Sai phạm đất đai ở TP HCM: Gọi tên nhiều dự án

TTCP vừa ban hành kết luận chỉ ra hàng loạt sai phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai đối với khu công nghiệp, khu đô thị và chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TPHCM.

Sai phạm đất đai ở TP HCM: Gọi tên nhiều dự án
Mới đây, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã ký Thông báo Kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị, việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án KDC Lacasa, Tầm Nhìn, Phước Long B… đều có sai phạm
TTCP đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các dự án Khu đô thị trên địa bàn TP HCM. Trong đó, UBND TP, các quận sở tại và các sở, ngành liên quan chưa thực hiện đầy đủ, chưa xem xét kỹ trong việc đánh giá năng lực của nhà đầu tư về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính để đảm bảo nhà đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án theo quy định; phê duyệt, điều chỉnh một số chỉ tiêu trong quy hoạch 1/2.000, 1/500 không đúng quy chuẩn xây dựng về tầng cao công trình, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng.
Sai pham dat dai o TP HCM: Goi ten nhieu du an
Khu dân cư Lacasa. 
Cấp giấy phép xây dựng không đúng quy hoạch được duyệt. Chưa tính đúng, tính đủ và thu tiền sử dụng đất kịp thời theo quy định cho Nhà nước tại các DA thuộc khu dân cư Phước Long B; KĐT Sài Gòn Bình An; KDC Tầm Nhìn; KDC Lacasa, quận 7…
Chủ đầu tư các DA tự thực hiện đền bù trước khi có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư và quyết định giao đất của UBND TP, vi phạm quy định của Luật Đất đai; khởi công công trình khi chưa được chấp thuận đầu tư, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính; tự ý thi công xây dựng nhiều hạng mục công trình không đúng quy hoạch và giấy phép xây dựng được cấp.
Cụ thể, tại dự án KDC Lacasa, UBND TP HCM không thực hiện việc đánh giá năng lực của nhà đầu tư theo quy định, chưa thực hiện việc kiểm tra, tính toán và truy thu tiền sử dụng đất do việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng 1/500 làm tăng công năng của DA.
UBND quận 7 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 không đúng với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000; Sở Xây dựng TP cấp giấy phép xây dựng tầng hầm không đúng với quy hoạch được phê duyệt; Công ty Vạn Phát Hưng tự thực hiện đền bù trước khi có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư; không lập DA trình cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư trước khi triển khai thực hiện DA; khởi công thi công khi chưa được chấp thuận đầu tư, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính…
Tại dự án KĐT Sài Gòn Bình An, UBND TP có quyết định phê duyệt chi tiết DA khi chưa có văn bản chấp thuận độ cao tĩnh không, không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe cho khối nhà ở, nhà ở kết hợp chung cư kết hợp thương mại dịch vụ để Công ty SDI chậm thực hiện việc ký quỹ; chậm xử lý các tồn tại của DA.
Tại dự án KDC Tầm Nhìn, UBND TP còn phê duyệt dự án khi không có trong kế hoạch sử dụng đất, chuyển đất nông nghiệp sang đất ở khi DA không có tên trong danh mục các DA có nhu cầu sử dụng đất; UBND quận Bình Tân phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 không đúng với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.
Phê duyệt DA khu nhà ở Phước Long B khi DA không có trong kế hoạch sử dụng đất; Cty CP Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam xác định giá đất của DA, theo đó việc phê duyệt giá đất của UBND TP không đúng với chỉ tiêu quy hoạch xây dựng được duyệt.
Trách nhiệm để xảy ra những tồn tại, khuyết điểm, sai phạm trên theo TTCP thuộc trách nhiệm của các CĐT DA, các sở, ngành liên quan, UBND quận Bình Tân, UBND quận 7 và UBND TP Hồ Chí Minh.
Lãng phí hơn 50.000 m2 trong các Khu công nghiệp
Đối với công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với Khu công nghiệp, kết luận thanh tra nêu rõ, nhiều doanh nghiệp thuê đất trong các KCN nhưng không đưa vào khai thác sử dụng (để đất trống) dẫn đến lãng phí tài nguyên đất hơn 53 nghìn m2 (trong đó tại KCN Hiệp Phước, Cty CP Hùng Vương để lãng phí hơn 41,7 nghìn m2; KCN Lê Minh Xuân, Cty CP Đầu tư Việt Nam hơn 7,2 nghìn m2; KCN Tân Bình, Cty TNHH Nga Băng Cốc hơn 4 nghìn m2).
