Vướng nợ xấu khủng, Sacombank còn thiệt hại tiền tỷ vì sai phạm

(Kiến Thức) - Bên cạnh những thông tin về nợ xấu "khủng" thì không ít lần ngân hàng Sacombank bị thiệt hại tiền tỷ do sai phạm quản lý, gây xôn xao dư luận.

Mới đây, tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng công bố, ba ngân hàng thương mại cổ phần là ACB, MBBank và Vietinbank là những nhà băng tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua. Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất. 

Tuy nhiên, không chỉ vướng vụ việc trên khiến khách hàng dừ chừng khi đặt niềm tin vào ngân hàng này, mà theo tìm hiểu của Kiến Thứcngân hàng Sacombank từng "dính" một sai phạm khiến dư luận xôn xao.

Vuong no xau khung, Sacombank con thiet hai tien ty vi sai pham
 Ảnh minh họa: Internet.

 Sacombank thiệt hại hơn 800 tỉ đồng do sai phạm quản lý

Theo thông tin đăng tải trên baohaiquan.vn, tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên năm 2013 tại TP.HCM vào ngày 25/4, ông Nguyễn Tấn Thành – Trưởng Ban Kiểm soát của Sacombank đã công bố chính thức kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hoạt động của Sacombank. Trong đó, Thanh tra NHNN kết luận Sacombank hoạt động an toàn, lành mạnh, là thương hiệu lớn,có uy tín trên thị trường và trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 một số cán bộ của Sacombank đã có những quyết định kinh doanh trái quy định.
Theo đó, Sacombank đã vi phạm một số điều khoản quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) và quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Cụ thể, theo quy định, tổ chức tín dụng cho vay đối với một cá nhân không được vượt quá 15% vốn tự có và không quá 25% đối với các cá nhân và người có liên quan.
Sacombank cũng vi phạm quy định về việc TCTD phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, và biện phảp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cấp tín dụng.
Trong quy chế cho vay, Sacombank cũng vi phạm trong việc xem xét đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng trước khi quyết định cho vay. Kết luận cuả Thanh tra cũng ghi rõ Sacombank đã vi phạm về đăng ký giao dịch đảm bảo.
Với những vi phạm như trên, NHNN yêu cầu Sacombank phân loại lại nhóm nợ, trích lập bổ sung dự phòng rủi ro bổ sung 1.090 tỷ đồng.
Đối với hoạt động cấp vốn và đầu tư dài hạn, thanh tra NHNN ghi nhận có 10 khoản đầu tư và cấp vốn dài hạn với tổng giá trị 46 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro bổ sung cho số tiền chênh lệch giữa vốn đầu tư ban đầu và mệnh giá là 135 tỷ đồng.
Kết luận về khoản đầu tư vào SBS, tại thời điểm 30/6/2012, dư nợ cho vay của Sacombank tại SBS là 2.015 tỷ đồng. Theo đó, Sacombank đã sai phạm khi mua trái phiếu chuyển đổi do SBS phát hành khi chưa được NHNN chấp thuận. Đồng thời, việc Sacombank cho SBS vay cũng trái quy định do SBS là công ty do Sacombank nắm quyền kiểm soát.
Theo bản kết luận, các vi phạm nêu trên gây thiệt hại cho Sacombank là 821 tỷ đồng. Đồng thời, ngân hàng này đã thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ trong năm 2012.
Sai phạm 29 tỷ đồng tại Sacombank
Trước đó, vào năm 2011, theo thông tin trên Infornet, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về những sai phạm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín trong hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất. Ước tính số tiền cần thu hồi là trên 29 tỷ đồng.
Theo kết luận số 3956/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, từ đầu năm 2009 Sacombank đã tổ chức triển khai thực hiện các hướng dẫn về việc cho vay theo hỗ trợ lãi suất.
Dù là chính sách mới được ban hành, chưa có tiền lệ nên rất khó trong việc xác định đối tượng vay, tuy nhiên phía Thanh tra Chính phủ cho rằng, Sacombank và khách hàng vay không tuân thủ nghiêm các quy định, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, đặc biệt lợi dụng khe hở của cơ chế để trục lợi.
Các sai phạm ở Sacombank tập trung ở nhóm vi phạm quy định về thẩm định trước khi cho vay và thiếu chặt chẽ trong việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng tiền vay của khách hàng, dẫn tới những thiệt hại không nhỏ cho ngân sách Nhà nước.
Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu Sacombank phải thu hồi từ khách hàng vay và hoàn trả ngay ngân sách Nhà nước số tiền hỗ trợ lãi suất không đúng là 29,9 tỷ đồng.

Chủ thẻ ATM Sacombank "bỗng dưng mất tiền"

Trong khi đang ở nhà, chủ thẻ ATM Ngân hàng Sacombank,  TP Nha Trang lại nhận được tin nhắn báo thẻ ATM của mình đang giao dịch.

Tổng cộng có 4 giao dịch phát sinh với hơn 9 triệu đồng từ máy ATM của NH khác. Sau đó, chủ thẻ ATM tên  Trang gọi lên tổng đài khóa thẻ và khiếu nại đến Chi nhánh Sacombank ở quận Bình Thạnh, TP HCM.
Chu the ATM Sacombank
 Ảnh minh họa.

Lợi nhuận sụt mạnh, nợ xấu cao, Sacombank sẽ "loay hoay" thế nào?

(Kiến Thức) - Sau gần 15 tháng sáp nhập với SouthernBank, Sacombank vẫn chưa giải quyết được nợ xấu, trong khi lợi nhuận sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của ngân hàng.

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) mới đây đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất quý IV/2016.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.