Rợn người ổ vay nặng lãi trong ký túc xá đẹp nhất Thủ đô

Ký túc xá Mỹ Đình 2 và KTX Pháp Vân được đánh giá là hiện đại nhất hiện nay tại Hà Nội. 

Rợn người ổ vay nặng lãi trong ký túc xá đẹp nhất Thủ đô
Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào sử dụng, trong các toà nhà tại khu ký túc xá Mỹ Đình 2 này xuất hiện nhiều hiệu cầm đồ, dịch vụ vay tín dụng đen, thế chấp, game online… hoạt động bát nháo, gây nhiều hệ lụy.
Kỳ 1: Ký túc xá thành nơi cho vay nặng lãi
Hàng loạt quán cà phê mở trá hình, các biển hiệu “hỗ trợ tài chính” sinh viên được treo công khai ngay trong các tòa nhà KTX Mỹ Đình. Điều đáng nói là những dịch vụ này cho nguồn thu khổng lồ với mức lãi suất “cắt cổ”. Xe máy, máy tính xách tay, bằng lái, bằng tốt nghiệp THPT, bằng cử nhân… sinh viên đều có thể cầm cố.
Những quán cà phê trá hình
“Tốt quá cháu ạ. Huy xin được vào ở trong KTX Mỹ Đình. Ở đây giá thuê hợp lý, lại tiện nghi. Ở trong KTX, gia đình an tâm hơn khi thuê trọ ở ngoài. Khi nào có điều kiện cháu đến thăm nó mà xem”, bà Đ., mẹ Huy (SV năm nhất ĐH Quốc gia Hà Nội) hồ hởi khoe với chúng tôi. Theo lời của mẹ Huy, chúng tôi tìm đến KTX Mỹ Đình, một KTX được đánh giá là hiện đại bậc nhất của Hà Nội hiện nay.
Tới cổng, trước mắt chúng tôi là khu nhà ở hiện đại với nhiều tòa nhà cao tầng liền kề nhau. Tại đây, có đủ các dịch vụ nhằm phục vụ cho nhu cầu của hàng trăm sinh viên đang thuê ở. Từ hiệu thuốc, bưu điện, bách hóa, văn phòng phẩm đến thư viện, dịch vụ internet, quầy giải khát, phòng ăn, phòng cắt tóc…Nhưng điều khiến chúng tôi “sốc” là những quán cà phê “đặc biệt” bên trong khu KTX này.
Trong lúc chờ Huy, chúng tôi vào một quán cà phê ở tầng 1 thuộc tòa nhà nguyên đơn 3. Quán chỉ có mấy chai nước ngọt, thậm chí không có bàn để khách ngồi uống nước. “Cho ly cà phê nhé”... “Ở đây không bán cà phê hay nước gì đâu”, chủ quán đáp.
“Bạn em vay 5 triệu để quá hạn lâu trả 50 triệu vẫn bình thường. Để 1 ngày lãi 1 ngày, để trăm ngày thì lãi trăm ngày”.
Một sinh viên ở KTX Mỹ Đình
Tôi thắc mắc, một giọng cáu gắt: “Các chú người ngoài mới vào à? Đi ra quán trà đá ngoài cổng mà mua nước”. Tương tự, hai quán cà phê bên cạnh cũng không hề bán thức uống nào. Để ý kỹ, trước mỗi quán cà phê này đều có biển chữ to “Hỗ trợ tài chính sinh viên” và trong mỗi quán đều có sinh viên ra vào viết giấy cầm đồ, ra về với vẻ mặt thiểu não của kẻ thiếu tiền.
Huy cho biết: “Ở đây toàn quán cà phê trá hình thôi. Trong là hiệu cầm đồ, cho vay nặng lãi. Khu KTX này sinh viên cầm đồ ở các quán đông lắm”. Theo Huy, các quán này không chỉ cầm xe máy, laptop, điện thoại mà còn cầm thẻ sinh viên, bằng lái xe, bằng tốt nghiệp THPT, bằng cử nhân… “Bạn em nhiều người cầm đồ lấy tiền tiêu xài nên lãi mẹ đẻ lãi con khiến bố mẹ ở quê phải lên trả nợ cho chủ quán”, Huy nói.
