Sai lầm chí mạng khiến nhà độc tài Julius Caesar bị ám sát

Sai lầm chí mạng khiến nhà độc tài Julius Caesar bị ám sát

Julius Caesar có lẽ cũng biết rằng nhiều thành viên của Viện Nguyên lão rất ghét mình, nhưng ông lại chủ quan một cách khó hiểu cho giải tán lực lượng bảo vệ an ninh không lâu trước khi bị ám sát.

Ngày 15/03/44 TCN,  Julius Caesar, nhà cai trị nổi tiếng bậc nhất của đế quốc La Mã đã bị các Nguyên lão sát hại ngay trong một cuộc họp ở đại sảnh cạnh nhà hát Pompey. Sự kiện này đã làm rung chuyển toàn La Mã và đưa quốc gia này bước sang một trang sử mới.
Ngày 15/03/44 TCN, Julius Caesar, nhà cai trị nổi tiếng bậc nhất của đế quốc La Mã đã bị các Nguyên lão sát hại ngay trong một cuộc họp ở đại sảnh cạnh nhà hát Pompey. Sự kiện này đã làm rung chuyển toàn La Mã và đưa quốc gia này bước sang một trang sử mới.
Vụ ám sát xảy ra trong bối cảnh Caesar dự kiến sẽ rời thành Rome để tham gia vào một cuộc chiến trong ngày 18/3. Ông đã bổ nhiệm các thành viên trung thành trong quân đội của mình làm người cai quản đế quốc khi ông vắng mặt.
Vụ ám sát xảy ra trong bối cảnh Caesar dự kiến sẽ rời thành Rome để tham gia vào một cuộc chiến trong ngày 18/3. Ông đã bổ nhiệm các thành viên trung thành trong quân đội của mình làm người cai quản đế quốc khi ông vắng mặt.
Viện Nguyên lão, vốn đã rất bất mãn vì phải tuân theo mệnh lệnh từ Caesar, nay lại càng tức giận trước viễn cảnh phải nhận lệnh từ các thuộc hạ của ông. Và Cassius Longinus cùng em rể là Marcus Brutus đã lên kế hoạch sát hại nhà độc tài.
Viện Nguyên lão, vốn đã rất bất mãn vì phải tuân theo mệnh lệnh từ Caesar, nay lại càng tức giận trước viễn cảnh phải nhận lệnh từ các thuộc hạ của ông. Và Cassius Longinus cùng em rể là Marcus Brutus đã lên kế hoạch sát hại nhà độc tài.
Caesar có lẽ cũng biết rằng nhiều thành viên của Viện Nguyên lão rất ghét mình, nhưng ông lại chủ quan một cách khó hiểu cho giải tán lực lượng bảo vệ an ninh không lâu trước khi bị ám sát.
Caesar có lẽ cũng biết rằng nhiều thành viên của Viện Nguyên lão rất ghét mình, nhưng ông lại chủ quan một cách khó hiểu cho giải tán lực lượng bảo vệ an ninh không lâu trước khi bị ám sát.
Người ta kể lại rằng Caesar đã được trao cho một lá thư cảnh báo trước khi bước vào cuộc họp với Viện Nguyên lão ngày hôm đó, nhưng ông đã không đọc nó. Và sự bàng quan của nhà lãnh đạo La Mã đã khiến ông phải trả giá bằng cả tính mạng.
Người ta kể lại rằng Caesar đã được trao cho một lá thư cảnh báo trước khi bước vào cuộc họp với Viện Nguyên lão ngày hôm đó, nhưng ông đã không đọc nó. Và sự bàng quan của nhà lãnh đạo La Mã đã khiến ông phải trả giá bằng cả tính mạng.
Khi đặt chân đến đại sảnh, Caesar đã bị bao vây bởi các Nguyên lão lăm lăm dao găm trên tay. Servilius Casca là người ra tay đầu tiên, khi đâm vào cổ Caesar. Các Nguyên lão khác cũng nhanh chóng tham gia bằng việc đâm liên tục vào đầu Caesar.
Khi đặt chân đến đại sảnh, Caesar đã bị bao vây bởi các Nguyên lão lăm lăm dao găm trên tay. Servilius Casca là người ra tay đầu tiên, khi đâm vào cổ Caesar. Các Nguyên lão khác cũng nhanh chóng tham gia bằng việc đâm liên tục vào đầu Caesar.
Marcus Brutus - người mà Caesar bảo trợ - cũng đã đâm ông và Caesar được cho là đã thốt lên bằng tiếng Hy Lạp rằng: “Cả con nữa sao?”.
Marcus Brutus - người mà Caesar bảo trợ - cũng đã đâm ông và Caesar được cho là đã thốt lên bằng tiếng Hy Lạp rằng: “Cả con nữa sao?”.
Theo di chúc, Caesar chọn Octavian, con trai nuôi của ông, là người thừa kế duy nhất. Octavian đã thề sẽ trả thù những kẻ gây ra vụ ám sát.
Theo di chúc, Caesar chọn Octavian, con trai nuôi của ông, là người thừa kế duy nhất. Octavian đã thề sẽ trả thù những kẻ gây ra vụ ám sát.
Cassius và Brutus đã cố gắng tập hợp lực lượng chống Octavian. Nhưng chỉ hai năm sau, những kẻ chủ mưu ám sát Caesar đã tự tử khi biết khi đội quân của mình bị Octavian đánh bại trong trận Philippa ở Hy Lạp.
Cassius và Brutus đã cố gắng tập hợp lực lượng chống Octavian. Nhưng chỉ hai năm sau, những kẻ chủ mưu ám sát Caesar đã tự tử khi biết khi đội quân của mình bị Octavian đánh bại trong trận Philippa ở Hy Lạp.
Octavian sau này trở thành hoàng đế đầu tiên của La Mã với niên hiệu Augustus. Kể từ đó, Caesar trở thành danh hiệu của các hoàng đế La Mã, tượng tự như Kaiser ở Đức và Tsar ở Nga Tsar.
Octavian sau này trở thành hoàng đế đầu tiên của La Mã với niên hiệu Augustus. Kể từ đó, Caesar trở thành danh hiệu của các hoàng đế La Mã, tượng tự như Kaiser ở Đức và Tsar ở Nga Tsar.
Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.