Điểm sạt lở rộng khoảng 5.000 m2. Địa điểm này nằm giữa một thung lũng, phía sau hoàn toàn không có vách núi dựng đứng như nhiều người liên tưởng, mà chỉ là một dãy núi thấp, thoai thoải.
Nơi đặt Trạm quản lý bảo vệ rừng 67 nằm gần một mép vực nhỏ. Toàn bộ bùn đất đã lùa trạm quản lý bảo vệ rừng đổ về phía vực. Điều khó khăn đối với việc tìm kiếm bị nhân đôi, vì ngoài bùn lầy thì nhiều cành cây ngã đổ đan chéo vào nhau, tạo thành một tấm phên nằm ẩn dưới bùn, tạo ra sự vướng víu, cản trở tốc độ tìm kiếm.
Nơi đặt Trạm quản lý bảo vệ rừng 67 nằm gần một mép vực nhỏ. Toàn bộ bùn đất đã lùa trạm quản lý bảo vệ rừng đổ về phía vực. Điều khó khăn đối với việc tìm kiếm bị nhân đôi, vì ngoài bùn lầy thì nhiều cành cây ngã đổ đan chéo vào nhau, tạo thành một tấm phên nằm ẩn dưới bùn, tạo ra sự vướng víu, cản trở tốc độ tìm kiếm.
Những hình ảnh đầu tiên ở hiện trường vụ sạt lở khiến 13 người mất tích. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Trạm quản lý bảo vệ rừng 67 thời điểm trước khi bị vùi lấp - ảnh TL
Con đường dẫn lên điểm tìm kiếm được đặt 3 chốt canh gác. Các phóng viên không được tiếp cận hiện trường. Nhưng con đường từ trung tâm xã Phong Xuân đến điểm tìm kiếm vẫn ẩn giấu khá nhiều nguy hiểm. Đi suốt chiều dài khoảng 20 km, cây cối ngã la liệt, gãy gập. Nhiều điểm trên đường, đất đá lăn ra chắn ngang, bùn lầy và nước vẫn ùa xuống mặt đường.
Và hiện trường sau khi đã bị san phẳng, khiến 13 người mất tích - Ảnh: Văn Chương
Một cán bộ bảo vệ rừng chỉ xuống một bờ vực sâu và cho biết, nếu chỉ cần trời đổ một cơn mưa thì toàn bộ đội tìm kiếm sẽ mắc kẹt trong rừng và chờ trực thăng thả lương thực cứu đói. Bởi trên con đường này có 2 ngầm cắt ngang, nước chảy xiết. Bên cạnh đó là đất đỏ trên núi tuôn xuống đường, khoét mặt đường vỡ từng mảng, tạo thành một vực sâu hàng trăm mét. Bàn thờ đặt ngay cạnh một đống cây cối lòi ra từ đống bùn đất. Những người trong lực lượng tìm kiếm lần lượt thắp một nén nhang cho đồng đội. Những giọt nước mắt đau xót, bùi ngùi khẽ lăn trên gương mặt những người lính.
Dự kiến phải đến khi bùn nhão khô bớt thì công binh mới có thể đào đất, cưa cây dưới lòng đất để khai quang hết khu vực tìm kiếm.
Trước đó, tối 12/10, trên đường hành quân vào thủy điện Rào Trăng 3 để cứu nạn, đoàn công tác của Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế khi nghỉ tại Trạm Kiểm lâm 67, đã bị quả đồi đổ ụp xuống vùi lấp san phẳng cả trạm. Trong số 13 người mất tích, có Thiếu tướng Nguyễn Văn Man – Phó Tư lệnh Quân khu 4, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền và một phóng viên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế.