Rơi nước mắt phận người già dưới chân cầu Long Biên trong giá rét

Trong cái lạnh thấu da thịt, những người lao động nghèo ở chân cầu Long Biên hằng ngày vẫn miệt mài mưu sinh.

Rơi nước mắt phận người già dưới chân cầu Long Biên trong giá rét
Người lao động nghèo phải đi ngủ nhờ trong ngày giá rét
Ở sát bên sườn chợ đầu mối Long Biên có một con đường đất đỏ mòn vẹt, những ngày này lúc nào cũng in hằn vết bánh xe chạy đến nỗi tưởng như trục đường đã bị xé toạc, cào cho rách nát và nhão nhoét. Thế mà phía cuối con đường ấy, nhiều năm qua, có một khu dân cư khá đông đúc sinh sống và làm ăn. Đó là cụm dân cư số 2, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội.
Mấy hôm nay, nhiệt độ ngoài trời ban ngày có lúc chỉ còn 14 độ C, trời mưa lâm thâm khiến người ta lúc nào cũng thấy buốt lạnh. Mặc áo ấm, ngồi trong phòng hay thậm chí “chui” trong chăn ấm, nhiều người vẫn còn thốt lên than phiền vì thời tiết. Thế mà trong những ngày lạnh lẽo ấy, có những người 24/24 phải sống trong những căn ổ chuột rách nát, gió lùa từng cơn vì nhà có cũng như không, đêm đến tưởng như đang phơi mình giữa trời rét dưới 10 độ C.
Lối dẫn vào khu nhà trọ xập xệ dưới chân cầu Long Biên.
Lối dẫn vào khu nhà trọ xập xệ dưới chân cầu Long Biên. 
Những căn nhà cấp 4, lợp mái brô xi măng liêu xiêu trong gió rét, có những căn được chắp vá hoàn toàn bằng bìa carton hoặc thùng xốp. Để chắn gió, nhiều người ra sức dùng các thùng xốp đựng hoa quả, ván gỗ, bạt ni lon căng chằng chịt khắp nơi… nhưng vẫn “chẳng ăn thua”.
Tất cả các phòng đều bừa bộn quần áo và chỉ có 1-2 tấm chăn mỏng để đắp chung. Mọi thứ đều nhàu nhĩ, cũ nát… Chẳng ai có quạt sưởi, lắp bình nóng lạnh… Cứ như thế, họ trải hết mùa đông này đến mùa đông khách bằng những vật dụng thô sơ nhất.
Ngồi co ro nơi góc chợ Long Biên, bà Phạm Thị Bích (hơn 60 tuổi) cho biết, bà cùng chồng là ông Dương Đức Hùng (hơn 70 tuổi) tá túc tại đây hàng chục năm nay. Vốn quê gốc ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nhưng sau khi lấy nhau, cuộc sống ở quê khốn khó, lại không có con cái nên tránh điều tiếng, ông bà lên Hà Nội làm đủ nghề kiếm sống qua ngày. Nhiều năm nay sức khỏe yếu nên ông bà đi nhặt phế liệu.
Bà Bích ngồi co ro trong cái lạnh ở góc chợ Long Biên.
Bà Bích ngồi co ro trong cái lạnh ở góc chợ Long Biên. 
Túp lều của vợ chồng bà Bích được mệnh danh là xập xệ nhất chợ Long Biên bởi nhiều năm nay không được tu sửa, những cây cột được buộc sơ sài dựng ngay sát gốc cây cứ thế mai một dần rồi ẩm thấp có thể sập bất cứ lúc nào. Thế nhưng nó lại là nơi tránh mưa gió rét mướt của cặp vợ chồng già này.
“Mấy nay rét mướt, ông nhà tôi cùng một số người đi nhặt sắt vụn rồi ngủ luôn ở đó. Các gian hàng trong chợ chỉ bán ban đêm, còn ban ngày một số chỗ không ai bán nên ra đó tránh rét. Ở nhà rét mướt, ẩm thấp mà đường lầy lội bẩn lắm”, bà Bích chia sẻ.
Túp lều rộng 10m2 nhưng hầu như thành kho chứa phế liệu, bao bì phế thải được thu gom, nhiều ngày nay vợ chồng bà cũng không dám chui vào trong ngủ nữa bởi nó đang sập sệ, như một “quả bom chờ phát nổ”, có thể đè xuống, gây nguy hiểm cho cả 2 bất cứ lúc nào.
Bữa cơm trưa đơn giản của bà trong ngày đông rét mướt.
 Bữa cơm trưa đơn giản của bà trong ngày đông rét mướt.
Vợ chồng bà Bích sinh sống tại đây mấy chục năm nay, hằng ngày bầu bạn với mấy chú chó.
 Vợ chồng bà Bích sinh sống tại đây mấy chục năm nay, hằng ngày bầu bạn với mấy chú chó.
“Ngồi ngoài này rét tí nhưng còn hơn ở trong nhà lụp xụp, điện chẳng có, nước thì không, thiếu thốn đủ thứ. Ở ngoài này đói thì mua suất cơm hộp ăn cho qua bữa, cơm thừa còn lại cho hai ba con chó ăn. Ông nhà tôi hai ba ngày nay cũng không ngủ ở nhà vì rét mà không có chỗ nằm”, bà Bích than phiền.
Túp lều xập xệ nhất chợ Long Biên là nơi cư trú của vợ chồng bà Bích.
 Túp lều xập xệ nhất chợ Long Biên là nơi cư trú của vợ chồng bà Bích. 
Do ẩm thấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào nên lâu nay ông bà không vào trong lều ngủ.
Do ẩm thấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào nên lâu nay ông bà không vào trong lều ngủ.
Bên trong chứa đầy túi nilon, rác thải.
Bên trong chứa đầy túi nilon, rác thải. 
86 tuổi vẫn mò mẫm trong giá rét để mưu sinh
Cùng chung với hoàn cảnh bà Bích, căn nhà dựng tạm của bà Hòa cách đó vài chục mét cũng chỉ rộng khoảng 2m2, vừa đủ kê một chiếc giường. Bà Hòa cho biết mình quê ở Hà Nam nhưng cuộc sống khó khăn, để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình, lo cho các con ăn học bà lam lũ bằng nghề nhặt phế liệu.
“Ở đây khổ tí nhưng cũng quen, mấy ngày ngay rét quá, tối lại đi nhặt phế liệu cóng hết cả tay nhưng âu cái số nghề nó vận vào mình rồi. Trong khi nhiều người chăn ấm, đệm êm thì chúng tôi ở đây lại lọ mọ bới từng đống rác trong chợ, kiếm từng chai lọ, túi nilon thu gom lại để bán, ngày cũng kiếm được vài chục, có ngày nhiều được hơn 100 nghìn đồng. Giờ sức mình yếu rồi nên cũng không gánh thuê được”, bà Hòa chia sẻ.
Căn nhà dựng tạm của bà Hòa cùng một số người làm thuê khác.
 Căn nhà dựng tạm của bà Hòa cùng một số người làm thuê khác.
Cạnh đó là căn phòng khác với diện tích tương tự phòng bà Hòa.
Cạnh đó là căn phòng khác với diện tích tương tự phòng bà Hòa. 
Cách đó không xa là căn phòng nhỏ của bà Thường. Dù đã 86 tuổi nhưng bà Trần Thị Thường vẫn chưa một ngày được an hưởng tuổi già. Bà không có gia đình, người thân và sống mưu sinh dưới chân cầu Long Biên được hơn 30 năm nay.
Hằng ngày bà Thường chống gậy đi nhặt chai, lon phế liệu bán lấy tiền chi tiêu. Bà thuê căn nhà trọ nhỏ là nơi ở cũng là chỗ chứa bao bì, phế liệu. “Mấy nay trời đổ lạnh, tôi tranh thủ đi nhặt phế liệu xong rồi lại về phòng trọ. Tuổi mình yếu rồi nên cũng không cố được, kiếm được đồng nào hay đồng đó”, bà Thường cho biết.
Dù 86 tuổi, bà Thường hằng ngày vẫn đi nhặt phế liệu.
Dù 86 tuổi, bà Thường hằng ngày vẫn đi nhặt phế liệu. 
Mì tôm được bà treo lên cao để ăn trong ngày giá rét.
 Mì tôm được bà treo lên cao để ăn trong ngày giá rét.

