Sau bao lâu nên thay miếng rửa bát?

Đến một lúc nào đó, dù bạn giặt cách nào thì miếng rửa bát cũng vẫn bẩn và cần vứt nó vào sọt rác, vậy nên dùng một miếng rửa bát trong bao lâu?

Sau bao lâu nên thay miếng rửa bát?

Ai cũng biết miếng giẻ hay bọt biển dùng để rửa bát chứa rất nhiều vi khuẩn, tuy nhiên phần lớn các bà nội trợ vẫn dùng nó quá thời hạn.

Tổ chức Scientific Reports từng thực hiện một nghiên cứu vào năm 2017, họ tìm thấy gần 82 tỷ vi khuẩn trên mỗi inch (2,54cm2) miếng bọt biển rửa bát đã qua sử dụng. Các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến cáo mới, đó là nên thay miếng rửa bát mỗi tuần một lần, thay vì mỗi tháng hay nửa tháng một lần như những khuyến cáo thông dụng trước đây.

Miếng rửa bát đã sử dụng lâu ngày sẽ luôn là ổ vi khuẩn dù bạn giặt kỹ, vì vậy bạn chỉ có cách vứt nó vào thùng rác mới loại bỏ được nguồn gây bệnh nguy hiểm này, Nếu vẫn dùng miếng rửa bát bẩn, sự giữ gìn của bạn trong các khâu khác như chọn thực phẩm sạch, nấu chín thức ăn.... cũng trở nên vô ích.

Cách làm sạch miếng bọt biển hiệu quả là làm ướt nó bằng dung dịch giấm và cho vào lò vi sóng khoảng một phút. Nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi trùng trong miếng bọt biển, axit trong giấm cũng hỗ trợ quá trình này. Bạn cũng có thể cho miếng bọt biển vào máy rửa bát ở cài đặt rửa ở chế độ sấy khô, hoặc ngâm miếng bọt biển trong nước tẩy pha loãng.

Một số đồ dùng cần được thay sau thời gian ngắn

Những món đồ sau cũng có thời hạn sử dụng ngắn, cần được thay thường xuyên theo định kỳ.

Ruột gối

Ruột gối cần được thay sau 6 tháng - 1 năm bởi nó chứa nhiều mạt bụi - loài rệp nhỏ kích thước khoảng 1/4 mm, là tác nhân gây nổi mẩn, sưng tấy, ngứa ngáy. Ruột gối cũng chứa nhiều bào tử nấm, theo nghiên cứu của Trường Đại học Manchester, Anh hàng nghìn bào tử đối với gối đã dùng quá 1,5 năm. Chúng có thể xâm nhập đường hô hấp, gây hen suyễn, viêm mũi.

Lời khuyên: 6 tháng - 1 năm nên thay ruột gối 1 lần.

Thảm chùi chân

Sau bao lau nen thay mieng rua bat?

Do được dùng để thấm nước và thu nhận chất bẩn ở chân nên vật dụng này chứa rất nhiều vi khuẩn. Bạn cần thay mới thảm chùi chân 6 tháng một lần để.

Khăn mặt

Khăn lau mặt luôn ướt, lại thường được để trong môi trường ẩm, chứa nhiều chất dầu từ da mặt người nên vi khuẩn sinh sôi nảy nở rất nhiều. Bạn nên thay mới nó sau 3 tháng.

Lược chải tóc

Lược chải tóc khá bền nhưng vẫn chứa các mầm bệnh, vì vậy nên thay sau 1 năm cho dù bạn đánh rửa thường xuyên.

Thớt

Vi khuẩn, nấm độc có nhiều trong những khe nứt, vết lõm, vết cắt chằng chịt trên mặt thớt dùng lâu ngày, rất khó để làm sạch hoàn toàn. Vì vậy bạn nên thay thớt nhựa sau 1 năm, thớt gỗ sau 2 năm.  

Bé 2 tuổi nhiễm trùng ruột vì thói quen rửa bát của mẹ

Tưởng là công việc dễ dàng, tuy nhiên rửa bát sai cách có thể khiến cơ thể thể ngấm dần hóa chất, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Bé 2 tuổi nhiễm trùng ruột vì thói quen rửa bát của mẹ
Chỉ một vài hành động nhỏ trong quá trình rửa bát có thể khiến chúng ta dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập, thế nhưng có nhiều người giữ những thói quen này nhiều năm mà không hề hay biết điều đó là có hại.

Dùng nước rửa bát theo 5 cách này rước độc cho cả nhà

Nước rửa bát có chứa chất tẩy rửa dễ gây độc hại. Nếu không biết cách sử dụng sẽ rất nguy hiểm.

Dùng nước rửa bát theo 5 cách này rước độc cho cả nhà
Bằng mắt thường có thể thấy nếu thường xuyên tiếp xúc với nước rửa bát không đảm bảo, không bảo vệ da tay, không dùng đúng cách sẽ dễ bị khô, bong tróc da tay, thậm chí nứt đến rỉ máu… Chưa kể đến nếu hóa chất độc hại đấy theo đường ăn uống đi vào cơ thể sẽ tàn phá sức khỏe như thế nào.

Pha loãng nước rửa bát: Bác sĩ khẳng định gấp đôi vi khuẩn

Việc thêm nước máy vào nước rửa bát có thể làm tăng hàm lượng vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác, khiến nước rửa bát bị hư hỏng và biến chất.

Pha loãng nước rửa bát: Bác sĩ khẳng định gấp đôi vi khuẩn

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.