Rất nguy hiểm nếu ăn nho gần thời điểm uống thuốc

(Kiến Thức) - Suy thận cấp, chảy máu dạ dày, ức chế sinh tủy xương... là những tác hại có thể xảy ra nếu ăn nho gần thời điểm uống thuốc. 

Rat nguy hiem neu an nho gan thoi diem uong thuoc
Ảnh minh họa. 
Theo ước tính có khoảng 83 loại thuốc bị tương tác bởi nho và trong số đó có khoảng 43 thuốc gây ra tương tác cực kỳ hệ trọng gồm: Suy thận cấp tính, suy chức năng hô hấp, chảy máu dạ dày, ức chế sinh tủy xương và thậm chí có trường hợp còn bị chết đột ngột do ngộ độc thuốc. Vì vậy không nên ăn nho gần với thời điểm uống thuốc.
Nhóm thuốc an thần: Các thuốc buspiron, carbamazepin, diazepam có tác dụng giải lo, dễ ngủ. Nho có thể làm tăng nồng độ của thuốc lên đến 200% gây ra ngủ gật suốt ngày hôm sau, dễ gây ra tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông, tai nạn xây dựng nếu làm việc trên cao và tai nạn lao động nếu làm việc dây chuyền. 
Nhóm thuốc trị tăng huyết áp: Bao gồm các thuốc chẹn kênh canxi như nifedipin, verapamin trị tăng huyết áp và làm chậm nhịp tim ở những người nhịp tim nhanh. Nhưng khi dùng chung với nho, sẽ tăng liều thuốc dẫn đến khó kiểm soát được huyết áp. Nó có thể làm tăng nồng độ thuốc từ 40 - 100% so với khi uống bằng nước thường.
Nhóm thuốc chống hen: Thuốc trị hen loại theo phillin bị giảm hấp thu khi dùng với nước nho. Điều này là hết sức nguy hiểm vì không đủ liều nên người bệnh không dứt được cơn khó thở và triệu chứng của bệnh có thể trở nên trầm trọng.
Nhóm thuốc hạ mỡ máu: Đây là các thuốc dành cho người béo phì, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ. Hai trong số các thuốc bị ảnh hưởng mạnh đó là simvastatin, lovastatin. Nho làm tăng tích trữ thuốc trong cơ thể lên đến 1.200 – 1.500%. Điều đó có nghĩa chúng gây ra nguy cơ nhiễm độc rất cao.
Để phòng tránh ngộ độc, tuyệt đối không nên dùng nước ép nho để uống các loại thuốc này. Cũng không được ăn nho hoặc bất cứ chế phẩm nào của nho trước và sau khi uống thuốc. Thời gian khuyến cáo là ít nhất 2 ngày trước và sau khi uống thuốc. Thời gian này mới đủ cho cơ thể thải bỏ hết các chất trong nho.

Quả nho - “thần dược” cho chị em

Nho là loại thực phẩm không những rất ngon mà còn tốt cho sức khỏe vì trong thành phần của nó có chứa hàm lượng cao vitamin A, C, B6 canxi, kali, mangan… Nhưng tác dụng nổi bật nhất của quả nho chính là giúp giảm cân hiệu quả.
 
Dưới đây là một số cách giảm béo từ nho:

 
Ăn nho trong vòng một tuần

 
Phương pháp này rất đơn giản, đó là chỉ ăn nho và uống nước trong 7 ngày để duy trì sự cung cấp năng lượng cho cơ thể, không cần ăn thêm bất cứ đồ ăn nào khác. Đồng thời, để cung cấp đủ năng lượng, cách tốt nhất là ăn thêm kẹo nho. Cách giảm béo này đã được nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Young Ae thử nghiệm và chứng minh hiệu quả của nó.
 
Nhưng cần lưu ý, khi thực hiện cách giảm béo này, mỗi ngày bạn phải duy trì đủ lượng nước nạp vào cơ thể, nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông và trao đổi chất, cũng như bài tiết chất thừa ra khỏi cơ thể.
 
Ăn nho có tác dụng giảm béo hiệu quả.
Ăn nho có tác dụng giảm béo hiệu quả. Ảnh minh họa.

Giảm béo bằng rượu nho

Có thể ủ nho thành rượu, khi uống rượu nho sẽ đạt được hiệu quả giảm cân đáng kể. Cũng giống như nho, rượu nho cũng có thể vẫn lưu lại đầy đủ chất dinh dưỡng trong quả nho, có tác dụng giảm béo rất tốt.
 
Bên cạnh đó, bản thân rượu nho chính là thứ đồ uống cao cấp rất giàu thành phần dinh dưỡng. Không những có thể tiêu hao chất béo dư thừa trong cơ thể, mà còn có chức năng chăm sóc sức khỏe rất tốt. Uống vừa đủ rượu nho có thể trực tiếp phát huy tác dụng đối với hệ thần kinh, tăng cơ bắp, giúp tiêu hóa tốt.
 
Ngoài ra, mỗi 1 lít rượu nho khô chứa 525 kcal, nhiệt lượng này tương đương với 1/15 nhiệt lượng cần thiết cho cơ thể. Rượu nho sau khi uống uống có thể được cơ thể hấp thụ trực tiếp và tiêu hóa, sau 4 tiếng sẽ tự tiêu và không làm tăng trọng lượng.
 
Vì thế thường xuyên uống rượu nho không chỉ cung cấp phần nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp cho việc giảm béo.
 
Giảm béo bằng vỏ nho

 
Thông thường rất nhiều người ăn nho hay bỏ vỏ, nhưng thực tế là vỏ nho giàu polyphenol nho, tannin, anthocyanins và chất resveratrol và các chất này thúc đẩy bài tiết lipolysis, nhanh chóng giúp thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
 
Do đó, chúng ta có thể dùng vỏ nhỏ để giảm cân. Áp dụng liệu pháp này là để cellulose, pectin trong vỏ nho phát huy đầy đủ hiệu quả của nó, tiêu hao nhiệt lượng trong cơ thể, để nhiệt lượng được tiêu hao rất nhanh.
 
Vì vậy, chúng ta có thể thúc đẩy sự phân giải nhanh chóng chất béo trong cơ thể bằng cách ăn một ít vỏ nho. Mặc dù nho có tác dụng tuyệt vời như thế, nhưng lớp vỏ do được ướp chất bảo quản, thuốc trừ sâu.
 
Lưu ý: Trước khi ăn nho, chúng ta cần rửa sạch và ngâm vào nước muối để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
 
(Theo TTVN)

Loại hoa quả gây độc hại khi uống thuốc

(Kiến Thức) - Khi đang bị bệnh phải uống thuốc thì cần biết sự tương tác giữa một số loại hoa quả với thuốc uống để tránh ăn, nếu không sẽ gặp nhiều nguy hại.

Ăn hoa quả rất tốt cho sức khoẻ, nhất là khi đau ốm vì cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, khi đang bị bệnh phải uống thuốc thì cần biết sự tương tác giữa một số loại hoa quả với thuốc uống để tránh ăn, nếu không sẽ gặp nhiều nguy hại.
Uống thuốc hạ áp mà ăn nho: Dễ nhập viện

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.