Chậm giải phóng mặt bằng tổng diện tích 159,82 ha (trong đó KCN Cơ khí ô tô hơn 9,88ha; KCN Đông Nam hơn 5,81 ha; KCN Lê Minh Xuân 3 hơn 25,99 ha; KCN Tân Phú Trung hơn 52,6 ha; KCN Tân Tạo hơn 1,59 ha, mở rộng là 3,4 ha; KCN Vĩnh Lộ hơn 13,3 ha).
Không thực hiện trồng cây xanh bảo đảm theo quy định, theo quy hoạch được duyệt với diện tích 139,78 ha dẫn đến ảnh hưởng môi trường. Trong đó, KCN An Hạ hơn 4,9 ha; KCN Cơ khí ô tô hơn 13,4 ha; KCN Đông Nam hơn 5,6 ha; KCN Lê Minh Xuân 6,9 ha; KCN Lê Minh Xuân 3 hơn 20,6 ha; KCN Tân Tạo hơn 3,13 ha; KCN Tân Tạo mở rộng hơn 7,1 ha.
Thanh tra tại KCN Tây Bắc Củ Chi, TTCP cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm như tính tiền thuê đất diện tích hơn 919 nghìn m2 không đúng thời gian của các hợp đồng thuê đất dẫn đến chậm nộp tiền vào ngân sách nhà nước; cho Công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn thuê đất nhưng để trống 24 ha và không có biện pháp xử lý gây lãng phí; sử dụng hơn 1,9 tỷ đồng nguồn duy tu trả cho việc xây dựng Văn phòng làm việc cơ quan Đảng, đoàn thể tại KCN Tây Bắc Củ Chi không đúng quy định của Bộ Tài chính.
Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 KCN Tây Bắc Củ Chi từ 215,7 ha xuống 208 ha làm giảm 7,7 ha về quy mô, diện tích, ranh giới của KCN Tây Bắc Củ Chi so với diện tích được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; không lấy ý kiến nhân dân trước khi phê duyệt điều chỉnh quy hoạch; không ban hành quy định quản lý quy hoạch điều chỉnh, dẫn đến không đảm bảo đúng quy trình, định hướng… tại các khu đất B3, B2, B1, A2, A1, C1, D, C2 là 70% (vượt quy chuẩn xây dựng quy định tối đa là 60%), dẫn đến một số khu chức năng không đảm bảo theo quy định.
Tại KCN Tân Tạo, Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITACO) ký hợp đồng cho thuê lại đất với một số ngân hàng không đúng theo quy hoạch được duyệt.
Ban Quản lý KCN đồng ý điều chỉnh quy hoạch không đúng thẩm quyền với tổng diện tích hơn 95,7 nghìn m2 tại các khu đất đã được quy hoạch để xây dựng với mục đích khác; thuê đất để xây dựng công trình công nghiệp nhưng cho thuê lại hoặc đầu tư xây dựng công trình không đúng mục đích được quy hoạch, thu lợi bất hợp khách hơn 98,1 tỷ đồng và hơn 233,8 nghìn USD;
ITACO tự ý chia tách một số khu đất đã quy hoạch để xây dựng không đúng mục đích hoặc cho các doanh nghiệp khác thuê lại với tổng diện tích hơn 10,4 nghìn m2, thu lợi bất hợp pháp hơn 9,5 tỷ đồng, gây lãng phí, thất thoát tài nguyên vài tài sản của Nhà nước; cấp phép xây dựng vượt so với quy hoạch (Công ty CP S.P.M vượt 2 tầng, Công ty CP Khai thác và Phát triển Kho vận Tân Tạo vượt 2 tầng, Cty TNHH Việt Nam Paiho vượt 4 tầng)…
Không chỉ vậy, KCN Tân Tạo còn mở rộng cho 93 nhà đầu tư thuê lại đất đã thu về tổng số tiền hơn 1 nghìn tỷ đồng và hơn 5,8 triệu USD trong giai đoạn trước ngày 1/7/2014 nhưng đến nay chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước…
Tại KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, xây dựng trụ sở làm việc Đảng - Công đoàn - Đoàn Thanh niên vào đất quy hoạch cây xanh; không ban hành điều lệ quản lý xây dựng tại KCN dẫn đến quản lý xây dựng lỏng lẻo, thực hiện thiếu đồng bộ.
UBND TP Hồ Chí Minh chuyển đổi đất cây xanh cách ly, đất giao thông, đất trung tâm công cộng, đất khu xử lý kỹ thuật thành đất nhà máy, xí nghiệp; dùng một phần đất kho tàng theo quy hoạch được duyệt cho Cty Thuốc lá Bến Thành thuê xây dựng nhà máy sản xuất; Công ty CP Hoàng Quỳnh xây dựng nhà máy sản xuất bia diện tích 1,5 ha, nhưng không có giấy phép xây dựng, xây dựng vượt ra ngoài ranh đất, lấn vào phần đất giao thông của KCN; cấp phép xây dựng khu xử lý nước thải vào đất cây xanh của KCN…
Theo TTCP, trách nhiệm để xảy ra những tồn tại, khuyết điểm, sai phạm tại các KCN nêu trên thuộc trách nhiệm của các chủ đầu tư KCN, các sở, ngành của TP (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng...), UBND các quận, huyện có KCN, Ban Quản lý KCN TP và UBND TP Hồ Chí Minh.