Lạnh buốt cảnh chống rét 0 độ C ở Sapa

Quàng chăn quanh mình, tìm hàng quán bếp củi sưởi ấm... là những cách chống rét của người dân và du khách tại Sapa (Lào Cai) hai ngày qua.

Lạnh buốt cảnh chống rét 0 độ C ở Sapa
Lanh buot canh chong ret 0 do C o Sapa
Nhiệt độ trong những ngày qua tại Sapa (Lào Cai), nơi rét nhất dưới 0 độ C.

Cám cảnh phận đời trắng đêm mưu sinh trong giá rét kỷ lục

(Kiến Thức) - Những bàn tay, những khuôn mặt hằn đỏ bởi giá rét kỷ lục của Hà Nội những ngày cuối năm. Đâu đó những mảnh đời vẫn tần tảo mưu sinh.

Cám cảnh phận đời trắng đêm mưu sinh trong giá rét kỷ lục
Cam canh phan doi trang dem muu sinh trong gia ret ky luc
 Chợ Long Biên lúc 0h30 ngày 25/01,cái rét buốt bao trùm, gió từng đợt thổi heo hắt như cứa vào da thịt, lạnh đến thấu xương. Giờ này có lẽ nhiều người đã có một giấc ngủ ấm áp, thế nhưng ở đây người ta gọi "có một Hà Nội không ngủ dưới chân cầu Long Biên". Ở nơi ấy, con người vẫn tần tảo mưu sinh bất chấp cái rét kỷ lục.

Sửng sốt "tắm tiên" giữa trời giá rét 6 độ C ở Hà Nội

Những thành viên trong câu lạc bộ bơi sông Hồng đều cảm thấy thoải mái khi “tắm tiên” trong ngày giá rét. 

Sửng sốt "tắm tiên" giữa trời giá rét 6 độ C ở Hà Nội
Cùng với hoạt động “tắm tiên” trong ngày giá rét, câu lạc bộ bơi sông Hồng còn đốt một đống lửa sưởi ấm mỗi khi ngâm mình dưới dòng sông Hồng phù sa lên.
Vào chiều ngày 25/1, trong những ngày rét đậm, rét hại, thời tiết Hà Nội nhiệt độ giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 40 năm qua, tại Ba Vì, Hà Nội, xuất hiện tuyết rơi và băng giá, nhiều người ra đường phải “co ro” trong giá lạnh.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.