Rùng mình ngôi mộ mang lời nguyền tàn độc 'mạo phạm là chết'

Lời nguyền tàn độc 'mạo phạm là chết' liên quan đến ngôi mộ của samurai - Taira no Masakado đã gây nên không ít tai nạn thương tâm với người dân Nhật Bản.

Rùng mình ngôi mộ mang lời nguyền tàn độc 'mạo phạm là chết'
Nhắc đến đất nước Nhật Bản chúng ta sẽ nghĩ ngay tới những trung tâm mua sắm sầm uất, những điểm đến cho những ai khao khát khám phá cái đẹp. Tuy nhiên bên cạnh một Nhật Bản phồn hoa còn nhiều lời nhiều đồn đại xung quanh việc còn có rất nhiều những linh hồn giận dữ không siêu thoát.
Theo truyền thuyết của người Nhật, do máu đã đổ trên phố Tokyo nên ngày nay vẫn còn những linh hồn giận dữ lang thang trên các con phố và Taira no Masakado là một trong những hồn ma nổi tiếng của người Nhật với lời nguyền tàn độc: bất kỳ ai mạo phạm nơi yên nghỉ của hồn ma này đều bị trừng phạt.
Ngôi mộ của Masakado nằm lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng. Ảnh: CNN.
 Ngôi mộ của Masakado nằm lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng. Ảnh: CNN. 

Được biết, Taira no Masakado là một trong những samurai đầu tiên của Nhật Bản. Thời trẻ, ông chống đối lại sự cai trị của triều đình ở Kyoto và tự xưng hùng xưng bá ở vùng Kanto (nơi có thủ đô Tokyo ngày nay). Không những thế, Masakado còn tự phong cho chính mình là "hoàng đế của nước Nhật". Để trừng trị kẻ nổi loạn, Nhật hoàng đã treo giải thưởng hậu hĩnh cho ai lấy được cái đầu của chàng samurai trẻ.

Hai tháng sau đó, Masakado đã tử nạn vì một mũi tên bắn trúng trán trong một trận đấu quyết liệt tại khu vực mà bây giờ là tỉnh Saitama. Thủ cấp của ông được đưa tới Kyoto và treo lên nhằm thị uy dân chúng.

Có truyền thuyết kể lại, do quá tức giận vì thủ cấp bị tách khỏi cơ thể đầu của ông tự động tìm về đất mẹ là vùng Kanto tìm phần cơ thể của mình để gắn lại nguyên vẹn nhưng không thể tìm thấy. Cuối cùng cũng đến lúc kiệt sức nên cái đầu rơi xuống. Dân làng kinh hãi trước sự việc này nên đã chôn thủ cấp và dựng lên trên ngôi mộ một hòn đá tưởng nhớ, nhằm xoa dịu cơn thịnh nộ của vị samurai dữ tợn.

1.000 năm sau đó, chính phủ đã rất cố gắng để di chuyển ngôi mộ sang một vị trí khác nhằm quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều thất bại bởi một lời nguyền ở ngôi mộ ngàn năm tuổi này.

Taira no Masakado - một trong những hồn ma nổi tiếng nhất trong tín ngưỡng của người Nhật. Ảnh: Pinktentacle.
 Taira no Masakado - một trong những hồn ma nổi tiếng nhất trong tín ngưỡng của người Nhật. Ảnh: Pinktentacle. 

Vào năm 1923, trận động đất kinh hoàng diễn ra ở Kanto đã hủy hoại phần lớn thành phố. Bộ Tài chính nắm bắt cơ hội này đổ đất lấp chiếc ao nơi người dân từng dùng để "tắm rửa" cho chiếc thủ cấp, dựng lên một tòa nhà văn phòng thay thế. Trong vòng 2 năm, các quan chức cấp cao lẫn nhân viên trong bộ đều gặp tai nạn, bệnh tật và một số bất hạnh khác. Các nhân viên đều bị thương một cách khó lý giải.

Sau đó, người ta đã phải xây dựng lại lăng mộ đàng hoàng và tổ chức nghi lễ Shinto (nghi lễ trong Thần đạo để cầu nguyện hay cảm tạ các thần thường được tổ chức tại các nơi linh thiêng) nhằm xoa dịu cơn giận giữ của linh hồn. Nghi lễ này diễn ra hàng năm cho đến khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai.

