoa hồng, nước trầm.
Tiếp đó cắm chân hương cũ vào, chỉ để khoảng 5 chân hương rồi đưa bát hương vào đúng vị trí cũ (Nên sắp bát hương đầy đặn, ngay ngắn, không nên để bát hương quá nhiều hoặc quá ít tro, hoặc bát hương siêu vẹo).
Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe, bởi các cây non rất dễ bị chết). Tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.
Chọn người rút chân nhangTrong gia đình, ai cũng có thể rút chân nhang được, tuy nhiên, việc này tốt nhất nên được người ông, cha hoặc các con trai trong nhà thực hiện. Người được lựa chọn phải thật thành tâm và phải tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện việc rút tỉa chân hương.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!