Rượt đuổi gây thương tích, công an viên vào tù

(Kiến Thức) - CSGT chở công an xã đuổi 2km theo một người dân không đội mũ bảo hiểm, vị công an xã dùng dùi cui đánh dân bị tuyên phạt 9 tháng tù còn CSGT chỉ bị kiểm điểm.

Sáng 16/9, Tòa án nhân dân TP Nha Trang đã tuyên phạt 9 tháng tù giam đối với Nguyễn Trọng Hiếu (công an viên xã Diên Phú) về tội “gây thương tích trong khi thi hành công vụ”. Bị đơn dân sự là Công an xã Diên Phú phải bồi thường thiệt hại cho bị hại theo luật định là 125 triệu đồng. Còn CSGT Vũ Văn Duy, Công an huyện Diên Khánh chỉ bị kiểm điểm?

Trước đó, ngày 11 và 12/9, ở phần mở đầu cũng như kết thúc phần tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ án CSGT huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) “gây thương tích trong khi thi hành công vụ”, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Nha Trang đều kiên quyết bảo vệ quan điểm việc truy tố bị cáo Nguyễn Trọng Hiếu (công an viên xã Diên Phú) theo tội danh trên là có căn cứ pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử phạt Hiếu từ 6 đến 9 tháng tù giam; bị đơn dân sự là Công an xã Diên Phú phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bị hại theo luật định.

Nạn nhân Huỳnh Tấn Nam bị thương tật 77%.
 Nạn nhân Huỳnh Tấn Nam bị thương tật 77%. 

Trong phần tranh luận, luật sư bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân Huỳnh Tấn Nam đọc nội dung liên quan trong Thông tư số 60/2009 của Bộ Công an, hướng dẫn CSGT cách xử trí các tình huống cụ thể trong khi tuần tra, kiểm soát. Theo đó, tùy tình huống của sự việc mà áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý, nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông, người vi phạm luật giao thông, và cho chính lực lượng CSGT. Luật sư phân tích, việc xe CSGT truy đuổi gắt gao anh Nam suốt hơn 2km chỉ vì hành vi không đội mũ bảo hiểm là hoàn toàn không thích hợp, dẫn đến tai nạn gây thương tích nặng nề cho anh Nam. Lẽ ra, chỉ cần ghi lại số xe, nhận dạng người vi phạm để xác minh, xử lý sau đó, hoặc báo các chốt chặn phối hợp… Quan điểm của luật sư được Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát và đa số người dự khán đồng tình.

Trước đó, ở phần thẩm vấn, hội đồng xét xử bác bỏ lời khai của bị cáo Hiếu và CSGT Vũ Văn Duy. Theo đó, anh Nam đi xe 100 phân khối bỏ chạy, lại có thể đánh võng để buộc xe CSGT có dung tích 250 phân khối rượt theo với tốc độ 80-90km/h (?), trong khi trên quốc lộ 1A liên tục có xe qua lại. Các nhân chứng đều cực lực phản đối lời khai đổ lỗi cho người dân của Hiếu và Duy nói bị người dân ném đá, nên phải bỏ chạy vội vã khỏi hiện trường, không đưa nạn nhân Nam đi cấp cứu, không bảo vệ nguyên trạng hiện trường.

Các nhân chứng chủ chốt đều khẳng định nhìn thấy xe CSGT ép xe Nam vào lề đường, Hiếu vụt dùi cui trúng Nam, làm anh ngã xe. Nạn nhân Nam cũng khẳng định bị xe CSGT ép và bị đánh từ phía sau, dẫn đến ngã xe.

Bị cáo Nguyễn Trọng Hiếu tại tòa.
Bị cáo Nguyễn Trọng Hiếu tại tòa.  

Tuy nhiên, dù Hội đồng xét xử đã khuyến cáo, khai báo thành khẩn sẽ được hưởng khoan hồng, Hiếu vẫn một mực không thừa nhận dùng dùi cui đánh Nam và kêu oan.

CSGT không bị xem xét trách nhiệm hình sự: có bất thường?

