Sacombank đổi mã chứng khoán: Lộ thông tin phong thủy bất ngờ

(Kiến Thức) - Cổ phiếu Sacombank – cổ phiếu ngân hàng niêm yết đầu tiên trên sàn HoSE - sẽ đổi tên và rời sàn này sau 11 năm gắn bó. Ít ai biết được nguyên nhân bất ngờ phía sau.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB – HOSE) vừa công bố thông tin về cuộc họp HĐQT diễn ra chiều ngày 10/10/2017 về nội dung bổ sung xin ý kiến cổ đông liên quan đến cổ phiếu của ngân hàng này trên sàn chứng khoán.
Theo thông báo, Sacombank sẽ hủy đăng ký chứng khoán STB tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD); hủy đăng ký, niêm yết STB tại HoSE; đăng ký chứng khoán SCM tại VSD và niêm yết mã chứng khoán này trên Sàn giao dịch Hà Nội (HNX).
Sacombank doi ma chung khoan: Lo thong tin phong thuy bat ngo
 Ảnh minh họa: Internet.
Đây là thông tin rất bất ngờ đối với các nhà đầu tư bởi cổ phiếu Sacombank với mã chứng khoán STB đã gắn liền với Ngân hàng Sacombank trong hơn một thập kỷ qua. Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung HOSE của Việt Nam từ ngày 12/7/2016. Đây là một cổ phiếu trụ cột trên thị trường trong nhiều năm và là mã cổ phiếu quen thuộc với hầu hết các nhà đầu tư.
Giải thích lý do đổi tên, Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh cho rằng quyết định đổi tên mã chứng khoán là nhằm tránh “điềm xấu” trong phong thủy khi STB có thể bị hiểu thành “sao thái bạch” và hướng đến một Sacombank “Công khai” và “Minh bạch” như cách viết tắt của SCM.
Tuy nhiên, rất nhiều người khó hiểu với việc Sacombank quyết định chuyển niêm yết từ sàn HOSE sang HNX. Bởi biên độ giao dịch cổ phiếu tại HNX ở mức 10% tuy cũng lớn hơn so với HOSE (7%) nhưng vốn hóa thị trường cũng như giá trị giao dịch lớn hơn nhiều HNX.
STB là cổ phiếu ngân hàng đầu tiên niêm yết trên HoSE kể từ 12/7/2006. Sau khi niêm yết bổ sung thêm 400 triệu cổ phiếu sau khi nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) vào ngày 25/9/2017, Sacombank hiện niêm yết 1,8 tỷ cổ phiếu (tương ứng vốn điều lệ 18.852 tỷ đồng). Vốn hóa của STB tại ngày 9/10 là hơn 22.455 tỷ đồng, tương ứng 1 tỷ USD.
Phương án chuyển sàn, đổi mã cổ phiếu được trình sau khi HĐQT mới được xác lập 3 tháng.Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, cũng là ĐHĐCĐ đầu tiên sau khi Sacombank sáp nhập SouthernBank, các cổ đông đã bầu ông Dương Công Minh vào vị trí Chủ tịch HĐQT.
Ngay khi ngồi “ghế nóng”, Chủ tịch Dương Công Minh đã thay đổi rất nhiều trong hoạt động nội bộ Sacombank. Không chỉ “thay máu” dàn nhân sự cấp cao, mà cách tính thu nhập cho cán bộ công nhân viên cũng được chuyển đổi tích cực hơn… Theo kế hoạch, năm 2017 Sacombank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 16% so với 2016 lên gần 385 ngàn tỷ đồng. Huy động vốn tăng 20% lên hơn 351 ngàn tỷ đồng, dư nợ cho vay tăng 19% lên 277 ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 585 tỷ đồng.
Ông Dương Công Minh gần đây cũng đã chi hàng trăm tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ sở hữu để củng cố vị thế ngân hàng này.

Vướng nợ xấu khủng, Sacombank còn thiệt hại tiền tỷ vì sai phạm

(Kiến Thức) - Bên cạnh những thông tin về nợ xấu "khủng" thì không ít lần ngân hàng Sacombank bị thiệt hại tiền tỷ do sai phạm quản lý, gây xôn xao dư luận.

Mới đây, tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng công bố, ba ngân hàng thương mại cổ phần là ACB, MBBank và Vietinbank là những nhà băng tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua. Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất. 

Tuy nhiên, không chỉ vướng vụ việc trên khiến khách hàng dừ chừng khi đặt niềm tin vào ngân hàng này, mà theo tìm hiểu của Kiến Thứcngân hàng Sacombank từng "dính" một sai phạm khiến dư luận xôn xao.

Vuong no xau khung, Sacombank con thiet hai tien ty vi sai pham
 Ảnh minh họa: Internet.

 Sacombank thiệt hại hơn 800 tỉ đồng do sai phạm quản lý

Theo thông tin đăng tải trên baohaiquan.vn, tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên năm 2013 tại TP.HCM vào ngày 25/4, ông Nguyễn Tấn Thành – Trưởng Ban Kiểm soát của Sacombank đã công bố chính thức kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hoạt động của Sacombank. Trong đó, Thanh tra NHNN kết luận Sacombank hoạt động an toàn, lành mạnh, là thương hiệu lớn,có uy tín trên thị trường và trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 một số cán bộ của Sacombank đã có những quyết định kinh doanh trái quy định.

Nguyên nhân khiến ngân hàng Sacombank vướng nợ xấu siêu khủng?

(Kiến Thức) - Nợ xấu tăng vọt của ngân hàng Sacombank đang được dư luận quan tâm. Một trong những nguyên nhân được nhắc đến là cuộc "hôn nhân" đình đám của Sacombank với SouthernBank.

Sau cuộc "hôn nhân" đình đám với SouthernBank vào hồi tháng 10/2015, ngân hàng Sacombank rơi vào cảnh nợ xấu tăng vọt.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017 của Sacombank, tính đến hết ngày 31/3/2017, nợ xấu nội bảng của ngân hàng Sacombank ở mức 10.183 tỷ đồng, chiếm 4,88% dư nợ tín dụng, giảm khá mạnh so với mức 5,35% hồi đầu năm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.