Sân hận là cách con người tự bảo vệ sự yếu đuối

Sân giận là một cách tự bảo vệ trái tim yếu đuối của mình.

Sân hận là cách con người tự bảo vệ sự yếu đuối
Cách này thì trước mắt cảm thấy mình được bảo vệ, nhưng lại mang đến nhiều phiền não theo sau, về lâu dài thì càng tổn hại cho bản thân.
Có một câu chuyện có thật như thế này:
Một buổi sáng, một bé gái mang cà phê cho ba uống, vô ý đã làm đổ cà phê lên trên quần của ba, ba giận, liền chửi con gái mình, sau đó, mẹ qua khuyên cha đừng la con nữa. Vì vậy, đã trở thành cuộc tranh luận giữa cha và mẹ. Vì tranh luận, nên cha mẹ bị trễ giờ đi làm, con gái thì trễ giờ đi học. Nên mẹ đề nghị, cũng tại ông đã làm trễ giờ đi làm, bây giờ, ông phải đưa con đi học, đưa tôi đi làm.
Sau khi đưa con đi học, đưa vợ đi làm, người chồng đến cơ quan đã bị trễ giờ, chủ quản không bằng lòng, nên hỏi : “Tại sao đi trễ?” Gặp đang trong cơn giận nên đã lời qua tiếng lại, ông chủ thấy vậy không hài lòng, và cuối cùng, người chồng đã bị đuổi việc.
Nguyên nhân người cha bị đuổi việc, là do con gái làm đổ cà phê lên người mình? Hay là ông ấy đi trễ? Hoặc do tâm sân giận của ông ta?
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Đây chỉ là một câu chuyện, nhưng sự việc tương tự lại thường xuyên xuất hiện trong gia đình, hay xã hội ngày thường của chúng ta.
Đức Phật từng dạy rất thấm thía rằng “Một ngọn lửa sân đốt cháy rừng công đức”. Trong kinh Lăng Nghiêm, Ngài nói “Sân chiêu cảm họa lửa”. Lúc chúng ta sân hận trong tâm như bốc hỏa là vậy, khuôn mặt đỏ bừng bừng, lời nói thô tháo, không cần suy nghĩ. Tới lúc không làm chủ được nữa thì còn có thể thượng cẳng chân, hạ cẳng tay...
Đứng ở góc độ y học, sân hận sẽ hại tới gan. Vì khi tâm sân nổi lên cơ thể tiết ra độc tố, độc tố này có thể giết chết cơ thể, nhưng nhờ có gan mật hóa giải kịp thời nên chúng ta chưa thấy nguy hại. Người nào hay sân hận, gan phải làm việc nhiều thì chắc chắn lâu ngày người đó tích bệnh trầm trọng bệnh.
Trong cuộc sống, bất kỳ chuyện nhỏ nhặt nào, chính bản thân mình cũng phải chú ý và cẩn thận. Chúng ta mới làm được một chút phước, nếu có ai đó chỉ sơ ý làm gì không thuận khiến ta nổi sân lên, coi như việc tu phước đó là đổ sông đổ bể.
Nếu như sau khi bé gái làm đổ cà phê mà người cha có thể nhẫn nại, chỉ cần nhẫn nhục một tý thì sẽ không xảy ra sự việc đáng tiếc này.
Nhẫn một chút trời yên bể lặng. Trong gia đình vợ chồng nhẫn nhịn thì nhà cửa êm ấm, ngoài xã hội mọi người biết nhẫn nhịn nhau thì thái bình an hòa.
Đối với bản thân chúng ta cần nên đề phòng tâm sân hận như người canh củi lửa mùa hanh khô vậy, thời thời khắc khắc phải chú ý cẩn thận.

Chia sẻ cách từ bỏ sân hận và mê lầm

Phật tử tu không những vì muốn tạo an lạc cho chính mình, mà còn để tạo điều kiện cho người khác nhìn lại chính họ.

Chia sẻ cách từ bỏ sân hận và mê lầm
Bỏ sân hận cần nhẫn

Lạy Phật cách nào đúng?

Lạy Phật theo cách “ngũ thể đầu địa” là thể hiện lòng tôn kính nhất.

Lạy Phật cách nào đúng?
HỎI: Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnh và trang nghiêm. Tuy nhiên thực tế tôi thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, trán cúi đặt vào lòng bàn tay. Có người thì úp hai bàn tay xuống đất, trán cúi đặt vào lưng bàn tay. Có người thì trán cúi chạm xuống đất, còn hai bàn tay ngửa đưa ra phía trước trán. Có người khi cúi đầu lạy xuống, giữ lại một lúc. Có người cúi lạy xuống thì ngẩng đầu lên ngay. Tôi không biết cách lạy nào đúng? Ý nghĩa của cách thức lạy ấy thế nào? Kính mong quý Báo hướng dẫn.

Trong nhà Phật, “lưới trời” chính là “quả báo“

Tội lỗi cũng do sự vui mừng, tán đồng, khen ngợi, khi thấy kẻ khác làm những điều bất thiện, những việc ác.

Trong nhà Phật, “lưới trời” chính là “quả báo“
Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình. Tội lỗi cũng do sự sai khiến, xúi giục, chỉ dẫn, bày cách cho người khác làm, thi hành, thực hiện những điều bất thiện, những việc ác.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.