Sập hầm thủy điện: Nạn nhân kể “từ cõi chết trở về“

Được giải cứu một cách ngoạn mục, công nhân bị mắc kẹt dưới hầm thủy điện Đạ Dâng mừng rơi nước mắt chia sẻ: "Chúng tôi như từ cõi chết trở về".

Sập hầm thủy điện: Nạn nhân kể “từ cõi chết trở về“
"Hầm sập rồi, chạy nhanh lên"
Chiều 19/12, hàng trăm chiến sỹ và người thân nạn nhân vui mừng vô bờ bến khi nghe tiếng gọi: “Thấy 12 công nhân rồi anh em ơi”. Chỉ trong tích tắc toàn bộ người bị mắc kẹt trong vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng được lực lượng cứu hộ đưa ra bên ngoài rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cấp cứu.
Anh Phạm Anh Tuấn - em trai nạn nhân Phạm Xuân Đăng vui mừng gọi điện báo tin cho gia đình.
Anh Phạm Anh Tuấn - em trai nạn nhân Phạm Xuân Đăng vui mừng gọi điện báo tin cho gia đình.
11 công nhân nam vẫn đảm bảo sức khỏe nên được cõng và dìu đi từng bước, riêng chị Đặng Thị Hồng Ngọc (1988, Nghệ An) do bị kiệt sức nên phải khiêng bằng cáng đến khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Sau khi được các bác sĩ tận tình điều trị, hiện sức khỏe của chị Ngọc đã ổn định.
Trong số các nạn nhân bị “chôn” trong hầm thủy điện, anh Phạm Xuân Đăng (SN 1964, quê Vĩnh Phúc) là người lớn tuổi nhất, từng có hàng chục năm làm công nhân ở các công trình. Đến thời điểm này, dù đã được các chiến sỹ cứu hộ giải thoát ra ngoài, anh Đăng vẫn không tin đó là sự thật.
Anh Đăng kể, sáng 16/12, như thường lệ anh và nhiều công nhân khác đến công trình thủy điện Đạ Dâng (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) thi công. Khi các anh đang miệt mài làm việt thì nghe tiếng “ầm”, “ầm” cách vị trí đang đứng không bao xa.
Nhiều công nhân ở phía bên ngoài hét toáng lên: “Sập hầm rồi, chạy nhanh lên”. Anh Đăng cùng 11 công nhân khác ở bên trong không chạy kịp bị chôn vùi trong hầm.
“Lúc đó tất cả chúng tôi đều rất bi quan, hầu như không ai tin sẽ thoát khỏi được hang động này”, anh Đăng nhớ lại.
Anh Hoàng Anh Văn (SN 1980, Nam Định) được xem là người có sức khỏe tốt nhất trong nhóm công nhân cũng không tin mình và anh em có thể ra được khỏi hầm sớm như thế. Anh nói, hôm đầu bị “chôn sống” trong hầm, vừa đói vừa lạnh, cứ tưởng mình sẽ bỏ mạng ở đây.
Anh Hoàng Anh Văn là người có sức khỏe tốt nhất trong số những người gặp nạn không tin mình được giải cứu sớm
 Anh Hoàng Anh Văn là người có sức khỏe tốt nhất trong số những người gặp nạn không tin mình được giải cứu sớm

Có thời điểm nước dâng cao nhất đến ngang hông, khi đó ai cũng nghĩ sẽ bị chết ngạt.

