Bí mật bên trong những ngôi mộ Hán cổ

Dưới một nghìn năm Bắc thuộc, những phong tục tập quán như chôn cất  người chết của người Hán đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến người Việt. 

Bí mật bên trong những ngôi mộ Hán cổ
Nhà Hán xâm lược nước ta vào năm 111 trước Công nguyên. Cùng với việc cai trị bằng hệ thống những qui định, luật lệ, thì người Hán cũng dùng văn hóa của mình như là một trong những phương thức để đồng hóa người Việt. Dưới một nghìn năm Bắc thuộc, tuy chúng ta không bị đồng hóa nhưng những phong tục tập quán, cách ăn ở, sinh hoạt của người Hán cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến người Việt. Những ngôi mộ Hán cổ là một ví dụ.
Bi mat ben trong nhung ngoi mo Han co
Bên trong ngôi mộ Hán có niên đại gần 2.000 năm.  
Những năm 50 của thế kỷ XX, trên những cánh đồng các tỉnh như Quảng Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình… người ta đều bắt gặp những ngôi mộ Hán lớn, nhỏ tại các gò, đồi. Về hình thức, ở đồng bằng, mộ thường được đắp thành các gò, đống cao. Ở đồi đất, mộ được khoét sâu vào các sườn đồi. Một số mộ rất lớn, có diện tích hàng ngàn mét vuông, cao tới 5 - 6 mét. Trước đây, công việc nghiên cứu các ngôi mộ Hán chưa được phát triển mạnh vì lực lượng cán bộ chuyên môn ít, kinh phí hạn hẹp và cả những quan niệm sai lầm cho rằng những ngôi mộ Hán này là của những kẻ xâm lược phương Bắc. Vì vậy, ở nhiều địa phương, hàng trăm ngôi mộ Hán đã bị san phẳng lấy đất lấp ao hồ, làm đường giao thông, hiện vật bị thất lạc, chỉ một số ít được thu giữ về bảo quản tại các bảo tàng. Trong dân gian bấy lâu vẫn cho rằng, có chuyện táng trinh nữ cùng chủ nhân trong mộ Hán. Ở Trung Quốc cổ đại, chuyện mộ Hán có táng theo cung tần mỹ nữ, kẻ hầu hạ, trinh nữ đã được chứng minh là có thật. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều nhà khảo cổ học có kinh nghiệm, thâm niên trong nghề cho biết, họ chưa từng khai quật hay chứng kiến được bất kỳ ngôi mộ nào có biểu hiện hay dấu vết của việc này. Ngoài ra, việc yểm bùa hay có âm binh canh giữ mộ Hán cũng là một trong những câu chuyện không dễ khẳng định hay phủ định. Mới đây, chúng tôi có về tìm hiểu một ngôi mộ Hán ở xã Liên Hòa, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Một số thông tin cho rằng, đây là một ngôi mộ Hán rất lớn, có đến 4 vòm cửa? Tuy nhiên, nhiều người dân ở đây cho biết, vào khoảng năm 1996, ngôi mộ này đã bị đào trộm và đến nay, người dân và các nhà khảo cổ học dường như không có bất kỳ thông tin gì về ngôi mộ này.
Bi mat ben trong nhung ngoi mo Han co-Hinh-2
 Ngôi mộ Hán có niên đại gần 2.000 năm được khai quật ở thôn Vũ Xá và phục dựng trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. 
Ông Phạm Văn Lụy, ở thôn Hưng Hòa, xã Liên Hòa cho biết, ở thời điểm người ta đào trộm mộ, bà con trong thôn phát hiện và ra chứng kiến rất đông. Tuy nhiên, những người này đã giăng dây xung quanh khu vực đào mộ và đứng bảo vệ, không ai có thể vào gần được.  Người đứng ra tổ chức đào mộ khi ấy là một người lạ mặt, nhưng lại thuê những người ở trong chính thôn Hưng Hòa đào bới. Ông Lụy và một số người chứng kiến cho biết, tính đến nay, trong số những người đào mộ hôm ấy, chỉ duy nhất có 1 người còn sống. Những người còn lại đều đã chết với nhiều lý do khác nhau và đa phần là chết trẻ hay gặp đột quỵ, tai nạn. Thời gian gần đây, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã xác nhận, chủ nhân của các ngôi mộ Hán không phải chỉ có quan lại người Hán mà còn có rất nhiều người Việt, là những quý tộc, thương nhân hoặc các quan lại dưới thời Bắc thuộc.  Vì vậy việc bảo lưu và nghiên cứu các ngôi mộ Hán mới được quan tâm hơn. Năm 1996, UBND tỉnh Hải Dương cho Công ty Bánh kẹo Nghĩa Mỹ thuê đất tại cánh đồng thôn Vũ Xá, xã Ái Quốc, huyện Nam Sách (nay thuộc thành phố Hải Dương). Tại khu vực này có một gò đất cao, nhân dân địa phương gọi là đống Dom. Thực chất đây là ngôi mộ Hán rất lớn, diện tích đống Dom khoảng 1.325m², cao trên 3m so với mặt ruộng, qua nhiều thế kỷ bị bào mòn và nhiều lần bị đào bới nên đỉnh mộ đã xuất lộ chỉ cách mặt đống khoảng 50cm. Sau khi được Bộ Văn hóa - Thông tin khi ấy cấp giấy phép, tháng 8-1996, ngôi mộ Hán này chính thức được khai quật và nghiên cứu. Để cho ngôi mộ được xuất lộ hoàn chỉnh, nhóm nghiên cứu đã mở hố khai quật rộng 12m x 12m, sâu trên 3m so với đỉnh đống, làm xuất lộ hoàn toàn ngôi mộ kể từ đáy. Theo kết quả nghiên cứu, về cấu trúc, ngôi mộ có 3 vòm cuốn song song, cửa hướng nam, chân móng cách nhau 35-40cm. Từ móng lên đến đỉnh vòm các cuốn xấp xỉ 240cm. Các cửa mộ đều được lấp kín bằng gạch xếp nghiêng.  Khoảng cách giữa các vòm cửa được xây liền thành một bức tường cao gần đỉnh cuốn và rộng mỗi phía trên 1m. Cuối mộ được xây bịt lại. Phía ngoài có xếp 1 chồng gạch như bậc để bước lên đỉnh mộ. Từ trên xuống, móng của ngôi mộ Hán này chỉ xây 1 hàng gạch, nền không lát.  Gạch xây ngôi mộ này có kích thước trung bình 48x7x23 (cm) gồm 2 loại: múi bưởi và khối hộp chữ nhật. Tổng số gạch xây vào khoảng 40m³ nhưng số còn thu được khi khai quật là trên 30m³. Gạch có độ nung vừa phải, khi mới đào lên rất dễ vỡ, sau khi phơi khô rất cứng và đanh, khó chặt đập, có nhiều hòn phủ một lớp thủy tinh trông tựa như tráng men. Gạch có màu xám nhạt hoặc hồng nhạt. Bên cạnh đó, hầu hết các viên gạch đều có hoa văn ở 1 hoặc 4 mặt bên. Hoa văn khá phong phú, gồm các loại: quả trám, các kiểu chữ S tiền ngũ thù, hình trâm, hình thoi đấu đầu... Chữ trên gạch cũng khá phong phú những chữ Hán còn đọc rõ là chữ “hoàng; nghi; ngôn; hoàng quân”. Đặc biệt, có một viên gạch dài 49cm, rộng 25cm, dày 7,5cm, có hàng chữ Hán cổ. Giáo sư Hoàng Khởi Thiên, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, trong chuyến thăm và làm việc tại Bảo tàng Hải Dương, đã dịch là: “Vĩnh kiến ngũ niên cổ nguyên vương Hoàng tác cáo”, cho biết ngôi mộ này được xây dựng vào khoảng năm 130 (niên đại đến nay là 1.885 năm). Khi khai quật ngôi mộ này, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng, những hiện vật trong mộ đã bị lấy cắp, chỉ còn lại một ít mảnh gốm vỡ. Ở vòm giữa tìm được một vài mẩu sắt gỉ, khả năng là những đoạn gẫy mục của một thanh kiếm. Toàn bộ gạch và hiện vật của ngôi mộ này đã được chuyển về Bảo tàng tỉnh Hải Dương để phục dựng lại đúng như mô hình cũ. Việc phát hiện và khai quật ngôi mộ Hán có niên đại gần 2.000 năm này đã tạo điều kiện cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu sâu hơn về những ngôi mộ Hán tại Việt Nam. Bên cạnh đó, mô hình này cũng giúp nhân dân, khách tham quan có điều kiện được chiêm ngưỡng và biết nhiều thông tin hơn về mộ Hán.

Ngôi mộ cổ ở Quảng Nam bị đào xới vung vãi

Hài cốt của người quá cố bị các đối tượng đào lên, vứt vương vãi xung quanh.

Ngôi mộ cổ ở Quảng Nam bị đào xới vung vãi

Ngôi mộ cổ gần 300 tuổi ở khu vực phường An Sơn (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) vừa bị một nhóm người đào bới. Nghiêm trọng hơn, hài cốt của người quá cố bị các đối tượng đào lên, vứt vương vãi xung quanh.

Bà Nguyễn Thị Hạnh (64 tuổi, ở khối phố 8, phường An Sơn), nhà bên cạnh ngôi mộ cho biết: "Khoảng 8h ngày 6/3, có một nhóm người địa phương gồm Nguyễn Thị Minh Thắm, Lê Văn Long (hay còn gọi là Xuân Bình), Nguyễn Trung Hưng cùng 3 thanh niên (cùng khối phố 8, An Sơn) đến bảo là di dời mộ.

Tại đây, bà Nguyễn Thị Minh Thắm có đưa ra cho tôi xem một tờ giấy và nói đây là giấy chứng nhận cho phép di dời mộ có xác nhận của chính quyền địa phương. Tôi chỉ xem thoáng qua tờ giấy thấy có dấu đỏ nên không có ý kiến gì. Sau đó ông Bình tiến hành thủ tục cúng bái rồi bắt đầu đào mộ. Trong quá trình nhóm này đào mộ, tôi và một số người dân đến xem. Tuy nhiên khi họ đào lộ ra quan tài thì bà Thắm bảo tôi và mọi người về nhà đi vì đứng đây không tốt cho sức khỏe".

Ngôi mộ cổ phường An Sơn, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam, bị trộm đào xới.
Ngôi mộ cổ phường An Sơn, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam, bị trộm đào xới.
Theo lời bà Hạnh, hơn 10h cùng ngày, bà quay trở lại thì nhóm người trên đã bỏ đi hết. Hiện trường để lại chỉ là một hố sâu, toàn bộ ngôi mộ đã bị khai quật, xương cốt bị vứt sang một bên. "Không biết họ đã lấy đi thứ gì bên trong ngôi mộ cổ này. Tôi không đồng ý với việc làm đó, người đã khuất thì hãy để họ được yên, phải có điều gì khuất tất họ mới làm như thế...”, bà Hạnh bức xúc cho biết. Sau khi phát hiện sự việc trên, người dân đã báo cho chính quyền địa phương đồng thời mua quan tài để chôn lại hài cốt.

Ông Đinh Quang Bích - Trưởng khối phố 8 cho biết thêm: "Khi nghe sự việc có người đến dời ngôi mộ cổ, tôi đến yêu cầu chị Thắm đưa giấy tờ liên quan về việc di dời mộ. Thắm nói đây là mộ họ hàng với một gia đình ở Huế, người này họ Hoàng. Vì gia đình này bận việc không vào di dời được nên mới nhờ. Theo đó Thắm chỉ đưa ra một tờ giấy hợp đồng viết tay về việc bốc mộ giá 35 triệu đồng với gia đình người ở Huế. Còn giấy có dấu đỏ thì chị Thắm không đưa cho tôi xem, với lý do “giấy tờ này không phải ai xem cũng được”.

Được biết, chủ nhân ngôi mộ tên là Hoàng Hoàng Nhân, thời vua Gia Long. Trước đây xung quanh ngôi mộ có nhiều tượng lính canh gác. Tuy nhiên, qua thời gian, những tượng lính này đã không còn. Trước khi bị nhóm người này đào bới, ngôi mộ vẫn ở trạng thái nguyên vẹn. Bên cạnh ngôi mộ này còn có một ngôi mộ cùng thời của bà Phan Thị Chi, có chồng là Hoàng Công Nguyên.

Khi PV đến gặp bà Thắm để hỏi rõ sự tình thì bị một người đàn ông trạc 50 tuổi ngăn cản không cho gặp. Người đàn ông này viện lý do là đây không phải là nhà bà Thắm. Tuy nhiên, theo lời xác thực của hàng xóm thì đó là nhà bà Thắm, còn người đàn ông ngăn cản kia là chồng bà Thắm, tên Hùng. Theo người hàng xóm bà Thắm, bà Thắm đã trốn đi đâu rồi không có ở nhà.

Được biết, khi cơ quan công an yêu cầu xuất trình giấy tờ của UBND phường đóng dấu thì bà Thắm biện minh là ông Hoàng Bình đã mang về Huế. Hiện nay, mọi nghi án đang chú tâm vào đối tượng có tên là Hoàng Bình theo lời khai bà Thắm là chủ mưu trong vụ đào mộ cổ.

“Nữ đại gia” đào 13 tượng vàng trong mộ cổ giờ ra sao?

Người đàn bà này từng là “đại gia” khi đào ngôi mộ cổ, lấy được 13 tượng vàng nặng cả trăm ký. 

“Nữ đại gia” đào 13 tượng vàng trong mộ cổ giờ ra sao?
Tình cờ tôi gặp lại bà Bảy trong bộ đồ vải và đôi dép lê cũ mèm. Hơn chục năm trước người đàn bà này được xem là “đại gia” khi đào ngôi mộ cổ, lấy được 13 tượng vàng nặng cả trăm ký!
Người đàn bà hơn sáu mươi tuổi này giờ tóc đã bạc nhiều nhưng khuôn mặt đỡ hốc hác và vàng vọt hơn trước. Bà Bảy tâm sự mình đã rũ sạch “món nợ vàng” năm nào nhưng thỉnh thoảng vẫn tức tối bởi những bí ẩn đến giờ vẫn không có lời giải đáp.

Tết trong ngôi nhà mới của người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén

(Kiến Thức) - Con đường trải nhựa phẳng lỳ cùng cây cầu mới dẫn vào ngôi nhà đang xây, hoà cùng không khí Tết, làm nụ cười người tù oan Huỳnh Văn Nén thêm rạng rỡ.

Tết trong ngôi nhà mới của người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén
Tet trong ngoi nha moi cua nguoi tu the ky Huynh Van Nen
Những ngày giáp Tết Bính Thân, PV Kiến Thức về lại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, nơi người tù thế kỷ chịu án oan 17 năm Huỳnh Văn Nén vừa được giải oan đang sống cùng gia đình. Trái ngược với lần ghé thăm cách đây hơn 1 năm khi ông Nén còn chịu cảnh tù tội, con đường dẫn vào nhà ông Nén nay đã trải nhựa phẳng lỳ, cầu mới Sông Dinh cũng vừa được khánh thành cách đây ít tháng

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới