Sát thủ săn ngầm P-3 Orion: một cái nhìn cận cảnh

“Tôi chỉ cần nhìn những chiếc P-3 của Mỹ ở đâu, sẽ biết được vị trí tàu ngầm Liên Xô”, tướng QĐ Liên Xô thừa nhận sự lợi hại của P-3.

Mặc dù đã đưa vào sử dụng trong quân đội được hơn 50 năm, thế nhưng cho đến nay, máy bay tuần tra P-3 Orion do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất vẫn thể hiện rõ được tính hữu dụng của mình và trở thành một trong những loại máy bay hiếm hoi vẫn được các nước ưa chuộng.
Uy lực đáng gờm
Theo trang tin IHS Jane's, P-3 Orion lần đầu tiên trình làng tại triển lãm hàng không quốc tế Paris Air Show vào năm 1963 và bắt đầu phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu săn ngầm.
Máy bay tuần tra, chống tàu ngầm tầm xa P-3C Orion.
 Máy bay tuần tra, chống tàu ngầm tầm xa P-3C Orion.
P-3 Orion có chiều dài 35,6m, cao 10,3m với sải cánh 30,4m, khối lượng cất cánh tối đa 63,45 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt T56-A-14 công suất 4.600 mã lực. Tốc độ tối đa của máy bay là 760km/h, tầm hoạt động tới 4.400km khi tuần tiễu ở tốc độ 600km/h và có thể hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.
P-3 Orion có khả năng mang nhiều loại vũ khí với tổng khối lượng 9 tấn như tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, ngư lôi MK-46, MK-50, MK-54... Với khối lượng vũ khí này, P-3 Orion không chỉ có khả năng săn lùng tàu ngầm mà còn tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước và cả mục tiêu trên bộ.
Biến thể hiện đại nhất của P-3 Orion là P-3C được bàn giao cho Hải quân Mỹ từ 1969 và đã được nâng cấp nhiều lần. Một phi đội tiêu chuẩn vận hành P-3C Orion có 11 người, bao gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung. Với nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm, P-3C được trang bị rất nhiều thiết bị trinh sát hiện đại như sonar DIFAR, thiết bị phát hiện điểm từ trường bất thường (MAD)... Các thông tin thu thập sẽ được chuyển đến máy tính trung tâm, từ đó sẽ phân tích, lưu trữ, gửi đến các cấp chỉ huy hay vận hành tự động những vũ khí trên máy bay.
P-3 Orion phóng tên lửa hành trình diệt hạm Harpoon.
P-3 Orion phóng tên lửa hành trình diệt hạm Harpoon.
Niềm tự hào của Hải quân Mỹ
Vào khoảng giữa những năm 1980, khi cuộc đối đầu giữa lực lượng Hải quân Mỹ và Hải quân Liên Xô (trước đây) lên đến đỉnh điểm, các máy bay P-3 Orion có mặt trong biên chế của 24 phi đoàn Không quân Hải quân và một phi đoàn huấn luyện của Không quân Hải quân Mỹ. Cho dù căn cứ không quân chính của các phi đoàn này chủ yếu nằm trên lãnh thổ Mỹ và quần đảo Hawaii, thế nhưng các máy bay P-3 luôn trong trạng thái thực hiện sứ mệnh tại những vùng biển nước ngoài, theo dõi hoạt động của các chiến hạm của Liên Xô và các tàu ngầm.
