Run lập cập trước siêu pháo 800mm của Đức phát xít

Run lập cập trước siêu pháo 800mm của Đức phát xít

(Kiến Thức) - Nòng pháo dài hơn 32m và bắn ra những viên đạn nặng 7 tấn khiến người ta không khỏi "run lập cập" trước siêu pháo Schwerer Gustav của phát xít Đức.

Schwerer Gustav là siêu pháo lớn nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và có cỡ nòng lên đến 800mm. Nó được phát triển và cuối những năm 1930 bởi công ty vũ khí Krupp. Tất nhiên người Đức chế tạo hệ thống  pháo Schwerer Gustav là nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đánh chiếm Châu Âu với mục tiêu đầu tiên là hệ thống phòng tuyến Maginot của Pháp được xây dựng dọc biên giới với Đức.
Schwerer Gustav là siêu pháo lớn nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và có cỡ nòng lên đến 800mm. Nó được phát triển và cuối những năm 1930 bởi công ty vũ khí Krupp. Tất nhiên người Đức chế tạo hệ thống pháo Schwerer Gustav là nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đánh chiếm Châu Âu với mục tiêu đầu tiên là hệ thống phòng tuyến Maginot của Pháp được xây dựng dọc biên giới với Đức.
Phòng tuyến Maginot được xem là pháo đài bất khả xâm phạm của Pháp lúc đó với hệ thống các công trình ngầm kiên cố nằm sâu bên trong lòng đất hoặc lòng núi chạy dọc biên giới Pháp-Đức. Và quân Đức cần tới một khẩu pháo có thể phá hủy các bức tường bê tông dày tới 7m của Maginot từ đó ý tưởng về Schwerer Gustav được ra đời.
Phòng tuyến Maginot được xem là pháo đài bất khả xâm phạm của Pháp lúc đó với hệ thống các công trình ngầm kiên cố nằm sâu bên trong lòng đất hoặc lòng núi chạy dọc biên giới Pháp-Đức. Và quân Đức cần tới một khẩu pháo có thể phá hủy các bức tường bê tông dày tới 7m của Maginot từ đó ý tưởng về Schwerer Gustav được ra đời.
Giai đoạn đầu phát triển siêu pháo Schwerer Gustav được phác thảo với nhiều cỡ nòng khác nhau từ 750mm, 800mm, 850mm cho đến 1.000mm, để di chuyển siêu pháo này Krupp đã thiết kế cho nó một bệ pháo nặng tới 1.000 tấn và được đặt trên kéo xe lửa. Quá trình phát triển Schwerer Gustav gặp khá nhiều khó khăn do kích thước khổng lồ của nó, đến năm 1939 Schwerer Gustav mới bắn phát đạn thử nghiệm đầu tiên sau 5 năm phát triển.
Giai đoạn đầu phát triển siêu pháo Schwerer Gustav được phác thảo với nhiều cỡ nòng khác nhau từ 750mm, 800mm, 850mm cho đến 1.000mm, để di chuyển siêu pháo này Krupp đã thiết kế cho nó một bệ pháo nặng tới 1.000 tấn và được đặt trên kéo xe lửa. Quá trình phát triển Schwerer Gustav gặp khá nhiều khó khăn do kích thước khổng lồ của nó, đến năm 1939 Schwerer Gustav mới bắn phát đạn thử nghiệm đầu tiên sau 5 năm phát triển.
Để có thể di chuyển được Schwerer Gustav, Đức đã cho xây dựng một hệ thống đường sắt đặc biệt dành riênng cho mẫu siêu pháo này, nó được đưa vào trang bị từ năm 1941 sau khi Krupp giới thiệu cho Adolf Hitler nguyên mẫu cuối cùng của Schwerer Gustav.
Để có thể di chuyển được Schwerer Gustav, Đức đã cho xây dựng một hệ thống đường sắt đặc biệt dành riênng cho mẫu siêu pháo này, nó được đưa vào trang bị từ năm 1941 sau khi Krupp giới thiệu cho Adolf Hitler nguyên mẫu cuối cùng của Schwerer Gustav.
Schwerer Gustav có tổng trọng lượng là 1.350 tấn, dài 47m và cao 11.6m. Đi theo nó gần như là một đội quân với số lượng pháo thủ lên tới 250 binh sĩ và mất tới 54 giờ để siêu pháo này có thể sẵn sàng khai hỏa, cùng với đó là 2.500 binh sĩ và hai tiểu đoàn pháo phòng không 88m Flak đi theo bảo vệ.
Schwerer Gustav có tổng trọng lượng là 1.350 tấn, dài 47m và cao 11.6m. Đi theo nó gần như là một đội quân với số lượng pháo thủ lên tới 250 binh sĩ và mất tới 54 giờ để siêu pháo này có thể sẵn sàng khai hỏa, cùng với đó là 2.500 binh sĩ và hai tiểu đoàn pháo phòng không 88m Flak đi theo bảo vệ.
Mỗi viên đạn của Schwerer Gustav nặng từ 4.8 tấn đến 7.1 tấn và mọi công đoạn để di chuyển chúng vào nòng pháo đều được cơ giới hóa vai trò của con người chỉ là để hổ trợ. Do đó tốc độ bắn của Schwerer Gustav khá chậm chỉ được 14 phát trong một ngày.
Mỗi viên đạn của Schwerer Gustav nặng từ 4.8 tấn đến 7.1 tấn và mọi công đoạn để di chuyển chúng vào nòng pháo đều được cơ giới hóa vai trò của con người chỉ là để hổ trợ. Do đó tốc độ bắn của Schwerer Gustav khá chậm chỉ được 14 phát trong một ngày.
Dù được mệnh danh là siêu vũ khí nhưng vai trò của Schwerer Gustav trên chiến trường khá mờ nhạt, trong suốt chiến tranh Schwerer Gustav chỉ khai hỏa đúng 39 lần và thường tham gia vào các trận đánh không mấy tên tuổi.
Dù được mệnh danh là siêu vũ khí nhưng vai trò của Schwerer Gustav trên chiến trường khá mờ nhạt, trong suốt chiến tranh Schwerer Gustav chỉ khai hỏa đúng 39 lần và thường tham gia vào các trận đánh không mấy tên tuổi.
Số phận của Schwerer Gustav kết thúc vào ngày 14 tháng 4 năm 1945 khi cục diện chiến trường đã ngã ngũ, quân Đức đã quyết định phá hủy siêu pháo này để tránh nó rơi vào tay Đồng Minh. Cả Mỹ và Liên Xô đều quan tâm đặc biệt đến Schwerer Gustav nhưng cả hai chỉ có được trong tay các tài liệu thiết kế của siêu pháo này hoặc các nguyên mẫu nhỏ hơn chưa được hoàn thiện.
Số phận của Schwerer Gustav kết thúc vào ngày 14 tháng 4 năm 1945 khi cục diện chiến trường đã ngã ngũ, quân Đức đã quyết định phá hủy siêu pháo này để tránh nó rơi vào tay Đồng Minh. Cả Mỹ và Liên Xô đều quan tâm đặc biệt đến Schwerer Gustav nhưng cả hai chỉ có được trong tay các tài liệu thiết kế của siêu pháo này hoặc các nguyên mẫu nhỏ hơn chưa được hoàn thiện.
Trong ảnh là một quả đạn pháo của Schwerer Gustav được trưng bày tại bảo tàng chiến tranh ở London. Schwerer Gustav sử dụng tới hai loại đạn khác nhau gồm đạn nổ cực mạnh (HE) và đạn xuyên phá (AP). Trong đó đạn AP cao tới 3.6m và nặng 7.1 tấn mang theo một đầu đạn nặng 250kg, nó có thể dễ dàng xuyên phá lớp tường bê tông dày tới 7m.
Trong ảnh là một quả đạn pháo của Schwerer Gustav được trưng bày tại bảo tàng chiến tranh ở London. Schwerer Gustav sử dụng tới hai loại đạn khác nhau gồm đạn nổ cực mạnh (HE) và đạn xuyên phá (AP). Trong đó đạn AP cao tới 3.6m và nặng 7.1 tấn mang theo một đầu đạn nặng 250kg, nó có thể dễ dàng xuyên phá lớp tường bê tông dày tới 7m.
Tầm bắn của Schwerer Gustav phụ thuộc vào loại đạn nó triển khai trong đó HE là 47km và AP là 38km, đạn nổ cực mạnh HE có thể tạo ra trên mặt đất một hố sâu tới hơn 9m và cũng rộng 9m, nó có thể dễ dàng san phẳng một khu nhà trong một phát bắn duy nhất.
Tầm bắn của Schwerer Gustav phụ thuộc vào loại đạn nó triển khai trong đó HE là 47km và AP là 38km, đạn nổ cực mạnh HE có thể tạo ra trên mặt đất một hố sâu tới hơn 9m và cũng rộng 9m, nó có thể dễ dàng san phẳng một khu nhà trong một phát bắn duy nhất.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.