Sập tường ở Đồng Nai: Đơn vị thi công “phớt lờ” cảnh báo

Sau vụ sập tường ở Vĩnh Long khiến 7 người chết vào tháng 3/2019, bộ Xây dựng đã cảnh báo, nhưng “sự cố đặc biệt nghiêm trọng” tại Đồng Nai vẫn xảy ra. Dư luận đang dậy sóng nghi vấn có hay không sự “phớt lờ” của đơn vị thi công với vấn đề an toàn của người lao động?
 

Sập tường ở Đồng Nai: Đơn vị thi công “phớt lờ” cảnh báo
“Mất bò mới lo làm chuồng”
Ngày 15/5, trong buổi kiểm tra hiện trường và làm việc với tỉnh Đồng Nai, Thứ trưởng bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, sau sự cố sập tường ở Vĩnh Long một năm trước, Bộ đã có văn bản chỉ đạo thực hiện đúng quy định việc thi công các mảng tường lớn trong các khu công nghiệp, song “đáng tiếc sự cố vẫn lặp lại”, khiến 10 người chết.
Sap tuong o Dong Nai: Don vi thi cong “phot lo” canh bao
 
Trao đổi về vấn đề này với PV Người Đưa Tin Pháp luật, ĐBQH Bùi Xuân Thống - Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai - bày tỏ: “Theo tôi, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đòi hỏi cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải có những am hiểu nhất định. Đặc biệt, trong ngành xây dựng, sự an toàn của người lao động phải được đặt lên hàng đầu. Trong pháp luật hiện nay đã có quy định rõ ràng về sử dụng lao động, nhưng vấn đề là thực hiện không nghiêm. Khi phát hiện phải xử lý nghiêm để có tính răn đe, tránh tình trạng tương tự xảy ra, đến khi sự cố xảy ra rồi mới khắc phục, giống như “mất bò mới lo làm chuồng”...”.
“Việc thanh kiểm tra thường xuyên các công trình xây dựng ở các địa phương phải được thực hiện một cách quyết liệt, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình thanh tra lao động có sai sót, khi phát hiện ra những người liên quan đến hành vi tiêu cực, “ăn tiền”, bao che, phải bị xử lý nghiêm trách nhiệm” - Ông nhấn mạnh.
Chia sẻ với PV Người Đưa Tin Pháp luật quan điểm đối với vấn đề sử dụng lao động, ông Châu Văn Thắng, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng: “Hiện nay, các chủ dự án thường thuê qua nhiều “thầu” trung gian, các “thầu” trung gian này thuê những người thợ không cần hợp đồng lao động. Những người lao động tự do này đang không có việc làm, cần có thu nhập nên đôi khi thấy có việc là làm, không cần biết đến hợp đồng lao động. Nếu họ ở trong một tổ chức tập thể nào thì có thể dễ dàng tuyên truyền, giáo dục, còn ở đây, họ là lao động tự do nên công tác này rất khó triển khai.
Vì vậy, phải có quy định chặt chẽ hơn, chủ dự án cần có những ràng buộc rõ ràng, quy định các “thầu” trung gian phải đảm bảo hợp đồng lao động và đảm bảo an toàn lao động. Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra kết hợp với Liên đoàn lao động cũng được tiến hành thường xuyên hơn, rốt ráo hơn”.
Sự cố tái diễn do “phớt lờ” cảnh báo?
Cũng trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền (TP.Hồ Chí Minh) nhận định, vụ sập tường ở Đồng Nai có sự chủ quan của đơn vị thi công, trong khi một năm trước đã có trường hợp tương tự xảy ra ở Vĩnh Long.
Qua các hình ảnh từ hiện trường, vị kiến trúc sư cho rằng, với bức tường dài 109m, cao 8m nhưng có thể không có khe lún sẽ vô tình đã tạo một cộng hưởng lực, khi liên kết tải trọng lại sẽ rất dễ ngã nguyên mảng tường lớn khi có gió.
Ông chỉ ra: “Quan trọng với những bức tường này là việc tính toán bổ trụ phương đứng cũng như giằng ngang, độ dày tường hợp lý, chất lượng vữa hồ bê-tông, khe lún, tính toán tải trọng gió... đúng quy định thì mới tạo sự liên kết vững chắc.
Trong xây dựng, thường có hai loại tường là chịu lực và bao che. Các mảng tường bao che thường hay bị bỏ qua yếu tố chịu lực bản thân, chịu áp lực gió đó là điều rất nguy hiểm. Đối với các mảng tường lớn như tại công trình này khi xây, tuyệt đối phải đảm bảo các vấn đề cơ bản như: không xây trùng mạch vữa theo phương đứng; tường đủ dày tương ứng với diện tích tường, mác bê-tông vữa đúng tiêu chuẩn quy định; có giằng tường liên kết với hệ chịu lực của công trình, có bổ trụ đúng tiêu chuẩn; có giằng tường để bảo đảm mảng tường lớn dàn trải lực xuống móng, đà kiềng được đồng đều; không xây tường một lần cao hơn 2m.
Nếu quên đi một trong các yếu tố đó, tường đều có nguy cơ đổ sập. Tường quá dài và lớn phải làm bổ trụ mỗi 3m một cây và có giằng tường. Trong nhà công nghiệp như xưởng này, tường làm nhiệm vụ bao che là chính, rất có thể đơn vị thi công bỏ lơ yếu tố giằng tường và bổ trụ”.
Cuối cùng, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền đúc kết: “Dưới góc độ khách quan, tôi cho rằng, đơn vị tổ chức thi công đã chủ quan, có thể thực thiện biện pháp thi công không đúng tiêu chuẩn, bảo hộ an toàn lao động không được thực hiện nghiêm túc.
Sau vụ sập tường năm trước, các cơ quan chức năng đã có những can thiệp kịp thời, đưa ra cảnh báo về những hiểm họa, nhưng đơn vị thi công này có thể đã... “quên”?! Các đơn vị “thầu” nhỏ lẻ không chuyên nghiệp, không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên thì những người thợ thường làm việc rất chủ quan, sơ sài, cẩu thả”.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền nhấn mạnh: “Ở các công trình hoặc các đội thi công nhỏ lẻ thường tồn tại việc người sử dụng lao động không chú trọng đến hợp đồng lao động hay chế độ bảo hiểm cho công nhân. Về nguyên tắc, thợ hồ phải xuất thân từ những công nhân bậc 3/7 từ các trường cao đẳng xây dựng đào tạo, có kiến thức đọc hiểu bản vẽ, ý thức tốt về an toàn lao động,... nhưng ở Việt Nam, thợ hồ thường xuất thân từ những người thất nghiệp và xuất thân từ phụ hồ. Họ bị cuốn vào mưu sinh, không để ý đến những kiến thức an toàn lao động cơ bản. Khi xảy ra sự cố thì những người lao động này thiệt thòi nhiều nhất”.
Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP.Hồ Chí Minh cũng có những chia sẻ liên quan đến vấn đề này: “Người sử dụng lao động thường thuê người lao động thời vụ trong vài tháng, thực hiện không đúng luật; trong khi đó, nhóm người lao động cũng không hiểu về quyền lợi của mình, dẫn đến việc người sử dụng lao động lợi dụng, thỏa thuận ngầm không có hợp đồng lao động để không phải đóng bảo hiểm...
Chính vì vậy, trước đết, vấn đề quản lý Nhà nước phải được siết chặt, kiểm soát được điều này, địa phương phải phối hợp rà soát thường xuyên các đơn vị sử dụng lao động để phát hiện và xử phạt kịp thời theo quy định hiện hành, thậm chí, xử phạt thật nặng, đến mức rút giấy phép của doanh nghiệp, không cho kinh doanh sản xuất và sử dụng lao động nữa”.