Chưa dừng lại ở đó, lời nguyền “mạo phạm thì chết” của vị samurai tạo phản đã lại làm dân chúng một lần nữa khiếp sợ. Khi Mỹ xâm lược Nhật Bản đã san bằng khu vực ngôi mộ để làm khu để xe cho quân đội Mỹ. Trong quá trình thi công hàng chuỗi những tai nạn thương tâm xảy ra khiến phải dừng công trình.

Người dân Nhật Bản đều tin vào những câu chuyện ma quái này, ngoài câu chuyện về vị samurai trẻ tuổi còn có nhiều truyền thuyết về những tồn tại của nhiều hiện tượng siêu nhiên. Tuy nhiên nhiều du khách thì cho rằng đó là những hư cấu để tăng thêm huyền bí và hấp dẫn cho miền đất này, nhằm tăng lượng du khách về Nhật Bản.

Đến thời điểm hiện tại, câu hỏi có hay không lời nguyền độc ác của vị samurai vẫn là câu hỏi mà các nhà khoa học chưa thể giải thích được.

Bí mật bên trong những ngôi mộ Hán cổ

Dưới một nghìn năm Bắc thuộc, những phong tục tập quán như chôn cất  người chết của người Hán đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến người Việt. 

Bí mật bên trong những ngôi mộ Hán cổ
Nhà Hán xâm lược nước ta vào năm 111 trước Công nguyên. Cùng với việc cai trị bằng hệ thống những qui định, luật lệ, thì người Hán cũng dùng văn hóa của mình như là một trong những phương thức để đồng hóa người Việt. Dưới một nghìn năm Bắc thuộc, tuy chúng ta không bị đồng hóa nhưng những phong tục tập quán, cách ăn ở, sinh hoạt của người Hán cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến người Việt. Những ngôi mộ Hán cổ là một ví dụ.
Bi mat ben trong nhung ngoi mo Han co
Bên trong ngôi mộ Hán có niên đại gần 2.000 năm.  
Những năm 50 của thế kỷ XX, trên những cánh đồng các tỉnh như Quảng Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình… người ta đều bắt gặp những ngôi mộ Hán lớn, nhỏ tại các gò, đồi. Về hình thức, ở đồng bằng, mộ thường được đắp thành các gò, đống cao. Ở đồi đất, mộ được khoét sâu vào các sườn đồi. Một số mộ rất lớn, có diện tích hàng ngàn mét vuông, cao tới 5 - 6 mét. Trước đây, công việc nghiên cứu các ngôi mộ Hán chưa được phát triển mạnh vì lực lượng cán bộ chuyên môn ít, kinh phí hạn hẹp và cả những quan niệm sai lầm cho rằng những ngôi mộ Hán này là của những kẻ xâm lược phương Bắc. Vì vậy, ở nhiều địa phương, hàng trăm ngôi mộ Hán đã bị san phẳng lấy đất lấp ao hồ, làm đường giao thông, hiện vật bị thất lạc, chỉ một số ít được thu giữ về bảo quản tại các bảo tàng. Trong dân gian bấy lâu vẫn cho rằng, có chuyện táng trinh nữ cùng chủ nhân trong mộ Hán. Ở Trung Quốc cổ đại, chuyện mộ Hán có táng theo cung tần mỹ nữ, kẻ hầu hạ, trinh nữ đã được chứng minh là có thật. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều nhà khảo cổ học có kinh nghiệm, thâm niên trong nghề cho biết, họ chưa từng khai quật hay chứng kiến được bất kỳ ngôi mộ nào có biểu hiện hay dấu vết của việc này. Ngoài ra, việc yểm bùa hay có âm binh canh giữ mộ Hán cũng là một trong những câu chuyện không dễ khẳng định hay phủ định. Mới đây, chúng tôi có về tìm hiểu một ngôi mộ Hán ở xã Liên Hòa, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Một số thông tin cho rằng, đây là một ngôi mộ Hán rất lớn, có đến 4 vòm cửa? Tuy nhiên, nhiều người dân ở đây cho biết, vào khoảng năm 1996, ngôi mộ này đã bị đào trộm và đến nay, người dân và các nhà khảo cổ học dường như không có bất kỳ thông tin gì về ngôi mộ này.
Bi mat ben trong nhung ngoi mo Han co-Hinh-2
 Ngôi mộ Hán có niên đại gần 2.000 năm được khai quật ở thôn Vũ Xá và phục dựng trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. 
