Sau gần 1 tháng vụ ô nhiễm nước sông Đà: Chủ tịch Hà Nội xin “rút kinh nghiệm sâu sắc”

(Kiến Thức) - Nói về sự ô nhiễm nước sạch sông Đà, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, lãnh đạo thành phố đã nhìn nhận sự việc và nhận trách nhiệm. Bản thân lãnh đạo TP Hà Nội xin được rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc giải quyết sự cố ô nhiễm nước vừa qua.

Sau gần 1 tháng vụ ô nhiễm nước sông Đà: Chủ tịch Hà Nội xin “rút kinh nghiệm sâu sắc”
Tại phiên họp Thường trực HĐND thành phố Hà Nội giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố sáng 4/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề cập đến sự cố ô nhiễm nước sạch sông Đà cách đây gần 1 tháng và cho biết, lãnh đạo thành phố đã nhìn nhận sự việc và nhận trách nhiệm, rút kinh nghiệm sâu sắc sau sự cố.
"Cho phép tôi thay mặt lãnh đạo thành phố, xin được rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc giải quyết sự cố ô nhiễm nước vừa qua", ông Nguyễn Đức Chung nói.
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói rằng, thông qua vụ việc này, thành phố cũng nhận thức rõ, đã có buổi họp để rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó để ứng phó kịp thời hơn với người dân ở tại các vùng mà cấp nước khi có sự cố này.
Sau gan 1 thang vu o nhiem nuoc song Da: Chu tich Ha Noi xin “rut kinh nghiem sau sac”
 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Ngoài việc đề cập đến trách nhiệm của thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng nói đến trách nhiệm của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) trong việc giấu giếm sự việc.
“Họ biết ngay từ ban đầu nhưng đã chỉ đạo công nhân cho rất nhiều clo vào để xử lý. Người ta nghĩ cho clo vào xử lý sẽ át mùi dầu thải và nghĩ rằng clo có thể xử lý được tạp chất này. Thậm chí, khi có kết quả quan trắc chất lượng nước không đạt yêu cầu, công ty này vẫn có biểu hiện gian dối”, ông Nguyễn Đức Chung nói.
Lãnh đạo TP Hà Nội cho biết thêm, đến ngày 15/10, khi đã có kết quả xét nghiệm của Bộ Y tế thì thành phố công khai ngay. Thời điểm đó, Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà vẫn không thực hiện việc công bố.
“Trực tiếp tôi và đồng chí Nguyễn Thế Hùng phải gọi điện cho lãnh đạo cao nhất của Công ty và những cổ đông chính của công ty này thì lúc đó họ mới thừa nhận việc phát hiện nhiễm dầu”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói.
Bên cạnh đó, người đứng đầu thành phố cho hay nhà máy nước mặt sông Đà là nhà máy duy nhất trên địa bàn Hà Nội không có thiết bị quan trắc tự động bởi đã được đầu tư xây dựng từ lâu. Để khắc phục tình trạng này, thành phố đã họp yêu cầu tất cả các đơn vị cung cấp nước sạch sớm hoàn thiện toàn bộ hệ thống quan trắc, yêu cầu Công ty nước sạch sông Đà phải tách riêng hệ thống nguồn nước đầu vào với hồ Đầm Bài.
Chủ tịch TP Hà Nội cũng yêu cầu phía Công ty nước sạch Sông Đà phải hoàn thành xong hệ thống quan trắc tự động trong vòng 3 tháng và cần phải đầu tư xây dựng hệ thống ống dẫn nước kín từ sông Đà về nhà máy, không dùng kênh dẫn nước hở như hiện nay và không sử dụng nguồn nước sông Đà thông qua hồ Đầm Bài.
"Phía Công ty hứa sau 3 tháng sẽ hoàn thành, đồng thời, phải tách riêng nguồn nước đầu vào với hồ Đầm Bài”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết.

TGĐ Nguyễn Văn Tốn làm thuê, ai là chủ thật sự của Nhà máy nước sông Đà?

(Kiến Thức) - Cổ đông lớn nhất của Nước sạch Sông Đà là Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex do ông Nguyễn Văn Tuấn làm chủ tịch. 

TGĐ Nguyễn Văn Tốn làm thuê, ai là chủ thật sự của Nhà máy nước sông Đà?
Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải, gây ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn người dân khu vực Tây Nam TP Hà Nội.

Ảnh chế người dân Hà Nội những ngày sống chung nước bẩn

(Kiến Thức) - Tranh thủ những ngày người dân Hà Nội phải vật vã với nước bẩn, CĐM đưa ra những bức ảnh nói lên nỗi lòng của nhiều người.

Ảnh chế người dân Hà Nội những ngày sống chung nước bẩn
Anh che nguoi dan Ha Noi nhung ngay song chung nuoc ban
Những ngày qua, người dân Hà Nội phải sống chung với cảnh nước bẩn. Đặc biệt là các khu vực phía Tây Nam thành phố. Hàng dài những cư dân của các khu chung cư phải xếp hàng để mua nước về sinh hoạt. 

Lộ diện nghi phạm thứ ba vụ xả dầu thải vào nước sạch Sông Đà?

(Kiến Thức) - Lý Đình Vũ đã thuê hai đối tượng Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám dùng xe tải lấy chất thải từ Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà tại Phú Thọ sau đó mang về Hưng Yên cất giữ rồi mang đến Hòa Bình xả thải gây ô nhiễm nước sạch sông Đà.

Lộ diện nghi phạm thứ ba vụ xả dầu thải vào nước sạch Sông Đà?
Liên quan đến vụ đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước Nhà máy nước sạch sông Đà, Công an tỉnh Hòa Bình đang truy bắt đối tượng Lý Đình Vũ (SN 1982), trú tại xã Xuân Lâm (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Lý Đình Vũ là đối tượng đã thuê hai đối tượng Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám dùng xe tải lấy chất thải từ Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà (có địa chỉ tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) với số lượng 10 thùng chứa khoảng 10m3 sau đó cùng hai đối tượng trên mang lên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) tiến hành xả chất thải gây ô nhiễm nguồn nước sạch song Đà, sau đó bỏ trốn.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.