>>> Mời độc giả xem thêm video Điều tra hàng loạt dự án bất động sản sai phạm

Nguồn: Truyền hình Cần Thơ.

Đất vàng bán trái luật, dự án “ăn” hồ Đại Lải... cùng loạt scandal nóng ở Vĩnh Phúc

(Kiến Thức) - Vĩnh Phúc trở thành điểm nóng về những sai phạm liên quan đến đất đai trong thời gian qua, điển hình như việc các doanh nghiệp đang thi nhau san lấp, lấn chiếm hồ Đại Lại, hay như việc 30 lô "đất vàng" bị bán đấu giá trái luật...

Đất vàng bán trái luật, dự án “ăn” hồ Đại Lải... cùng loạt scandal nóng ở Vĩnh Phúc
Dat vang ban trai luat, du an “an” ho Dai Lai... cung loat scandal nong o Vinh Phuc
30 lô "đất vàng" bị bán đấu giá trái luật ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Tường xác nhận, cơ quan này đang phối hợp với Công an tỉnh Vĩnh Phúc điều tra, xác minh đơn tố giác của người dân về việc 30 lô đất ở xã Vũ Di có dấu hiệu được đấu giá trái luật. 

Quan tham “ăn” đất nhận quả đắng, tiền tan sự nghiệp tiêu tán

(Kiến Thức) - Thời gian qua, nhiều quan chức đã phải nhận kết cục bi thảm do những sai phạm liên quan đến đất đai tại địa phương mình quản lý. Dưới đây là những vị quan tham đã phải ngậm trái đắng vì "ăn" đất.

Quan tham “ăn” đất nhận quả đắng, tiền tan sự nghiệp tiêu tán
Quan tham “an” dat nhan qua dang, tien tan su nghiep tieu tan
Chiếm 3.000 m2 đất công, Chủ tịch xã ở Thanh Hóa bị khởi tố: Công an Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lê Xuân Thảo, nguyên Chủ tịch UBND xã Hà Vinh; Ngô Văn Dũng, nguyên cán bộ địa chính xã và Ngô Văn Lưu, nguyên trưởng thôn Quý Vinh về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". 

Công an điều tra hơn 1.000 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất ở Hóc Môn

(Kiến Thức) - Ngày 27/11, Thanh tra TP HCM phối hợp với các đơn vị đã tổ chức họp báo kết quả rà soát, kiểm tra đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất ở trên địa bàn huyện Hóc Môn từ năm 2015 đến tháng 7/2016.

Công an điều tra hơn 1.000 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất ở Hóc Môn

Thông tin tại buổi họp,  Phó Chánh Thanh tra TP Trần Đình Trữ cho biết số lượng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất ở không đúng quy định trên địa bàn huyện Hóc Môn từ năm 2015 đến tháng 7-2016 (có diện tích lớn hơn 500 m2) có 1.386 hồ sơ. 

Trong đó, có 527 trường hợp đã tách thửa và chuyển nhượng thành 1.086 trường hợp; 64 trường hợp tách thành nhiều thửa để chuyển nhượng; 634 trường hợp đã thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng và hiện nay vẫn còn 429 trường hợp đang thế chấp quyền sử dụng đất.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.