Ông Phạm Văn Lụy, ở thôn Hưng Hòa, xã Liên Hòa cho biết, ở thời điểm người ta đào trộm mộ, bà con trong thôn phát hiện và ra chứng kiến rất đông. Tuy nhiên, những người này đã giăng dây xung quanh khu vực đào mộ và đứng bảo vệ, không ai có thể vào gần được.  Người đứng ra tổ chức đào mộ khi ấy là một người lạ mặt, nhưng lại thuê những người ở trong chính thôn Hưng Hòa đào bới. Ông Lụy và một số người chứng kiến cho biết, tính đến nay, trong số những người đào mộ hôm ấy, chỉ duy nhất có 1 người còn sống. Những người còn lại đều đã chết với nhiều lý do khác nhau và đa phần là chết trẻ hay gặp đột quỵ, tai nạn. Thời gian gần đây, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã xác nhận, chủ nhân của các ngôi mộ Hán không phải chỉ có quan lại người Hán mà còn có rất nhiều người Việt, là những quý tộc, thương nhân hoặc các quan lại dưới thời Bắc thuộc.  Vì vậy việc bảo lưu và nghiên cứu các ngôi mộ Hán mới được quan tâm hơn. Năm 1996, UBND tỉnh Hải Dương cho Công ty Bánh kẹo Nghĩa Mỹ thuê đất tại cánh đồng thôn Vũ Xá, xã Ái Quốc, huyện Nam Sách (nay thuộc thành phố Hải Dương). Tại khu vực này có một gò đất cao, nhân dân địa phương gọi là đống Dom. Thực chất đây là ngôi mộ Hán rất lớn, diện tích đống Dom khoảng 1.325m², cao trên 3m so với mặt ruộng, qua nhiều thế kỷ bị bào mòn và nhiều lần bị đào bới nên đỉnh mộ đã xuất lộ chỉ cách mặt đống khoảng 50cm. Sau khi được Bộ Văn hóa - Thông tin khi ấy cấp giấy phép, tháng 8-1996, ngôi mộ Hán này chính thức được khai quật và nghiên cứu. Để cho ngôi mộ được xuất lộ hoàn chỉnh, nhóm nghiên cứu đã mở hố khai quật rộng 12m x 12m, sâu trên 3m so với đỉnh đống, làm xuất lộ hoàn toàn ngôi mộ kể từ đáy. Theo kết quả nghiên cứu, về cấu trúc, ngôi mộ có 3 vòm cuốn song song, cửa hướng nam, chân móng cách nhau 35-40cm. Từ móng lên đến đỉnh vòm các cuốn xấp xỉ 240cm. Các cửa mộ đều được lấp kín bằng gạch xếp nghiêng.  Khoảng cách giữa các vòm cửa được xây liền thành một bức tường cao gần đỉnh cuốn và rộng mỗi phía trên 1m. Cuối mộ được xây bịt lại. Phía ngoài có xếp 1 chồng gạch như bậc để bước lên đỉnh mộ. Từ trên xuống, móng của ngôi mộ Hán này chỉ xây 1 hàng gạch, nền không lát.  Gạch xây ngôi mộ này có kích thước trung bình 48x7x23 (cm) gồm 2 loại: múi bưởi và khối hộp chữ nhật. Tổng số gạch xây vào khoảng 40m³ nhưng số còn thu được khi khai quật là trên 30m³. Gạch có độ nung vừa phải, khi mới đào lên rất dễ vỡ, sau khi phơi khô rất cứng và đanh, khó chặt đập, có nhiều hòn phủ một lớp thủy tinh trông tựa như tráng men. Gạch có màu xám nhạt hoặc hồng nhạt. Bên cạnh đó, hầu hết các viên gạch đều có hoa văn ở 1 hoặc 4 mặt bên. Hoa văn khá phong phú, gồm các loại: quả trám, các kiểu chữ S tiền ngũ thù, hình trâm, hình thoi đấu đầu... Chữ trên gạch cũng khá phong phú những chữ Hán còn đọc rõ là chữ “hoàng; nghi; ngôn; hoàng quân”. Đặc biệt, có một viên gạch dài 49cm, rộng 25cm, dày 7,5cm, có hàng chữ Hán cổ. Giáo sư Hoàng Khởi Thiên, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, trong chuyến thăm và làm việc tại Bảo tàng Hải Dương, đã dịch là: “Vĩnh kiến ngũ niên cổ nguyên vương Hoàng tác cáo”, cho biết ngôi mộ này được xây dựng vào khoảng năm 130 (niên đại đến nay là 1.885 năm). Khi khai quật ngôi mộ này, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng, những hiện vật trong mộ đã bị lấy cắp, chỉ còn lại một ít mảnh gốm vỡ. Ở vòm giữa tìm được một vài mẩu sắt gỉ, khả năng là những đoạn gẫy mục của một thanh kiếm. Toàn bộ gạch và hiện vật của ngôi mộ này đã được chuyển về Bảo tàng tỉnh Hải Dương để phục dựng lại đúng như mô hình cũ. Việc phát hiện và khai quật ngôi mộ Hán có niên đại gần 2.000 năm này đã tạo điều kiện cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu sâu hơn về những ngôi mộ Hán tại Việt Nam. Bên cạnh đó, mô hình này cũng giúp nhân dân, khách tham quan có điều kiện được chiêm ngưỡng và biết nhiều thông tin hơn về mộ Hán.