P-3 Orion thường xuyên thực hiện những chuyến bay trên vùng cực Bắc Alaska, các căn cứ quân sự tại Atsugi, Iwakuni và Misawa trên lãnh thổ Nhật Bản, ở quần đảo Diego Garcia thuộc Ấn Độ hay căn cứ Cubi Point ở Philippines. Trong khi đó, các máy bay P-3 Orion của Ireland và Na Uy không chỉ thực hiện nhiệm vụ theo dõi và chống ngầm, mà còn thực hiện nhiệm vụ giám sát toàn cầu các vùng biển Bắc Cực, nơi mà những tàu chiến và máy bay của Liên Xô hoạt động thường xuyên. Cũng nhờ vào những phi hành đoàn "Orion", các lực lượng vũ trang Na Uy ở phương Tây trong tháng 4/1987 lần đầu tiên đã có những bức ảnh chất lượng cao của máy bay chiến đấu Su-27 mới nhất của Liên Xô.
Ảnh vẽ P-3 Orion "tóm sống" tàu ngầm Liên Xô.
 Ảnh vẽ P-3 Orion "tóm sống" tàu ngầm Liên Xô.
Theo trang tin Defense Media Network, ở thời kỳ đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh, Nguyên soái Sergey Akhromeyev, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, từng nói: “Tôi luôn biết các tàu ngầm của chúng tôi ở đâu. Tôi chỉ cần nhìn xem những chiếc P-3 Orion của Mỹ ở đâu và từ đó sẽ biết được vị trí các tàu ngầm của Liên Xô”.
Phát biểu của ông Sergey Akhromeyev được Hải quân Mỹ xem chính là một lời ngợi ca dành cho sát thủ săn ngầm P-3 Orion. Ngày nay, P-3 Orion vẫn theo dõi các tàu ngầm, song còn có thêm nhiệm vụ mới là bay trên đất liền ở Afghanistan và châu Phi để lần theo dấu vết khủng bố và cướp biển. “Trong nhiều năm, P-3 Orion là một vũ khí chủ chốt để chống tàu ngầm. Nó có thể tắt hai trong bốn động cơ và bay ở tầm rất thấp, tiếp cận sát vị trí các tàu ngầm”, Defense Media Network dẫn lời chuyên gia phân tích về Hải quân Norman Polmar nhận xét.
Không dễ bị thế chỗ
IHS Jane's cho biết, mặc dù từ năm 2012, Hải quân Mỹ đã bắt đầu phát triển máy bay P-8A Poseidon tiên tiến hơn để thay thế cho P-3C, nhưng chỉ nhìn số lượng máy bay P-3C hiện còn trong biên chế của Hải quân Mỹ là đủ biết nó vẫn còn hữu dụng thế nào. Tuy rằng đã nhiều lần tinh giản biên chế, lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm của Mỹ hiện tại vẫn còn 37 trung đội (trong đó có 17 trung đội dự bị) với lực lượng chủ lực là loại máy bay P-3C Orion với 120 chiếc.
Không loại trừ khả năng cao, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 22 sở hữu P-3 Orion.
Không loại trừ khả năng cao, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 22 sở hữu P-3 Orion.
Trong khi đó, theo Defense Media Network, P-3 Orion là loại máy bay săn ngầm phổ biến nhất hiện nay. Có khoảng 435 chiếc P-3 Orion đang phục vụ trong lực lượng Hải quân của 21 quốc gia trên khắp thế giới từ Tây Ban Nha, Hy Lạp, Australia đến Chile, Hàn Quốc, Thái Lan… chiếm số lượng đáng kể trong tổng số 757 chiếc được sản xuất trong giai đoạn 1962-2000.
Các chuyên gia cũng thừa nhận bề ngoài của P-3 Orion không thay đổi nhiều trong những thập niên qua, song trang thiết bị bên trong cũng như phương tiện điện tử và các phần mềm lại không ngừng được cải tiến, nhờ đó nó vẫn có được chỗ đứng riêng và chưa thể thay thế, ít nhất là trong thời gian tới. “Thời gian trôi qua nhưng P-3 Orion vẫn chứng tỏ nó hoàn toàn thích hợp đối với các hoạt động tuần tra và hỗ trợ trên biển trong nhiều năm tới”, trang tin IHS Jane's nhận định.

