“Sát thủ diệt hạm” Nhật Bản điều đến Okinawa mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Tên lửa hành trình chống tàu mặt nước Type 88 có thể hủy diệt tàu chiến địch ở cách xa 200km, với đầu đạn xuyên giáp nặng 225kg.

Trong một động thái khá bất thường, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã triển khai tên lửa đất đối hạm Type 88 (còn gọi là SSM-1) đến đảo Miyako thuộc quần đảo Okinawa. Itar-tass dẫn lời nguồn tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết,việc triển khai tên lửa SSM-1 là để bảo vệ cuộc tập trận giữa Hải quân Nhật Bản và Hải quân Mỹ diễn ra trên vùng biển phía Đông Trung Quốc diễn ra từ ngày 1-11/11/2013.
So với những tên lửa chống tàu mặt nước khác trong khu vực, đặc biệt là so với tên lửa của Trung Quốc thì loại tên lửa này mạnh cỡ nào? Thông thường truyền thông thế giới vẫn nói rất nhiều về các tên lửa chống tàu của Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc còn của Nhật Bản thì ít khi được biết đến.
Type 88 (SSM-1) là một biến thể tên lửa chống tàu phóng từ đất liền thuộc “gia đình” tên lửa chống tàu của Nhật Bản bao gồm các biến thể sau: Type-80 (ASM-1) phóng từ trên không; Type 88 (SSM-1) phóng từ đất liền và Type-90 (SSM-1B) phóng từ tàu chiến.
Bệ phóng tự hành của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mà Nhật triển khai ở Okinawa.
 Bệ phóng tự hành của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mà Nhật triển khai ở Okinawa.
Tên lửa này được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Biến thể Type 88 SSM-1 được sản xuất và đưa vào biên chế từ năm 1988.
Type 88 có thiết kế khí động học pha trộn giữa tên lửa chống tàu Harpoon của Mỹ và Exocet của Pháp. Tên lửa có 4 vây ổn định lớn hình tam giác ở gần giữa thân hơi xích ra phía sau (sải cánh này lớn hơn so với Harpoon và Exocet) cùng 4 vây lái nhỏ hình tam giác ở đuôi tên lửa.
Tên lửa được đặt trên khung gầm xe bánh lốp 6x6 bánh, mỗi xe phóng mang theo 6 ống phóng kiêm bảo quản. Trước khi phóng hệ thống thủy lực sẽ nâng giá phóng lên một góc khoảng 45 độ. Tên lửa được đưa ra khỏi ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn.
Sau khi động cơ tăng cường cháy hết, động cơ phản lực sẽ được kích hoạt để đưa tên lửa hành trình đến mục tiêu. Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa, giai đoạn cuối tên lửa sử dụng radar chủ động để khóa và tiêu diệt mục tiêu.
Tên lửa hành trình chống tàu Type 88 rời bệ phóng.
 Tên lửa hành trình chống tàu Type 88 rời bệ phóng.
Đạn tên lửa Type 88 có chiều dài 5,1m, đường kính 0,35m, sải cánh 1,19m, trọng lượng phóng 660kg. Tên lửa có tầm bắn 200km mang theo đầu đạn nặng 225kg bán xuyên giáp, tốc độ hành trình của tên lửa khoảng 1.150km/h, tên lửa bay cách mặt nước chỉ từ 5-6 mét nên rất khó phát hiện và đánh chặn.
Cấu hình hệ thống bao gồm: xe phóng, xe radar tìm kiếm và phát hiện mục tiêu, hệ thống điều khiển hỏa lực cùng xe chỉ huy. Hệ thống có khả năng cơ động chiến thuật rất cao, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của chiến tranh hiện đại.
Xét về tầm bắn thì tên lửa Type 88 SSM-1 không có gì vượt trội, nếu so với tên lửa của Trung Quốc thậm chí tầm bắn còn thấp hơn. Mặc dù tầm bắn của Type 88 chỉ ở mức trung bình khá so với các loại tên lửa chống tàu khác trong khu vực, nhưng đây vẫn là một loại vũ khí diệt hạm đáng sợ.
Xe radar tìm kiếm, phát hiện tàu địch của hệ thống phòng thủ bờ biển trang bị tên lửa Type 88.
 Xe radar tìm kiếm, phát hiện tàu địch của hệ thống phòng thủ bờ biển trang bị tên lửa Type 88.
Sức mạnh của Type 88 chính là ở hệ thống điện tử tinh vi của nó và đó cũng chính là nhân tố quyết định hiệu suất tác chiến của tên lửa. Ngoài công nghệ dẫn hướng, phát hiện và khóa mục tiêu bằng radar chủ động tinh vi, tên lửa còn được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện.
Thực tế thì công nghệ quân sự của Nhật Bản thuộc vào hàng tối tân nhất thế giới nên những sản phẩm vũ khí của họ chế tạo đều thuộc đỉnh cao của thế giới. Việc Nhật Bản lần đầu triển khai tên lửa chống tàu ra khu vực quần đảo Okinawa đã cho thấy họ bắt đầu cảnh giác hơn với các hành động của Trung Quốc.

Nhật tăng quân, ngân sách quốc phòng để bảo vệ biển đảo

"Số lượng binh sĩ Nhật Bản là 225.000 người và sẽ tăng thêm 287 quân nhân trong năm tài chính 2013 bắt đầu từ tháng 4 tới đây," Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tuyên bố sau cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso về vấn đề ngân sách cho hoạt động quân sự.

Bộ trưởng Quốc phòng Onodera nói thêm rằng, sự gia tăng số lượng binh sĩ lần này là lớn nhất trong suốt hai thập kỷ qua. Con số này tương đương với tỷ lệ tăng 0,1%.