Bí mật ngôi mộ cổ và tiếng hát ru con của thiếu phụ áo trắng

Người dân kể rằng, vào những đêm trăng tròn, họ thường thấy một chiếc tàu cổ xuất hiện trên mặt biển gần khu vực ngôi mộ bà Lớn Tướng.

Bí mật ngôi mộ cổ và tiếng hát ru con của thiếu phụ áo trắng
Đã thành thông lệ từ lâu, trước mỗi chuyến đi biển dài ngày ngư dân ở xã Cửa Cạn (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) thường đến thăm viếng một ngôi mộ bà Lớn Tướng ở cửa sông Cửa Cạn (thuộc xã Cửa Cạn - PV).
Giai thoại về bà Lớn Tướng

Phát hiện trang sức nạm vàng trong ngôi mộ 1.500 tuổi

Các nhà khảo cổ mới phát hiện ngôi mộ của một nữ quý tộc yên nghỉ cùng đồ trang sức bằng vàng tuyệt đẹp cách đây 1.500 năm.

Phát hiện trang sức nạm vàng trong ngôi mộ 1.500 tuổi
Phat hien trang suc nam vang trong ngoi mo 1.500 tuoi
Bên trong ngôi mộ cổ cách đây khoảng 1.500 năm.

Theo Live Science, nhóm chuyên gia ở Viện Khảo cổ học Đại Đồng phát hiện ngôi mộ cổ vào năm 2011 ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc trong khi khảo sát khu vực trước một dự án xây dựng.

Họ xác định chủ nhân ngôi mộ là một phụ nữ quý tộc Trung Quốc, tên Farong.

Một chuyên gia kể lại: "Bộ xương của người phụ nữ đặt trong một chiếc quan tài nằm sâu dưới đất. Đầu nằm lên một chiếc gối màu vàng chanh, bên trong gối là hai viên gạch có họa tiết vặn thừng".

Phat hien trang suc nam vang trong ngoi mo 1.500 tuoi-Hinh-2
Đôi khuyên tai bằng vàng được phát hiện trong ngôi mộ.
Ngay lối vào ngôi mộ của nữ quý tộc là tấm bia có khắc dòng chữ "Han Farong, vợ quan Cui Zhen". Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa xác định được độ tuổi khi người phụ nữ này qua đời. Ngoài mộ Farong, nhóm nghiên cứu còn phát hiện hai ngôi mộ cổ khác ở gần đó.
Phat hien trang suc nam vang trong ngoi mo 1.500 tuoi-Hinh-3
 
Dựa trên thiết kế ngôi mộ và các hiện vật tìm thấy bên trong, các nhà khảo cổ học cho rằng cô sống cách đây khoảng 1.500 năm, vài thập kỷ trước khi triều Bắc Ngụy (386-534) sụp đổ.
Theo ghi chép lịch sử, thành phố Đại Đồng, nơi người phụ nữ được chôn cất, là kinh thành của nhà Bắc Ngụy cho đến năm 494.
Phat hien trang suc nam vang trong ngoi mo 1.500 tuoi-Hinh-4
Sợi dây chuyền làm từ 5.000 hạt.
Đôi khuyên tai được tìm thấy làm bằng vàng, có hình mặt người và hình rồng uốn lượn. Nhóm các nhà nghiên cứu cho hay: "Hình mặt người có mái tóc xoăn, đôi mắt sâu, mũi cao. Cổ đeo dây chuyền hoa văn hạt sequin và mang đóa hoa sen dưới vai".

Đọc nhiều nhất

Tin mới