Đến ngày thứ 2 rồi thứ 3 nước vẫn từ từ dâng lên, anh Văn và đồng nghiệp bị ướt hết quần áo, lạnh đến thấu xương. Đói lạnh khiến tất cả những công nhân bên trong hầm thủy điện không tin mình có thể sống sót.
“Có lúc chúng tôi nghe thấy tiếng động bên ngoài, đoán chắc có người đào hầm cứu mình nên tất cả chỉ biết chờ đợi. Trong hầm chị Ngọc yếu nhất nên chúng tôi ưu tiên cho chị ấy ngồi ở giữa đỡ lạnh, khi thấy chị ấy kiệt sức và sợ hãi chúng tôi đều rất lo lắng”, anh Tuấn kể.
Điều kỳ diệu cứu sống 12 công nhân
Được dìu ra khỏi hầm bị sập trong tình trạng kiệt sức, anh Trương Tuấn Việt (1980, ngụ Hà Nội) vẫn cố chạy đến ôm chầm người vợ đang ngồi chờ anh ngoài miệng hầm.
Anh Trương Tuấn Việt sức khỏe vẫn còn yếu nhưng vẫn cố gắng gọi điện về báo tin vui cho gia đình
Anh Trương Tuấn Việt sức khỏe vẫn còn yếu nhưng vẫn cố gắng gọi điện về báo tin vui cho gia đình  
Anh Việt kể, khi mũi khoan xuyên thủng vào hầm các anh đã hét toáng lên: “chúng ta sắp được cứu rồi”. Liền sau đó các anh nghe tiếng gọi vào: “Mọi người ơi, yên tâm chúng tôi đang dồn toàn lực để cứu mọi người đây”. Anh Văn là người khỏe nhất tiến lại ống sắt hét lớn: “Chúng tôi vẫn ổn nhưng lạnh lắm, các anh nhanh cứu chúng tôi”.
Thời điểm mọi người bắt đầu kiệt sức thì cũng là lúc được lực lượng cứu hộ bên ngoài “thổi” cháo dinh dưỡng, sữa, can-xi… vào tiếp thêm sức mạnh. Ngày cuối cùng một mũi khoan xuyên thắng vào hầm, nước bắt đầu được rút cạn, nhiều người mừng ôm nhau khóc.
“Đến chiều nay, chúng tôi đang ngồi thẫn thờ trong hầm thì tiếp tục nghe tiếng “phụp”, “phụp”, một mảng đất khổng lồ vỡ ra. Các chiến sĩ cứu hộ lập tức vào bên trong đưa mọi người ra khỏi hầm rồi chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Tôi cứ ngỡ như từ cõi chết trở về”, anh Việt nói với giọng yếu ớt.
Tất cả nam công nhân bị mắc kẹt sức khỏe đã ổn định, còn nạn nhân nữ còn yếu đang được các bác sĩ tận tình chăm sóc.
 Tất cả nam công nhân bị mắc kẹt sức khỏe đã ổn định, còn nạn nhân nữ còn yếu đang được các bác sĩ tận tình chăm sóc.
Chiều 19/12, khi được phóng viên VTC News gọi điện báo tin, chị Dung (vợ anh Đăng) vui mừng: “Ơn trời, chồng tôi đã thoát được khỏi hầm rồi”. Ngồi túc trực bên cạnh nạn nhân Đằng, anh Phạm Anh Tuấn (em trai anh Đăng) liên tục gọi về nhà thông báo tin vui.
Đồng Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm đến thăm hỏi, động viên 12 công nhân bị mắc kẹt ở hầm thủy điện Đạ Dâng.
Đồng Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm đến thăm hỏi, động viên 12 công nhân bị mắc kẹt ở hầm thủy điện Đạ Dâng.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hy - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, người trực tiếp có mặt tại hiện trường sơ cấp cứu và chăm sóc cho các nạn nhân cho biết, 11 bệnh nhân nam sức khỏe tốt, riêng bệnh nhân Ngọc còn yếu với dấu hiệu suy kiệt như: huyết áp giảm, choáng váng, Tuy nhiên, sau khi được sơ cấp cứu, tình hình chị Ngọc đã tạm ổn.

Đêm 19/12, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đến thăm và hỗ trợ tiền cho 12 công nhân vừa được cứu thoát khỏi hầm thủy điện Đạ Dâng. Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẽ: “Tỉnh đã phối hợp với lực lượng cứu hộ nỗ lực bằng mọi cách sẽ đưa được những người mắc kẹt ra ngoài trong thời gian sớm nhất. Phương án tính tới là trong đêm nay hoặc sáng sớm ngày mai mới tiếp cận được nhóm công nhân, nhưng may mắn họ lại được giải cứu sớm”.

Làm thế nào để sống sót khi sập hầm?

(Kiến Thức) - Khi gặp tai nạn sập hầm, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh để duy trì sự sống còn cho đến lúc được giải cứu.