“Sát thủ săn ngầm” mạnh nhất Đông Nam Á

Máy bay săn ngầm là các loại máy bay được thiết kế trang bị khí tài trinh sát và các loại vũ khí (bom, ngư lôi) để phát hiện, tấn công tiêu diệt tàu ngầm. Hiện nay, hải quân các nước Đông Nam Á chủ yếu sử dụng trực thăng cho nhiệm vụ chống tàu ngầm. Riêng Thái Lan là quốc gia duy nhất trong khu vực trang bị máy bay cánh bằng chuyên làm nhiệm vụ săn tàu ngầm P-3T Orion.
Máy bay săn ngầm là các loại máy bay được thiết kế trang bị khí tài trinh sát và các loại vũ khí (bom, ngư lôi) để phát hiện, tấn công tiêu diệt tàu ngầm. Hiện nay, hải quân các nước Đông Nam Á chủ yếu sử dụng trực thăng cho nhiệm vụ chống tàu ngầm. Riêng Thái Lan là quốc gia duy nhất trong khu vực trang bị máy bay cánh bằng chuyên làm nhiệm vụ săn tàu ngầm P-3T Orion.

So với trực thăng, máy bay cánh bằng có nhiều lợi thế hơn về tải trọng mang vũ khí và tầm hoạt động. Vì vậy, có thể nói các máy bay P-3 Orion của Không quân Hải quân Hoàng gia Thái Lan được xem là “sát thủ săn ngầm” mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Trong ảnh là máy bay tuần tra săn ngầm P-3T Orion của Thái Lan.
So với trực thăng, máy bay cánh bằng có nhiều lợi thế hơn về tải trọng mang vũ khí và tầm hoạt động. Vì vậy, có thể nói các máy bay P-3 Orion của Không quân Hải quân Hoàng gia Thái Lan được xem là “sát thủ săn ngầm” mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Trong ảnh là máy bay tuần tra săn ngầm P-3T Orion của Thái Lan.

Hiện nay, Không quân Hải quân Hoàng gia Thái Lan duy trì phi đội 3 chiếc P-3T Orion. Đây là biến thể xuất khẩu cải tiến từ loại P-3A Orion do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) nghiên cứu chế tạo. Trong ảnh là máy bay P-3T Orion của Thái Lan chuẩn bị trước giờ cất cánh làm nhiệm vụ tại căn cứ U-Tapao.
Hiện nay, Không quân Hải quân Hoàng gia Thái Lan duy trì phi đội 3 chiếc P-3T Orion. Đây là biến thể xuất khẩu cải tiến từ loại P-3A Orion do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) nghiên cứu chế tạo. Trong ảnh là máy bay P-3T Orion của Thái Lan chuẩn bị trước giờ cất cánh làm nhiệm vụ tại căn cứ U-Tapao.

Máy bay P-3 Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ: chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; tuần tra biển; trinh sát. P-3 Orion được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ khoảng 750km/h, tầm bay hơn 4.000km, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.
Máy bay P-3 Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ: chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; tuần tra biển; trinh sát. P-3 Orion được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ khoảng 750km/h, tầm bay hơn 4.000km, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.

P-3 Orion được vận hành bởi phi hành đoàn đông đảo lên tới 11 người. Trong ảnh là buồng lái chiếc P-3 Orion. Biến thể P-3C hiện đại hơn sau này được trang bị thêm các màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông số kỹ thuật trong buồng lái.
P-3 Orion được vận hành bởi phi hành đoàn đông đảo lên tới 11 người. Trong ảnh là buồng lái chiếc P-3 Orion. Biến thể P-3C hiện đại hơn sau này được trang bị thêm các màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông số kỹ thuật trong buồng lái.

Vị trí ngồi của sĩ quan thông tin liên lạc trên P-3 Orion.
Vị trí ngồi của sĩ quan thông tin liên lạc trên P-3 Orion.

Cabin của chiếc P-3 Orion. Ngoài những chiếc chuyên dụng săn ngầm, Không quân Hoàng gia Thái Lan còn sở hữu 2 chiếc VP-3T dùng để chuyên chở khách VIP.
Cabin của chiếc P-3 Orion. Ngoài những chiếc chuyên dụng săn ngầm, Không quân Hoàng gia Thái Lan còn sở hữu 2 chiếc VP-3T dùng để chuyên chở khách VIP.

P-3T Orion của Không quân Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng sở hữu chiếc đuôi dài “kỳ dị”. Đây là nơi chứa hệ thống phát hiện từ tính. Do đây là thiết bị có độ nhạy tín hiệu từ tính cao nên buộc phải bố trí ở phần đuôi trong lớp vỏ sợi thủy tinh, nằm xa các khí tài điện tử trên máy bay.
P-3T Orion của Không quân Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng sở hữu chiếc đuôi dài “kỳ dị”. Đây là nơi chứa hệ thống phát hiện từ tính. Do đây là thiết bị có độ nhạy tín hiệu từ tính cao nên buộc phải bố trí ở phần đuôi trong lớp vỏ sợi thủy tinh, nằm xa các khí tài điện tử trên máy bay.

P-3T Orion có khả năng mang hơn 9 tấn vũ khí trong khoang thân và cánh gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon; bom chống tàu ngầm; bom thông thường; ngư lôi chống ngầm; thủy lôi… Với khối lượng vũ khí này, P-3T không chỉ có khả năng săn lùng tàu ngầm mà còn tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước và cả mục tiêu trên bộ.
P-3T Orion có khả năng mang hơn 9 tấn vũ khí trong khoang thân và cánh gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon; bom chống tàu ngầm; bom thông thường; ngư lôi chống ngầm; thủy lôi… Với khối lượng vũ khí này, P-3T không chỉ có khả năng săn lùng tàu ngầm mà còn tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước và cả mục tiêu trên bộ.

Trong ảnh là một chiếc P-3 Orion phóng tên lửa AGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km). Ảnh minh họa.
Trong ảnh là một chiếc P-3 Orion phóng tên lửa AGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km). Ảnh minh họa.

P-3 Orion mang 10 bom chùm CBU-10 chuyên dùng cho nhiệm vụ chống tăng. Ảnh minh họa
P-3 Orion mang 10 bom chùm CBU-10 chuyên dùng cho nhiệm vụ chống tăng. Ảnh minh họa

Xem mặt “khắc tinh của tàu ngầm” Việt Nam muốn mua

Tạp chí Jane’s Defence dẫn lời quan chức cấp cao Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) cho hay, Việt Nam có thể sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ bán máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion.
Tạp chí Jane’s Defence dẫn lời quan chức cấp cao Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) cho hay, Việt Nam có thể sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ bán máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion.

Phát biểu tại triển lãm An ninh và Quốc phòng Quốc tế (LAAD 2013) tại Brazil, Giám đốc chương trình tuần tra biển Clay Fearnow cho hay, Hải quân Việt Nam đang quan tâm tới việc mua 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion dư thừa (Mỹ không dùng tới) để bảo vệ đường bờ biển dài gần 3.500km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích 1.396.299km2.
Phát biểu tại triển lãm An ninh và Quốc phòng Quốc tế (LAAD 2013) tại Brazil, Giám đốc chương trình tuần tra biển Clay Fearnow cho hay, Hải quân Việt Nam đang quan tâm tới việc mua 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion dư thừa (Mỹ không dùng tới) để bảo vệ đường bờ biển dài gần 3.500km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích 1.396.299km2.

“Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm tới P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thương vụ này phát triển tốt”, ông Fearnow nói.
“Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm tới P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thương vụ này phát triển tốt”, ông Fearnow nói.

Theo ông Fearnow, Tập đoàn Lockheed Martin cũng “khuyên” Việt Nam lựa chọn biến thể mới nhất P-3C Orion. Vì chúng tiên tiến hơn và có số giờ bay thấp hơn.
Theo ông Fearnow, Tập đoàn Lockheed Martin cũng “khuyên” Việt Nam lựa chọn biến thể mới nhất P-3C Orion. Vì chúng tiên tiến hơn và có số giờ bay thấp hơn.

Máy bay tuần tra hải quân P-3C do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm. Đây được xem là một trong những “sát thủ chống tàu ngầm” hàng đầu thế giới hiện nay.
Máy bay tuần tra hải quân P-3C do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm. Đây được xem là một trong những “sát thủ chống tàu ngầm” hàng đầu thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, theo ông Fearnow, những chiếc P-3C bán cho Việt Nam là trường hợp đầu tiên không bao gồm vũ khí, được trang bị hệ thống trinh sát biển giống như cảm biến hồng ngoại nhìn trước và hệ thống khác. Trong ảnh là buồng lái chiếc P-3C Orin của Mỹ.
Tuy nhiên, theo ông Fearnow, những chiếc P-3C bán cho Việt Nam là trường hợp đầu tiên không bao gồm vũ khí, được trang bị hệ thống trinh sát biển giống như cảm biến hồng ngoại nhìn trước và hệ thống khác. Trong ảnh là buồng lái chiếc P-3C Orin của Mỹ.

Như vậy, những chiếc bán P-3C mà Lockheed Martin muốn bán cho Việt Nam có thể chỉ giữ lại các hệ thống trinh sát biển.
Như vậy, những chiếc bán P-3C mà Lockheed Martin muốn bán cho Việt Nam có thể chỉ giữ lại các hệ thống trinh sát biển.

Dù vậy, ông Fearnow cũng lưu ý rằng, nếu mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp thì các hệ thống vũ khí có thể được cung cấp sau này.
Dù vậy, ông Fearnow cũng lưu ý rằng, nếu mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp thì các hệ thống vũ khí có thể được cung cấp sau này.

P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm.
P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm.

Hệ thống vũ khí của P-3C Orion “thừa khả năng” diệt nhiều tàu ngầm và kể cả chiến hạm nổi.
Hệ thống vũ khí của P-3C Orion “thừa khả năng” diệt nhiều tàu ngầm và kể cả chiến hạm nổi.

P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.
P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới