Rước vong linh những người lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn
(Kiến Thức) - Hôm qua (4/5), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức lễ tôn vinh những người lính Hoàng Sa đi cắm mốc lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Hà Kiều - Phương Thảo
Theo đó, lễ hội “Khao lề thế lính Hoàng Sa" được tổ chức trang trọng và linh thiêng tại tại đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một lễ hội truyền thống lâu đời của ngư dân vùng đảo Lý Sơn diễn ra hằng năm vào ngày 15 và 16 tháng 3 Âm lịch.
Tái hiện lễ xuất quân đi Hoàng Sa.
Nghi thức chính yếu và linh thiêng nhất của lễ hội này là nghi lễ mời gọi vong linh những hùng binh Hoàng Sa về dự lễ. Nghi thức lễ rước vong linh các hùng binh trong đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải được cử hành từ nơi thờ phụng là Âm linh tự về đình làng An Vĩnh.
Đây là ngôi đình “chứng nhân lịch sử”, nời mà suốt 300 năm qua, trước khi lên đường đi Hoàng Sa, những người đăng lính đã tập trung về đây để làm lễ “thề sông nước”.
5 thuyền cầu, 5 hình nhân và 30 bài vị được tái hiện sinh động.
Như mọi năm, “Lễ khao lễ thế lính Hoàng Sa” được phục dựng lại 5 mô hình thuyền, 5 hình nhân thế mạng và 30 bài vị ghi tên tuổi, từng chức danh của những người đi lính Hoàng Sa năm xưa, như là sự tái hiện và khắc họa hình ảnh sống động nhằm tri ân các dân binh trong đội Hoàng Sa năm xưa thừa lệnh vua ban vượt sóng ra biển khơi muôn trùng đi dựng bia, cắm mốc khẳng định chủ quyền Tổ quốc nơi Hoàng Sa.
Hiện nay, di tích Âm linh tự và lễ khoa lề thế lính đã được vinh danh là Di sản quốc gia.
(Kiến Thức) - Từ thời chúa Nguyễn và sau đó là các vua nhà Nguyễn, Hoàng Sa đã được xác định là vùng biên cương Tổ quốc "tối thị hiểm yếu".
Cả huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn chỉ 10km2 với dân số 21 nghìn người nhưng có đến gần 100 di tích, trong đó đa phần đều có liên quan đến các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo quốc gia.
(Kiến Thức) - Cùng khám phá mộ gió của các thủy quân đi lính Hoàng Sa năm xưa, mà ngư dân Lý Sơn gọi là Mộ Âm binh Hoàng Sa.
Dấu tích về Đội Hoàng Sa một thời oai hùng hiện nay nằm rải rác khắp huyện đảo Lý Sơn. Họ là những thủy quân đi lính Hoàng Sa năm xưa được đích thân vua Tự Đức mệnh danh là “hùng binh”. Khi họ mất, linh hồn của họ được trở về với đất Mẹ Lý Sơn và được chôn cất bằng những mộ gió, mà ngư dân Lý Sơn gọi là Mộ Âm binh Hoàng Sa hay Mộ lính Hoàng Sa. Trong ảnh là Âm Linh tự và Mộ lính Hoàng Sa vừa là “nghĩa trang liệt sĩ” vừa là nơi thờ tự những người lính Hoàng Sa năm xưa nằm lại với biển cả muôn trùng.
Với những giá trị về truyền thống lịch sử và tính giáo dục tình yêu biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, ngày 03/08/2007, Âm Linh tự và Mộ lính Hoàng Sa đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã quyết định số 41/2007/QĐ-BVHTT công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Để tỏ lòng tưởng nhớ và tri ân công lao những người lính Hoàng Sa năm xưa đã anh dũng hy sinh và mãi mãi nằm lại với biển cả, nhân dân trên khắp huyện đảo đã đắp nên các nấm mộ gió và lập đền Âm Linh tự để làm nơi thờ phụng những người lính Hoàng Sa.
Hằng năm, vào ngày 16/3 âm lịch, nhân dân trên đảo lại long trọng tổ chức Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa nhằm tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân đã hy sinh vì Tổ quốc.
Theo tài liệu gia phả của những dòng họ sinh sống trên đảo, thời ấy, mỗi năm chúa Nguyễn đã tuyển chọn khoảng đội lính Hoàng Sa gồm 70 chiến sĩ hùng tráng...
...đi trên chiếc ghe câu truyền thống miền Trung với hành trang của mỗi người lính là 1 đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi mây buộc dài và 1 thẻ bài ghi rõ danh tính, bản quán và phiên hiệu.
Di tích “Âm Linh Tự và Mộ lính đội Hoàng Sa” là nơi phối thờ các chiến sĩ và binh phu Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, là “nhân chứng sống”, là cứ liệu lịch sử quan trọng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 29/04/2013, Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa đã được tôn vinh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nhằm ghi nhận những đóng góp của ngư dân huyện đảo Lý Sơn vì bờ cõi biên cương của Tổ quốc trong quá khứ, ngày nay và tương lai.
Bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia đối với cụm “lăng” thờ “Âm Linh Tự và Mộ lính đội Hoàng Sa” tại thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Cho đến nay, người dân đất đảo Lý Sơn còn lưu truyền câu ca về số phận của những người đi lính Hoàng Sa năm xưa: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng hai (ba) khao lề thế lính Hoàng Sa”.
Hiện nay, Mộ Âm Binh Hoàng Sa nằm rải rác khắp nơi trong đảo, ngay tại những mẫu ruộng trồng hành tỏi bát ngát vẫn thi thoảng xuất hiện những mộ gió Âm Binh Hoàng Sa. Với người dân trên đảo, hình bóng của những Hùng Binh Hoàng Sa tuy thân xác mãi mãi nằm lại với biển cả nhưng linh hồn vẫn trở về với đất Mẹ Lý Sơn hiền hậu.
Tùy vào độ tuổi, địa vị và thâm niên trong nghề đi biển mà mộ gió Âm Binh Hoàng Sa có kích thước, độ to nhỏ khác nhau. Nhìn chung, mộ được đắp bằng những cồn cát theo hình thang cân.
Không ai nhớ rõ tên tuổi cũng như số ngư dân trai tráng Lý Sơn đi Lính Hoàng Sa là bao nhiêu. Theo những vị cao niên trong làng thống kê thì cũng có hàng vạn người từng ra đi, không có nhiều người được may mắn trở về nên thành ra số ít mỗi mộ gió đều được người dân khắc văn bia với tên tuổi rõ ràng…
…Còn số nhiều thì là những mộ gió “vô danh”, được đặt một hòn đá cuội thay cho văn bia.
Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được xây dựng nhằm tôn vinh những đóng góp của những Hùng binh Hoàng Sa năm xưa.
Người dân Lý Sơn Mộ Âm Linh Tự và Mộ lính Hoàng Sa như là “linh hồn” của mình nên không bao giờ dám có ý nghĩ xúc xiểm.
Tái hiện lễ xuất quân của những hùng binh năm xưa tại Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa.
Tái hiện lễ xuất quân của những hùng binh năm xưa tại Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa.
Nghệ nhân Võ Hưng Đạt đang phục dựng lại khinh thuyền Hùng binh Hoàng Sa năm xưa. (Ảnh tư liệu).
Mô hình ghe câu (điếu thuyền) phương tiện di chuyển trên biển của những Hùng Binh Hoàng Sa năm xưa được trưng bày trong bảo tàng Hải Đội Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn.
(Kiến Thức) - Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ, ông trùm giang hồ khét tiếng đất Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cố ý gây thương tích".
(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Khu du lịch Quất Lâm (Nam Định) từng được mệnh danh là "thiên đường mại dâm" nhưng mới đây tỉnh Nam Định đã quyết định "xóa sổ"tụ điểm này để làm thay đổi bộ mặt, hình ảnh của bãi biển đầy tai tiếng.
(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.
Thấy mùi tử khí nồng nặc, người dân huyện Long Thành (Đồng Nai) tỏa đi tìm thì phát hiện thi thể nữ giới lột truồng giấu trong bao tải bên đường. Toàn bộ vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.
(Kiến Thức) - Trước kia mọi người cứ nghĩ trùm cờ bạc nghìn tỷ hay điều hành đường dây ma túy lớn phải là đàn ông. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại trùm cờ bạc nghìn tỷ hay điều hành đường dây ma túy lại là nữ giới nhiều.
(Kiến Thức) - Trùm giang hồ Nguyễn Xuân Đường tức Đường Nhuệ được biết đến là một trùm đòi nợ thuê khét tiếng, chủ doanh nghiệp có tiếng tăm ở tỉnh Thái Bình. Ngoài ra, ông ta còn rất mê làm diễn viên và đã tham gia đóng nhiều phim về đề tài giang hồ trên YouTube.
Các đối tượng đã lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để thực hiện việc tham mưu, ký duyệt điều chỉnh đối tượng tuyển sinh, xét tuyển sinh, ký duyệt kết quả tuyển sinh lớp 6 cho 36 học sinh không đúng quy định.
Công an huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã trao trả số tiền 28,5 triệu đồng cho cụ bà Đinh Thị Dung sau khi cụ bị đối tượng Hoàng Văn Huế bóp cổ cướp tài sản.
Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên sông, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn (Công an thành phố Hà Nội) đã kịp thời cứu một nạn nhân nhảy cầu Vĩnh Tuy.
Trong lúc đưa vào nhà, ô tô bất ngờ mất lái lao thẳng vào một phòng giao dịch ngân hàng ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Vụ việc khiến nhân viên bảo vệ hốt hoảng tưởng là cướp.
Ông Dương Văn An, trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.
Tối 10/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thành công với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long bị khởi tố liên quan vụ án "Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cục Đường Bộ Việt Nam dự kiến báo cáo Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT về kiến nghị Bộ GTVT thống nhất chuyển những nhiệm vụ về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe sang Bộ Công an.
Cơ quan thuế không có quyền truy cập tài khoản ngân hàng của cá nhân để truy thu thuế mà chỉ có thể yêu cầu các bên liên quan cung cấp dữ liệu, theo Tổng cục Thuế.
Do 2 cựu Cục trưởng cục Đăng kiểm có tình tiết mới là khắc phục thêm thiệt hại nên Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Trần Kỳ Hình 2-3 năm tù, Đặng Việt Hà từ 1-2 năm tù.
Ngay sau khi trận chung kết lượt về ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 kết thúc với chiến thắng thuộc về Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Thư khen gửi Đội tuyển.
Quận Long Biên, Hà Nội sẽ triển khai 152 dự án, tổng diện tích 651,03 ha, trong đó có 3 dự án xây dựng công viên, với các khu vực như Thượng Thanh, Thạch Bàn và Ngọc Thụy, tổng diện tích lên tới 35,3 ha.