Làm thế nào để sống sót khi sập hầm?
Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, nằm ở thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng gây chấn động dư luận sáng ngày hôm nay (16/12). Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang được đẩy mạnh. Làm thế nào những người đang có mặt trong hầm thoát được lưỡi hái của tử thần?
Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, nằm ở thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng gây chấn động dư luận sáng ngày hôm nay (16/12). Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang được đẩy mạnh. Làm thế nào những người đang có mặt trong hầm thoát được lưỡi hái của tử thần?  
Điều đầu tiên mà các nạn nhân cần làm khi xảy ra tai nạn sập hầm là nhanh chóng tìm và chạy về hướng căn hầm trú ẩn để tận dụng tối đa lương thực có trong hầm và duy trì sự sống trong lúc đợi cứu hộ.
Điều đầu tiên mà các nạn nhân cần làm khi xảy ra tai nạn sập hầm là nhanh chóng tìm và chạy về hướng căn hầm trú ẩn để tận dụng tối đa lương thực có trong hầm và duy trì sự sống trong lúc đợi cứu hộ.  
Khi bị sập hầm, nguy cơ ngộ độc khí vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại dưới đáy hầm là gần như không tránh khỏi. Khi đó, để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm độc, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh. Các khí độc như CO2 thường nhẹ hơn so với ở trên cao, vì thế hãy nằm bò trong tư thế cúi sát xuống sàn, lấy áo hoặc khăn thấm ướt bịt vào mặt.
Khi bị sập hầm, nguy cơ ngộ độc khí vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại dưới đáy hầm là gần như không tránh khỏi. Khi đó, để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm độc, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh. Các khí độc như CO2 thường nhẹ hơn so với ở trên cao, vì thế hãy nằm bò trong tư thế cúi sát xuống sàn, lấy áo hoặc khăn thấm ướt bịt vào mặt.  
Để duy trì sự sống trong nhiều ngày chờ giải cứu, cần phân bổ hợp lý số lượng thức ăn còn lại trong hầm, tránh tình trạng không cân bằng, gây thiếu hụt năng lượng. Lượng thức ăn nên được chia nhỏ ra cho nhiều ngày.
Để duy trì sự sống trong nhiều ngày chờ giải cứu, cần phân bổ hợp lý số lượng thức ăn còn lại trong hầm, tránh tình trạng không cân bằng, gây thiếu hụt năng lượng. Lượng thức ăn nên được chia nhỏ ra cho nhiều ngày. 
Các nạn nhân nên cố gắng tìm đường ống thông hơi (thường được lắp dẫn từ trong hầm ra ngoài) để kêu cứu và phát tín hiệu giúp đỡ với bên ngoài. Ngoài ra, có thể quan sát tỉ mỉ tình trạng để tìm ra giải pháp kêu cứu hiệu quả nhất.
Các nạn nhân nên cố gắng tìm đường ống thông hơi (thường được lắp dẫn từ trong hầm ra ngoài) để kêu cứu và phát tín hiệu giúp đỡ với bên ngoài. Ngoài ra, có thể quan sát tỉ mỉ tình trạng để tìm ra giải pháp kêu cứu hiệu quả nhất. 
Thường tại các hầm cũng được trang bị các túi khí, các nạn nhân cần nhanh tìm túi khí để duy trì việc thở trước khi bị kiệt sức.
Thường tại các hầm cũng được trang bị các túi khí, các nạn nhân cần nhanh tìm túi khí để duy trì việc thở trước khi bị kiệt sức. 
Nếu có thể, các thợ mỏ cần đào một rãnh để lấy nước ngầm và tận dụng nước thoát ra từ bộ tản nhiệt của các máy móc trong hầm.
Nếu có thể, các thợ mỏ cần đào một rãnh để lấy nước ngầm và tận dụng nước thoát ra từ bộ tản nhiệt của các máy móc trong hầm. 
Quan sát hiện trạng xung quanh, tìm những thứ có thể tận dụng để tăng nguồn thức ăn, nước uống nhằm duy trì sự sống trong hầm lâu nhất trong lúc đợi cứu hộ từ bên ngoài.
Quan sát hiện trạng xung quanh, tìm những thứ có thể tận dụng để tăng nguồn thức ăn, nước uống nhằm duy trì sự sống trong hầm lâu nhất trong lúc đợi cứu hộ từ bên ngoài. 
Đặc biệt, khi gặp tai nạn, các nạn nhân cần giữ tinh thần thật vững, giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo nhất có thể, luôn hi vọng vào cơ hội sống còn.
Đặc biệt, khi gặp tai nạn, các nạn nhân cần giữ tinh thần thật vững, giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo nhất có thể, luôn hi vọng vào cơ hội sống còn.

Hiện trường vụ sập hầm thủy điện khiến 12 người mắc kẹt

(Kiến Thức) - Sau hơn 13 giờ sập hầm, mặc dù huy động tối đa máy móc, song việc cứu hộ không được thuận lợi, 12 nạn nhân vẫn chưa tìm thấy.

Hiện trường vụ sập hầm thủy điện khiến 12 người mắc kẹt
Phía đơn vị thi công là Công ty CP Sông Đà 505 cho biết, có khoảng 32 người tham gia thi công trong đường hầm dẫn nước (tuyến năng lượng), thì bất ngờ hầm bị sập, 20 người chạy ra phía miệng hầm thoát nạn. Hiện 12 người đang bị “cô lập” phía trong đường hầm, cách miệng hầm khoảng 600m.
Phía đơn vị thi công là Công ty CP Sông Đà 505 cho biết, có khoảng 32 người tham gia thi công trong đường hầm dẫn nước (tuyến năng lượng), thì bất ngờ hầm bị sập, 20 người chạy ra phía miệng hầm thoát nạn. Hiện 12 người đang bị “cô lập” phía trong đường hầm, cách miệng hầm khoảng 600m. 
Ngay sau đó, đoàn công tác Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã phối hợp cùng nhiều lực lượng để tiến hành công tác cứu hộ, cứu nạn.
Ngay sau đó, đoàn công tác Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã phối hợp cùng nhiều lực lượng để tiến hành công tác cứu hộ, cứu nạn. 

Bé gái 6 tuổi bị cha ruột dùng lửa đốt khắp người

Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phát hiện một bé gái 6 tuổi bị chính cha ruột của mình dùng lửa đốt khắp người bé.

Bé gái 6 tuổi bị cha ruột dùng lửa đốt khắp người
Nạn nhân vụ bạo hành trên là một bé gái mới học lớp 1. Bé gái này đang ở trọ cùng bố mẹ tại một khu trọ thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.