Sập tường Công ty AV Healthcare: Nổ lực tìm kiếm những người mất tích

(Kiến Thức) - Tối ngày 14/5, Công an huyện Trảng Bom vẫn đang phối hợp với các đơn vị Công an tỉnh Đồng Nai điều tra, tìm kiếm người mất tích ở vụ sập tường khi thi công trình ở khu vực khiến 10 người chết.

Hiện trường vụ việc.

Đại tá Nguyễn Văn Kim - Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã chỉ đạo trực tiếp công tác cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm người mất tích trong đống đổ nát ở công trình của công ty AV Healthcare (Hàn Quốc), Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Sap tuong Cong ty AV Healthcare: No luc tim kiem nhung nguoi mat tich
 Hiện trường vụ việc.

Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ sập tường Công ty AV Healthcare Đồng Nai

(Kiến Thức) - Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ vụ sập tường Công ty AV Healthcare Đồng Nai, xử lý nghiêm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ sập tường Công ty AV Healthcare Đồng Nai
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về vụ sập tường Công ty AV Healthcare ở Khu công nghiệp Giang Điền (tỉnh Đồng Nai) khiến 10 người chết, 12 người bị thương.
Công điện nêu rõ, vào chiều ngày 14/5/2020, xảy ra vụ sập công trình tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 10 người chết và 12 người bị thương.