Ron nguoi o vay nang lai trong ky tuc xa dep nhat Thu do
Nhiều quán cầm đồ, cho vay nặng lãi mở trá hình dưới dạng quán cafe trong KTX Mỹ Đình. Ảnh: PV. 
Lãi vay cắt cổ
Để tìm hiểu kỹ về những quán cà phê trá hình hiệu cầm đồ, cho vay nặng lãi, nhiều ngày liền, nhóm PV Tiền Phong vào vai là sinh viên. Với tấm thẻ sinh viên Khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) và cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp THPT, chúng tôi bước lại một quán cà phê ở tòa nhà nguyên đơn 3, nơi trưng tấm bảng: “Hỗ trợ tài chính sinh viên”.
Thấy tôi, ông chủ quán hất hàm hỏi: “Có việc gì?”. Tôi bảo “em muốn gửi anh tấm bằng THPT”. “Sinh viên trường nào?”. “Dạ, ĐH Quốc gia”. “Sinh viên năm mấy?”. “Dạ năm cuối ạ”. “Quê ở đâu?”. “Dạ Vĩnh Phúc”. Nghe nói vậy, người đàn ông lắc đầu: “Chú sinh viên năm cuối rồi anh không nhận vì sắp ra trường còn đâu. Anh chỉ nhận bằng THPT của sinh viên năm nhất, năm 2 thôi”. Tôi nài nỉ: “Anh cố giúp em, đang cần tiền học phí mà bố mẹ chưa gửi lên”. “Thằng nào đến đây chả bảo đang túng. Chú cầm bằng THPT rồi tốt nghiệp ĐH xong bỏ luôn, không quay lại lấy, quê chú tận Vĩnh Phúc bọn anh sao đòi được, hỏi bạn bè có bằng cử nhân mượn anh cầm cho”.
Ông chủ quán nói tiếp: “Dạo này, cầm bằng tốt nghiệp THPT ở tòa nhà nhiều lắm, đa số đều chơi bời, nợ nần, nhiều chú cầm bằng không quay lại lấy, bọn anh cũng chết dở. Nếu có bằng ĐH bọn anh tùy theo trường mà cho cầm dao động 5 đến 10 triệu đồng. Lãi chỉ 3 nghìn đồng/triệu/ngày”.
Theo tìm hiểu của PV, chủ các cửa hàng “Hỗ trợ tài chính sinh viên” cũng chính là chủ những cửa hàng cho thuê xe máy trong KTX Mỹ Đình. Mỗi khi cầm đồ đóng lãi suất quá hạn, hay thuê xe quá giờ, khách hàng phải chịu một mức giá “cắt cổ”. Theo một bảo vệ, các quán cà phê ở đây mở ra có bán gì đâu. Họ chỉ để cho sinh viên cầm đồ, cho vay nặng lãi. Việc cầm cắm ở đây nhiều nhất là thẻ sinh viên, bằng tốt nghiệp các loại. “Cứ cuối tháng là có những xe máy đến chở những hộp sắt lớn đựng toàn giấy tờ, bằng các loại đi nơi khác. Chắc họ sợ để trong quán bị phát hiện”, vị bảo vệ nói.
Để hiểu rõ hơn về những quán cà phê trá hình này, chúng tôi gặp được L., một sinh viên ở KTX Mỹ Đình đang vào quán đóng lãi quá hạn. Theo lời của L., vì thiếu tiền tiêu xài, L. cầm cắm bằng tốt nghiệp THPT và CMTND lấy 5 triệu đồng ở quán cà phê trong khu KTX. “Ở đây quá hạn thì bị phạt rất nặng. Đúng hạn thì trả lãi suất đúng hạn 3 nghìn đồng/1 triệu/ngày, còn sai thì em phải trả 100 nghìn đồng/ngày. Có bạn em vay 5 triệu để quá hạn lâu trả 50 triệu vẫn bình thường. Để 1 ngày lãi 1 ngày, để trăm ngày thì lãi trăm ngày”, L nói.
Mời quý độc giả xem video Tên trộm liều lĩnh (nguồn Youtube):