Theo dõi vụ án, một số luật sư cho rằng, có dấu hiệu bất thường khi thượng sĩ CSGT Vũ Văn Duy không bị xem xét trách nhiệm hình sự, vì Duy là CSGT chuyên nghiệp, tổ trưởng tổ tuần tra, trực tiếp điều khiển mô tô CSGT. Thậm chí, ở phiên xét xử ngày 24/12/2012, Duy bị triệu tập với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tại phiên tòa này, Duy chỉ bị triệu tập với tư cách nhân chứng. Trong vụ án này, Viện Kiểm sát truy tố theo tội “gây thương tích trong khi thi hành công vụ” (điều 107-BLHS), chứ không phải theo tội “cố ý gây thương tích” (điều 104), cho nên chi tiết dùng dùi cui vụt không phải thật sự quan trọng. Về bản chất, nguyên nhân dẫn đến tai nạn gây hậu quả nặng nề là hành vi rượt đuổi gắt gao một cách hoàn toàn không cần thiết, không thích hợp với tình huống anh Nam không đội mũ bảo hiểm, xử lý nghiệp vụ trái quy định tại Thông tư 60. Do vậy, Duy mới là người chịu trách nhiệm chính.

Đây là vụ án được khởi tố sau 10 tháng kể từ khi vụ việc xảy ra, với 4 lần được dựng lại hiện trường để phục vụ điều tra. Trong phiên xét xử sơ thẩm lần đầu vào ngày 24/12/2012, tòa đã trả hồ sơ yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp làm rõ trách nhiệm của bị đơn dân sự là Công an huyện Diên Khánh và Công an xã Diên Phú. Đồng thời, yêu cầu cơ quan điều tra lập biên bản đối chất giữa các nhân chứng và những người liên quan tới bị cáo, làm rõ vai trò của cảnh sát giao thông Vũ Văn Duy. Tuy vậy, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Nha Trang vẫn bảo lưu quan điểm và giữ nguyên cáo trạng truy tố Hiếu như trước đó.

Theo cáo trạng, tối 24/4/2010, anh Huỳnh Tấn Nam điều khiển xe máy đi mua bánh mì nhưng không đội mũ bảo hiểm. Thượng sĩ Vũ Văn Duy chở Nguyễn Trọng Hiếu trên môtô đặc chủng đã đuổi theo đoạn đường dài 2km. Hiếu đã dùng gậy giao thông đánh vào vai gáy của Nam khiến anh này ngã xuống lề đường, bị thương tích 77% vĩnh viễn. Gia đình nạn nhân đã phải lo chữa trị cho Nam tổng chi phí khoảng 250 triệu đồng (lúc bị nạn, Công an huyện Diên Khánh đã quyên góp hỗ trợ gia đình Nam 42 triệu đồng).

Đình chỉ công an xã tát bôm bốp vào mặt dân

Liên quan đến việc công an viên giật điện thoại, tát vào mặt dân khi kiểm tra hành chính ở xã Xuân Phương (huyện Lạng Giang, Bắc Giang), ngày 22/4, ông Nguyễn Hoàng Tiến - Trưởng công an Lạng Giang (Bắc Giang) cho biết, cơ quan này đã có báo cáo gửi công an tỉnh Bắc Giang về vụ việc.

Hàng trăm xe máy bỏ hoang ở Bệnh viện Bạch Mai

(Kiến Thức) - Hàng trăm chiếc xe máy đủ các loại đang biến thành đống sắt vụn khổng lồ ngay lối vào cửa A, Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Kho xe máy để ở cửa A lối vào khu vực khám tim mạch theo yêu cầu của BV Bạch Mai.
Kho xe máy để ở cửa A lối vào khu vực khám tim mạch theo yêu cầu của BV Bạch Mai.
Hàng trăm chiếc xe máy đang biến thành ...
Hàng trăm chiếc xe máy đang biến thành ...

Khoe “chiến tích” hôi của ở Thủ đô

(Kiến Thức) - Vụ tranh giành nhau áo mưa miễn phí tại Hà Nội vừa qua, có người còn xúi người khác vào giành áo mưa và khoe: “Tôi đã lấy được 5 – 6 chiếc rồi, giờ cất đi và chạy vào lấy tiếp”.

Chiều 12/9, trước cửa UBND quận Ba Đình, Đại sứ quán Hà Lan đã tổ chức phát tặng 3.000 chiếc áo mưa cho người dân Hà Nội, với mong muốn nâng cao nhận thức chung về biến đổi khí hậu cho mọi người. Tuy nhiên, từ một sự kiện ý nghĩa, nó đã trở nên hỗn loạn và đáng buồn do thói "hôi của" của một bộ phận không nhỏ người dân sống và làm việc ngay tại thủ đô văn minh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới