Sau hơn nửa thế kỷ, phi đội F-4 Phantom của Hàn Quốc được loại biên

Sau hơn nửa thế kỷ, phi đội F-4 Phantom của Hàn Quốc được loại biên

Sau hơn nửa thế kỷ phục vụ, cuối cùng phi đội máy bay chiến đấu phản lực F-4 F Phantom (Con ma) của lực lượng Không quân Hàn Quốc đã được cho loại khỏi biên chế, để chuẩn bị đón loại các loại chiến đấu cơ mới.

Theo đưa tin từ các phương tiện truyền thông Hàn Quốc như Chosun Ilbo và Dong-A Ilbo, các  máy bay chiến đấu F-4 Phantom cuối cùng của Không quân Hàn Quốc đã chính thức được loại khỏi biên chế vào ngày 6/6 vừa qua.
Theo đưa tin từ các phương tiện truyền thông Hàn Quốc như Chosun Ilbo và Dong-A Ilbo, các máy bay chiến đấu F-4 Phantom cuối cùng của Không quân Hàn Quốc đã chính thức được loại khỏi biên chế vào ngày 6/6 vừa qua.
Sáng 6/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik đã tham dự và chủ trì buổi lễ đưa ra khỏi biên chế Không quân Hàn Quốc của loại máy bay chiến đấu F-4 Phantom tại căn cứ Suwon ở tỉnh Kyunggi. Trong buổi lễ, hai chiếc F-4E đã thực hiện chuyến bay cuối cùng trước khi được rã làm sắt vụn.
Sáng 6/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik đã tham dự và chủ trì buổi lễ đưa ra khỏi biên chế Không quân Hàn Quốc của loại máy bay chiến đấu F-4 Phantom tại căn cứ Suwon ở tỉnh Kyunggi. Trong buổi lễ, hai chiếc F-4E đã thực hiện chuyến bay cuối cùng trước khi được rã làm sắt vụn.
Trước sự có mặt của Bộ trưởng Shin Won-Syrsky, đội máy bay huấn luyện T-50 của Không quân Hàn Quốc cũng biểu diễn nhào lộn trên không. Ngoài ra hai chiếc trực thăng vũ trang Black Hawk của Không quân cũng biểu diễn bay tại buổi lễ. Một số máy bay F-4D và RF-4C đã loại biên trước đó, được trưng bày trên mặt đất.
Trước sự có mặt của Bộ trưởng Shin Won-Syrsky, đội máy bay huấn luyện T-50 của Không quân Hàn Quốc cũng biểu diễn nhào lộn trên không. Ngoài ra hai chiếc trực thăng vũ trang Black Hawk của Không quân cũng biểu diễn bay tại buổi lễ. Một số máy bay F-4D và RF-4C đã loại biên trước đó, được trưng bày trên mặt đất.
Hai chiếc chiến đấu cơ F-4E có mặt tại hiện trường cho chuyến bay cuối cùng trước khi loại biên, một chiếc được sơn màu ngụy trang và được Không quân Hàn Quốc sử dụng đầu tiên.
Hai chiếc chiến đấu cơ F-4E có mặt tại hiện trường cho chuyến bay cuối cùng trước khi loại biên, một chiếc được sơn màu ngụy trang và được Không quân Hàn Quốc sử dụng đầu tiên.
Một chiếc F-4E màu xám khác có khẩu hiệu chia tay và năm phục vụ của tiêm kích "Phantom" trong Lực lượng Không quân Hàn Quốc, với dòng chữ 1969-2024 nổi bật trên thân máy bay.
Một chiếc F-4E màu xám khác có khẩu hiệu chia tay và năm phục vụ của tiêm kích "Phantom" trong Lực lượng Không quân Hàn Quốc, với dòng chữ 1969-2024 nổi bật trên thân máy bay.
Lô F-4E loại khỏi biên chế cuối cùng, thuộc Phi đội tiêm kích số 153 đóng tại Căn cứ Suwon. Phi đội này ban đầu nằm trong Phi đoàn tiêm kích số 11 đóng tại Cheongju; nhưng các phi đội trong phi đoàn này đã dần chuyển sang sử dụng tiêm kích tàng hình F-35A, nên Phi đội 153 phải chuyển sang Phi đoàn 10 đóng tại Suwon.
Lô F-4E loại khỏi biên chế cuối cùng, thuộc Phi đội tiêm kích số 153 đóng tại Căn cứ Suwon. Phi đội này ban đầu nằm trong Phi đoàn tiêm kích số 11 đóng tại Cheongju; nhưng các phi đội trong phi đoàn này đã dần chuyển sang sử dụng tiêm kích tàng hình F-35A, nên Phi đội 153 phải chuyển sang Phi đoàn 10 đóng tại Suwon.
Sau khi toàn bộ những chiếc F-4 lần này được loại khỏi biên chế, Phi đội 153 sẽ “tạm giải tán” vào ngày 1/9 năm nay. Theo một số thông tin, Hàn Quốc đã quyết định mua thêm 20 chiếc F-35A, dự kiến sẽ được giao vào khoảng năm 2027.
Sau khi toàn bộ những chiếc F-4 lần này được loại khỏi biên chế, Phi đội 153 sẽ “tạm giải tán” vào ngày 1/9 năm nay. Theo một số thông tin, Hàn Quốc đã quyết định mua thêm 20 chiếc F-35A, dự kiến sẽ được giao vào khoảng năm 2027.
Theo đồn đoán của giới truyền thông Hàn Quốc, Phi đội 153 một lần nữa sẽ trở lại Phi đoàn tiêm kích số 11 tại Căn cứ Cheongju, với tư cách là phi đội thứ ba của Hàn Quốc được trang bị máy bay chiến đấu F-35.