Sập tường KCN Giang Điền ở Đồng Nai: Danh tính 10 nạn nhân tử vong

(Kiến Thức) - Cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 10 nạn nhân tử vong vụ sập tường kinh hoàng ở Đồng Nai. Các nạn nhân bị thương đang được điều trị.

Sập tường KCN Giang Điền ở Đồng Nai: Danh tính 10 nạn nhân tử vong
Chiều 14/5, bức tường cao khoảng 8m, dài 109m thuộc Công ty AV Healthcare Đồng Nai tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai bất ngờ nghiêng rồi đổ sập đè vào nhóm công nhân.
Sau khi vụ tai nạn sập tường Đồng Nai xảy ra, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã có mặt huy động máy đào cứu những nạn nhân mắc kẹt dưới đống đổ nát. Tuy nhiên, con số thương vong của vụ sập tường đã lên tới 10 người. Trong đó có 8 người chết tại chỗ, 2 người chết tại bệnh viện. Bên cạnh đó còn 14 người khác bị thương và đã được cứu.
Nguyên nhân vụ tai nạn sập tường ở KCN Giang Điền (Đồng Nai) đang được cơ quan chức năng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Mới đây, Sở Y tế Đồng Nai cũng đã công bố danh tính 10 nạn nhân trong vụ sập tường tại Công ty AV Healthcare Đồng Nai tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Sap tuong KCN Giang Dien o Dong Nai: Danh tinh 10 nan nhan tu vong
 
Cụ thể, danh sách các nạn nhân tử vong gồm:
1.Chương Thanh Tùng, 40 tuổi, quê huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ.
2.Lý Văn Thu, 46 tuổi, quê huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
3.Dương Huỳnh Minh Nhật, 19 tuổi, quê huyện Gò Công Tây, Tiền Giang
4.Nguyễn Thị Nguyệt, 41 tuổi, quê huyện Châu Thành A, Hậu Giang
5.Hồ Văn Hoa, 51 tuổi, quê P.Long Bình, TP.Biên Hoà, Đồng Nai
6.Trần Lèn Sái, 47 tuổi, quê huyện Châu Phú, An Giang.
7.Trần Xuân Anh, 40 tuổi, quê huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
8.Nguyễn Văn Điệp, 37 tuổi, quê huyện Thới Bình, Cà Mau
9.Nguyễn Văn Cường, 56 tuổi, quê Cà Mau
10.Phạm Minh Tâm, 65 tuổi, quê xã Tam Phước, TP.Biên Hoà, Đồng Nai
Về các 14 nạn nhân bị thương, theo Sở Y tế Đồng Nai, có 8 ca bị thương đang điều trị tại bệnh viện Trảng Bom, 6 ca ở bệnh viện Thống Nhất. Có 2 ca chấn thương gãy đốt sống thắt lưng, 1 ca gãy xương sườn và xương đòn, 1 ca gãy đầu dưới quay tay trái, còn lại chủ yếu chấn thương phần mềm, chấn thương đầu đang theo dõi.
Bức tường cao mười mấy mét đứng chơi vơi là bất thường
Về công tác xác minh nguyên nhân tai nạn, đến 20h30 ngày 14/5, Công an tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ chức năng tỉnh Đồng Nai phong tỏa, khám nghiệm hiện trường.
Ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đây là vụ tai nạn hết sức nghiêm trọng, đáng tiếc. Tỉnh yêu cầu ngành y tế tập trung cứu chữa các nạn nhân vụ tai nạn. Bên cạnh đó, cử đoàn công tác đến thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình các nạn nhân.

Mời quý độc giả xem video: Hiện trường đổ nát sau vụ sập tường 10 người chết ở Đồng Nai - Nguồn: VTC

Cũng theo ông Dũng, quy trình xây dựng tại công trình trên có vấn đề, tai nạn xảy ra do vi phạm an toàn lao động.
“Về mặt chất lượng, các cơ quan chức năng sẽ kết luận sau, nhưng việc xây dựng một bức tường cao mười mấy mét, đứng chơi vơi không có công trình nào như vậy cả”, ông Dũng thông tin.
Cũng trong tối 14/5, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo điều tra rõ vụ sập công trình ở Khu công nghiệp Giang Điền (tỉnh Đồng Nai) làm 10 người tử vong.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới các nạn nhân, thân nhân người bị nạn và có ý kiến chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương tổ chức tìm kiếm, cứu chữa, thăm hỏi, động viên, có biện pháp hỗ trợ kịp thời gia đình người bị tử vong và bị thương; chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả vụ tai nạn này.
Thủ tướng giao Bộ Công an, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, xử lý nghiêm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.