Sạt lở đèo Bảo Lộc: Địa phương nói gì về vườn sầu riêng giữa rừng?

Toàn bộ khu vực sạt lở trên đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) nằm trọn ở khoảnh đồi trồng cây sầu riêng. Dư luận cho rằng chính việc bạt cây rừng để trồng sầu riêng đã gây ra tình trạng sạt lở.

Sạt lở đèo Bảo Lộc: Địa phương nói gì về vườn sầu riêng giữa rừng?
Ảnh chụp bằng flycam cho thấy, đất đá sạt lở đều thuộc khoảnh đất trồng sầu riêng. Khối đất đá đổ xuống chôn vùi Trạm CSGT Madaguoi, làm 4 người tử nạn.
Sat lo deo Bao Loc: Dia phuong noi gi ve vuon sau rieng giua rung?
Toàn cảnh vụ sạt lở nhìn từ trên cao. Khu vực sạt lở không có cây rừng mà được trồng sầu riêng (Ảnh: Hải Long).
Khi nhìn những hình ảnh này, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: Vì sao phá rừng để trồng sầu riêng? Vườn sầu riêng của ai và trồng từ bao giờ? Đây có phải là đất rừng phòng hộ?
Tìm hiểu nguồn gốc vườn sầu riêng, phóng viên Dân trí trao đổi với ông Đặng Văn Chinh, Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Ông Chinh cho biết vườn sầu riêng nói trên thuộc sở hữu của bà Đặng Thị L. (trú thị trấn Đạ M'ri).
Theo ông Chinh, bà L. đã sinh sống tại khu vực này từ khá lâu và bắt đầu canh tác trên ngọn đồi nói trên từ năm 1985 đến nay. Toàn bộ khu đất này đã đưa ra quy hoạch ngoài 3 loại rừng từ năm 2008, theo quyết định 450 của UBND tỉnh Lâm Đồng (Đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất để sử dụng đất phát triển kinh tế, xã hội của địa phương).
"Ngày trước, trên diện tích này bà L. trồng cây cà phê, mít, bơ, gần đây mới cải tạo lại để trồng cây sầu riêng", Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri nói.
Theo ghi nhận của phóng viên, khu đất trồng sầu riêng khoảng 1ha với tuổi đời cây khoảng từ 3 đến 4 năm tuổi, xung quanh là rừng tự nhiên bao bọc.
Sat lo deo Bao Loc: Dia phuong noi gi ve vuon sau rieng giua rung?-Hinh-2
Toàn bộ khối lượng đất đá sạt lở đều nằm ở khu vực trồng sầu riêng (Ảnh: Hải Long).
Trong sáng 31/7, nước ngầm ở khu vực sạt lở chảy thành dòng xuống dưới, khiến công tác cứu nạn, giải phóng đất đá gặp nhiều khó khăn.
Tại buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Công an tỉnh Lâm Đồng tìm nguyên nhân vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc.
Phó Thủ tướng yêu cầu Lâm Đồng cần mời chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm khảo sát địa chất ở khu vực có nguy cơ sạt lở để có cách ứng xử an toàn.
"Đây là bài học không chỉ riêng cho Lâm Đồng mà cho cả nước, vì bây giờ là thời điểm bắt đầu mùa mưa. Việc này đề nghị Bộ NN&PTNT, cùng với các bộ, ngành khác tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ra một văn bản phù hợp, chỉ đạo chung về nội dung này", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo.
Sat lo deo Bao Loc: Dia phuong noi gi ve vuon sau rieng giua rung?-Hinh-3
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Công an tỉnh Lâm Đồng tìm nguyên nhân vụ sạt lở (Ảnh: Dương Phong).
Liên quan đến vụ sạt lở đèo Bảo Lộc, trao đổi với phóng viên Dân trí, Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn cho rằng trước tình hình sạt lở gia tăng ở Lâm Đồng, tỉnh này cần gấp rút rà soát lại các khu vực có nguy cơ trên toàn địa bàn.
"4 nhóm nguy cơ sạt lở gồm, khu vực có triền dốc, taluy cao; khu vực dốc nhưng không còn rừng để giữ đất; khu vực cheo leo nhưng lại xây dựng dưới chân đồi và cuối cùng là khu vực thay đổi các kết cấu tự nhiên như bê tông hóa, chặt cây nhưng thiếu hệ thống thoát nước", KTS Ngô Viết Nam Sơn cho hay.
Theo KTS Nam Sơn, với mỗi khu vực thì Lâm Đồng cần có biện pháp ứng xử riêng để giảm thiểu tai nạn sạt lở.

Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc

Mưa lớn đã làm đất đá, cây rừng trên đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) bị sạt lở, đổ xuống đường khiến giao thông qua lại khó khăn.

Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
Ngày 30/7, do ảnh hưởng của bão số 2, khiến nhiều nơi ở Lâm Đồng có mưa lớn nhiều ngày. Trên đèo Bảo Lộc qua địa phương này xuất hiện nhiều điểm sạt lở. Hàng tấn đất đá lớn sạt xuống nằm chắn mặt quốc lộ 20 trên đèo Bảo Lộc. Cây xanh ngã đổ, nằm chắn ngang đường. Cùng với đó, một tảng đá lớn trên vách núi ở vị trí cầu 1 (cầu hẹp) lăn xuống, may mắn không có phương tiện đi qua.
Mua lon gay sat lo tren deo Bao Loc, giao thong un tac
Đèo Bảo Lộc mưa, cây ngã xuống đường. Ảnh: A.T.

Sạt lở đèo Bảo Lộc, 3 chiến sĩ CSGT và 1 người dân mất tích

Sạt lở đất vùi lấp một phần trụ sở Trạm CSGT đèo Bảo Lộc, hiện có 3 cán bộ, chiến sĩ CSGT thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng cùng một người dân mất tích.

Sạt lở đèo Bảo Lộc, 3 chiến sĩ CSGT và 1 người dân mất tích
Thông tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng, khoảng 14h30 ngày 30/7 nhận được thông tin khu vực chốt đèo Bảo Lộc (tại Km 103+300, Quốc lộ 20, khu vực nằm giữa đèo Bảo Lộc) có hiện tượng sạt lở nên một số Cán bộ, chiến sĩ thuộc Trạm CSGT Mađaguôi – Phòng PC08 đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát đã trở về chốt CSGT đèo Bảo Lộc để cùng người dân di dời phương tiện, trang thiết bị.
Thời điểm này, bất ngờ một lượng lớn đất đá đổ xuống vùi lấp 03 cán bộ, chiến sĩ Công an và 1 người dân đang làm việc gần đó đến hỗ trợ di chuyển đồ đạc, phương tiện.

Sạt lở đèo Bảo Lộc: Đã tìm thấy thi thể 3 cán bộ CSGT

Đến tối ngày 30/7, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể các nạn nhân vụ sạt lở đèo Bảo Lộc. Cả 3 được xác định là cán bộ CSGT.

Sạt lở đèo Bảo Lộc: Đã tìm thấy thi thể 3 cán bộ CSGT
Thông tin mới nhất vụ sạt lở đất nghiêm trọng, vùi lấp một phần trạm CSGT đèo Bảo Lộc cùng 3 CSGT và một người dân, hiện các lực lượng chức năng đã tìm thấy và đưa thi thể 3 cán bộ chiến sĩ Công an ra khỏi khu vực hiện trường; công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn đang được khẩn trương tiến hành để tìm kiếm nạn nhân còn lại và sớm khắc phục hậu quả vụ sạt lở.
Sat lo deo Bao Loc: Da tim thay thi the 3 can bo CSGT
Hiện trường vụ sạt lở. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.