Theo đồn đoán của giới truyền thông Hàn Quốc, Phi đội 153 một lần nữa sẽ trở lại Phi đoàn tiêm kích số 11 tại Căn cứ Cheongju, với tư cách là phi đội thứ ba của Hàn Quốc được trang bị máy bay chiến đấu F-35.
Buổi lễ ngày 6/6 đánh dấu sự kết thúc gần 55 năm phục vụ của các máy bay chiến đấu F-4 Phantom trong lực lượng Không quân Hàn Quốc. Ngày 29/8/1969, chiếc F-4D đầu tiên của Không quân Hàn Quốc đã đến căn cứ Daegu và gia nhập Phi đội Tiêm kích 151 thuộc Phi đoàn Tiêm kích số 11 vào thời điểm đó. Đây là đơn vị tiêm kích “Phantom” đầu tiên của Hàn Quốc.
Buổi lễ ngày 6/6 đánh dấu sự kết thúc gần 55 năm phục vụ của các máy bay chiến đấu F-4 Phantom trong lực lượng Không quân Hàn Quốc. Ngày 29/8/1969, chiếc F-4D đầu tiên của Không quân Hàn Quốc đã đến căn cứ Daegu và gia nhập Phi đội Tiêm kích 151 thuộc Phi đoàn Tiêm kích số 11 vào thời điểm đó. Đây là đơn vị tiêm kích “Phantom” đầu tiên của Hàn Quốc.
Hàn Quốc cũng đã trở thành quốc gia thứ ba được Mỹ trang bị cho dòng tiêm kích F-4 Phantom sau Anh (nhận lô F-4K đầu tiên vào tháng 4/1968) và Iran (nhận lô F-4D đầu tiên vào ngày 8/9/1968).
Hàn Quốc cũng đã trở thành quốc gia thứ ba được Mỹ trang bị cho dòng tiêm kích F-4 Phantom sau Anh (nhận lô F-4K đầu tiên vào tháng 4/1968) và Iran (nhận lô F-4D đầu tiên vào ngày 8/9/1968).
Còn chiếc "Con ma" đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản, chiếc tiêm kích F-4EJ có số hiệu 17-8301, mãi đến ngày 25/7/1971 mới bay từ Mỹ tới Nhật Bản, muộn hơn gần 2 năm so với Không quân Hàn Quốc.
Còn chiếc "Con ma" đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản, chiếc tiêm kích F-4EJ có số hiệu 17-8301, mãi đến ngày 25/7/1971 mới bay từ Mỹ tới Nhật Bản, muộn hơn gần 2 năm so với Không quân Hàn Quốc.
Theo các nhà phân tích quân sự, sau khi Không quân Hàn Quốc bắt đầu trang bị cho "Phantom", họ từng trở thành "lực lượng không quân mạnh nhất Đông Á" vượt qua Lực lượng Không quân Trung Quốc, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản và Không quân Đài Loan.
Theo các nhà phân tích quân sự, sau khi Không quân Hàn Quốc bắt đầu trang bị cho "Phantom", họ từng trở thành "lực lượng không quân mạnh nhất Đông Á" vượt qua Lực lượng Không quân Trung Quốc, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản và Không quân Đài Loan.
Trong suốt lịch sử, Không quân Hàn Quốc đã đưa vào biên chế tổng cộng 92 chiếc F-4D, 103 chiếc F-4E và 27 chiếc RF-4C (phiên bản trinh sát chụp ảnh). Trong số đó, F-4D và RF-4C lần lượt được loại khỏi biên chế vào ngày 16/6/2010 và ngày 28/2/2014.
Trong suốt lịch sử, Không quân Hàn Quốc đã đưa vào biên chế tổng cộng 92 chiếc F-4D, 103 chiếc F-4E và 27 chiếc RF-4C (phiên bản trinh sát chụp ảnh). Trong số đó, F-4D và RF-4C lần lượt được loại khỏi biên chế vào ngày 16/6/2010 và ngày 28/2/2014.
So với Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản đã cho loại khỏi biên chế hoàn toàn các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, thì lực lượng Không quân Hàn Quốc vẫn còn khoảng 80 chiếc F-5E/F (KF-5E/F).
So với Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản đã cho loại khỏi biên chế hoàn toàn các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, thì lực lượng Không quân Hàn Quốc vẫn còn khoảng 80 chiếc F-5E/F (KF-5E/F).
Sau khi toàn bộ F-4 Phantom đã loại biên, thì số máy bay chiến đấu F-5E/F này vẫn đang được phục vụ và thuộc các phi đội tiêm kích 101, 201, 105 và 112 lần lượt thuộc phi đoàn tiêm kích số 10 và 18. Những chiếc F-5 này dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào khoảng năm 2030. (Nguồn ảnh: Chosun Ilbo, Dong-A Ilbo, Wikipedia).
Sau khi toàn bộ F-4 Phantom đã loại biên, thì số máy bay chiến đấu F-5E/F này vẫn đang được phục vụ và thuộc các phi đội tiêm kích 101, 201, 105 và 112 lần lượt thuộc phi đoàn tiêm kích số 10 và 18. Những chiếc F-5 này dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào khoảng năm 2030. (Nguồn ảnh: Chosun Ilbo, Dong-A Ilbo, Wikipedia).

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.