Kỳ lạ ký túc xá trăm tỷ chỉ một sinh viên ở tại Đà Lạt

Ký túc xá trăm tỷ này ở TP Đà Lạt, có sức chứa 2.000 sinh viên, tuy nhiên năm học 2014-2015 chỉ có… 1 sinh viên ở.

Kỳ lạ ký túc xá trăm tỷ chỉ một sinh viên ở tại Đà Lạt
Năm học này số lượng đăng ký ở cũng chỉ có 120 sinh viên, trong khi sức chứa của ký túc xá lên đến 2.000 sinh viên.
Sinh viên không mặn mà
Đứng cách xa khoảng 3 km vẫn có thể thấy hai tòa nhà 12 tầng nổi bật giữa vùng rau rộng lớn. Tuy nhiên để đi vào được khu ký túc xá trăm tỷ này không dễ dàng. Con đường chính Nguyễn Hoàng là đường đất đỏ, nắng bụi bay mịt mù mỗi khi xe chạy qua, mưa thì bùn lầy lội. Những “ổ voi” sâu nửa bánh xe có ở khắp nơi.
Ký túc xá nằm xa các trường đại học, cao đẳng lớn tại TP Đà Lạt. Điểm trường gần ký túc xá nhất là Đại học Yersin Đà Lạt khoảng 3 km. Điểm xa nhất là Cao đẳng nghề - Du lịch Đà Lạt khoảng 10 km. Giá phòng ở tại khu ký túc xá rất thấp, trung bình 40.000 đồng/người/tháng nhưng nhiều sinh viên không mặn mà vào ở.

Ký túc xá 29 tỷ bỏ không gần 2 năm vì thiếu giường

Ký túc xá Trường cao đẳng Cần Thơ (số 209 đường 30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) vốn được xây phục vụ chỗ ở cho 800 sinh viên.

Ký túc xá 29 tỷ bỏ không gần 2 năm vì thiếu giường
Tuy nhiên, dù đã xây xong gần hai năm qua nhưng ký túc xá này chưa được đưa vào sử dụng chỉ vì... thiếu giường ngủ!

Chùm ảnh: Hừng đông tuyệt đẹp trên đèo Ngoạn Mục

Gần 5h30 đến chân đèo và chúng tôi bắt đầu khám phá khung hừng đông tuyệt đẹp trên đèo Ngoạn Mục.

Chùm ảnh: Hừng đông tuyệt đẹp trên đèo Ngoạn Mục
Hành trình của chúng tôi bắt đầu lúc 4h, từ Phan Rang thẳng tiến về đèo Ngoạn Mục lên Đà Lạt, đến gần 5h30 đến chân đèo và bắt đầu khám phá khung cảnh hừng đông tuyệt đẹp trên đèo Ngoạn Mục. Đây là bức ảnh hừng đông khi núi rừng còn đang ngủ say.
 Hành trình của chúng tôi bắt đầu lúc 4h, từ Phan Rang thẳng tiến về đèo Ngoạn Mục lên Đà Lạt, đến gần 5h30 đến chân đèo và bắt đầu khám phá khung cảnh hừng đông tuyệt đẹp trên đèo Ngoạn Mục. Đây là bức ảnh hừng đông khi núi rừng còn đang ngủ say.
Chúng tôi tiếp tục chạy vi vu trên con đường đèo Ngoạn Mục cheo leo và bầu trời bắt đầu sáng dần, cảnh vật xung quanh dần hiện ra.
 Chúng tôi tiếp tục chạy vi vu trên con đường đèo Ngoạn Mục cheo leo và bầu trời bắt đầu sáng dần, cảnh vật xung quanh dần hiện ra.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.