“Át chủ bài” chống tàu chiến của Không quân Nhật Bản

Tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 do Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) hợp tác sản xuất. Trong giai đoạn 1995-2011, có khoảng 98 chiếc F-2 được sản xuất (đơn giá 127 triệu USD) và trang bị cho Quân Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
Tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 do Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) hợp tác sản xuất. Trong giai đoạn 1995-2011, có khoảng 98 chiếc F-2 được sản xuất (đơn giá 127 triệu USD) và trang bị cho Quân Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).

Mitsubishi F-2 được thiết kế dựa trên biến thể tiêm kích F-16 Block 40 do Lockheed Martin chế tạo. Vì vậy, kiểu dáng của F-2 gần như tương đồng hoàn toàn với F-16.
Mitsubishi F-2 được thiết kế dựa trên biến thể tiêm kích F-16 Block 40 do Lockheed Martin chế tạo. Vì vậy, kiểu dáng của F-2 gần như tương đồng hoàn toàn với F-16.

Tuy nhiên, trong thiết kế khung thân F-2 có những điểm khác biệt về kích thước và vật liệu chế tạo so với F-16. Diện tích cánh của F-2 lớn hơn 25%, mũi dài hơn và to hơn, cánh đuôi lớn hơn, cửa hút không khí lớn hơn và sử dụng vật liệu composite trong chế tạo giúp giảm trọng lượng, tín hiệu phản xạ sóng radar.
Tuy nhiên, trong thiết kế khung thân F-2 có những điểm khác biệt về kích thước và vật liệu chế tạo so với F-16. Diện tích cánh của F-2 lớn hơn 25%, mũi dài hơn và to hơn, cánh đuôi lớn hơn, cửa hút không khí lớn hơn và sử dụng vật liệu composite trong chế tạo giúp giảm trọng lượng, tín hiệu phản xạ sóng radar.

F-2 được thiết kế với công nghệ điện tử, hỏa lực tiên tiến, mạnh mẽ cho phép đảm nhiệm các nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên mặt biển với độ chính xác cao.
F-2 được thiết kế với công nghệ điện tử, hỏa lực tiên tiến, mạnh mẽ cho phép đảm nhiệm các nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên mặt biển với độ chính xác cao.

F-2 được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F110-GE-129 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.469km/h, trần bay 18.000m, tầm bay 834km (với nhiệm vụ chống mục tiêu trên biển).
F-2 được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F110-GE-129 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.469km/h, trần bay 18.000m, tầm bay 834km (với nhiệm vụ chống mục tiêu trên biển).

F-2 trang bị hệ thống radar mạng pha quét điện tử chủ động J/APG-1 tiên tiến cho phép theo dõi mục tiêu ở tầm xa, nhiều mục tiêu cùng lúc và dẫn tên lửa tấn công đồng thời vài mục tiêu.
F-2 trang bị hệ thống radar mạng pha quét điện tử chủ động J/APG-1 tiên tiến cho phép theo dõi mục tiêu ở tầm xa, nhiều mục tiêu cùng lúc và dẫn tên lửa tấn công đồng thời vài mục tiêu.

F-2 được trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm JM61A1 ở trong thân dùng cho không chiến tầm gần và các giá treo trên thân, cánh mang hơn 8 tấn vũ khí (tên lửa đối không, tên lửa chống tàu, bom). Trong ảnh là tiêm kích F-2 mang tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-3 (tầm bắn 13km) ở đầu mút cánh và tên lửa tầm trung AAM-4 (tầm bắn 100-120km) ở giá treo trong cánh.
F-2 được trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm JM61A1 ở trong thân dùng cho không chiến tầm gần và các giá treo trên thân, cánh mang hơn 8 tấn vũ khí (tên lửa đối không, tên lửa chống tàu, bom). Trong ảnh là tiêm kích F-2 mang tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-3 (tầm bắn 13km) ở đầu mút cánh và tên lửa tầm trung AAM-4 (tầm bắn 100-120km) ở giá treo trong cánh.

Trong tác chiến chống mục tiêu mặt nước, F-2 có thể mang được 4 tên lửa chống tàu ASM-1 (tầm bắn 50km) hoặc ASM-2 (tầm bắn 170km). Trong ảnh là tiêm kích F-2 mang 4 tên lửa chống tàu trong nhiệm vụ chống mục tiêu trên biển.
Trong tác chiến chống mục tiêu mặt nước, F-2 có thể mang được 4 tên lửa chống tàu ASM-1 (tầm bắn 50km) hoặc ASM-2 (tầm bắn 170km). Trong ảnh là tiêm kích F-2 mang 4 tên lửa chống tàu trong nhiệm vụ chống mục tiêu trên biển.

Mitsubishi đang thử nghiệm tên lửa hành trình chống tàu tốc độ cao ASM-3 (trong ảnh) có tầm bắn tới 200km để trang bị cho F-2.
Mitsubishi đang thử nghiệm tên lửa hành trình chống tàu tốc độ cao ASM-3 (trong ảnh) có tầm bắn tới 200km để trang bị cho F-2.

Theo tờ Want Daily, trong một cuộc chiến tranh tiềm năng với Trung Quốc, JASDF có thể dùng F-2 tấn công tiêu diệt tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc. Và tên lửa chống tàu ASM-1/2 là những “cây thương” sẽ chịu trách nhiệm chọc thủng thân tàu Liêu Ninh.
Theo tờ Want Daily, trong một cuộc chiến tranh tiềm năng với Trung Quốc, JASDF có thể dùng F-2 tấn công tiêu diệt tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc. Và tên lửa chống tàu ASM-1/2 là những “cây thương” sẽ chịu trách nhiệm chọc thủng thân tàu Liêu Ninh.

Tin mới