Rắn hổ mây ở An Giang: 1 con có dấu hiệu thay da

Cặp rắn hổ khủng sẽ được tỉnh An Giang thả về núi Cấm. Chúng đang được nuôi trong chuồng bọc lưới thép, một trong 2 con đang có dấu hiệu thay da.

Rắn hổ mây ở An Giang: 1 con có dấu hiệu thay da
 Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn hôm nay ký công văn gửi UBND tỉnh An Giang, đề xuất hướng xử lý với 2 con rắn hổ mang chúa (rắn hổ mây - Ophiophagus Hannah) được bắt từ tự nhiên ở khu vực núi Cấm và đang được một khu du lịch ở huyện Tri Tôn nuôi.
Ran ho may o An Giang: 1 con co dau hieu thay da

Rắn hổ mây đang được nuôi ở 1 khu du lịch ở huyện Tri Tôn (An Giang)

Ran ho may o An Giang: 1 con co dau hieu thay da-Hinh-2
Đây là loài sinh vật thuộc nhóm 1 danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 
“Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh An Giang khẩn trương chỉ đạo tổ chức xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ của các cá thể rắn hổ mang chúa nêu trên. Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có)”, công văn nêu rõ.
Bộ cũng đề nghị trên cơ sở xác định được nơi cư trú, sinh cảnh sống của các cá thể rắn này, tổ chức thả chúng lại môi trường tự nhiên, đảm bảo an toàn cho người và động vật, bảo tồn, phát triển sinh cảnh phù hợp với đặc tính sinh học và khả năng tồn tại của chúng.
Cùng ngày, UBND tỉnh An Giang liên hệ với các chuyên gia thuộc trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã đến khảo sát xem khu vực nào trên núi Cấm thích hợp nhất để thả cặp rắn.
Các chuyên gia sẽ kiểm tra sức khỏe cho cặp rắn, nếu đảm bảo sẽ thả về môi trường tự nhiên. Các chuyên gia cũng sẽ tư vấn cho An Giang về địa điểm tạm lưu giữ cặp rắn một cách an toàn nhất cho đến ngày được thả thay vì để doanh nghiệp nuôi nhốt tại khu du lịch như hiện nay.
Tỉnh An Giang ưu tiên thả cặp rắn lại rừng ở núi Cấm nhưng phải thật xa khu dân cư, không có khách du lịch lui tới và còn nhiều hang động hoang sơ thích hợp cho rắn sinh sống.
Trước đó, nhóm công nhân và kỹ sư người Ấn Độ của 1 doanh nghiệp làm điện mặt trời dưới chân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) đã bắt được 1 rắn đực, 1 rắn cái và nhiều con rắn nhỏ.
Hai con rắn nặng mỗi con khoảng 18kg, dài mỗi con khoảng 4m. Sau đó, doanh nghiệp này xây chuồng trại nuôi cặp rắn tại khu du lịch ở huyện Tri Tôn cho khách đến tham quan.
Cặp rắn được nuôi trong chuồng bọc lưới thép. Một trong 2 con đang có dấu hiệu thay da.
Có rất nhiều người mua vé vào khu du lịch để xem cặp rắn hổ mây. Nhiều đoàn khách từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long… đi viếng Miếu Bà ở Châu Đốc hay tin về cặp rắn cũng kéo sang xem.

Những lời kể về rắn hổ mây miền Tây, chỉ nghe đã hãi...

Rừng U Minh (Cà Mau, Kiên Giang), Phú Quốc, Bảy Núi (An Giang) vẫn còn vô vàn huyền thoại về hổ mây với bao bí ẩn hư thực.

Những lời kể về rắn hổ mây miền Tây, chỉ nghe đã hãi...

Nào là chúng máu lạnh nhưng mê ăn sáp đèn lắm, ban đêm ai cầm đèn sáp đi soi nhái ếch rắn đi lằng nhằng bám theo gót ăn sáp rớt mà người cầm đèn vẫn không hay.

Thầy rắn gần 100 tuổi kể lần chạm mặt rắn hổ mây "khủng"

Nghe tiếng ào ào như những cơn cuồng phong phát ra trong lau sậy, ông Hai Tây bừng tỉnh giấc ngủ trưa khi cặp rắn hổ mây khổng lồ ngóc đầu qua khỏi ngọn tràm, mắt đỏ lừ nhìn xuống.

Thầy rắn gần 100 tuổi kể lần chạm mặt rắn hổ mây "khủng"

Đây là lời khẳng định chắc nịch của bậc cao niên duy nhất còn sống và cũng là người từng chạm mặt với loài rắn khổng lồ giữa đại ngàn U Minh Hạ tên là Hai Tây (Nguyễn Văn Đã, 93 tuổi) khi mở đầu câu chuyện với chúng tôi về loài rắn độc ở U Minh Hạ xưa và nay. Vì theo ông, nếu thầy rắn nào dám vi phạm một trong những điều cấm kỵ trên thì phải trả giá đắt.

Sửng sốt tóm được cặp rắn hổ mây 60kg, 6m ở An Giang

Người dân ở núi Cấm bắt được cặp rắn bố mẹ khoảng 30kg/con và một số rắn con.

Sửng sốt tóm được cặp rắn hổ mây 60kg, 6m ở An Giang

Sáng 14/5, chúng tôi có mặt tại chuồng nuôi nhốt tạm cặp rắn khổng lồ, nặng đến 30kg/con. Đó là một chuồng nuôi trong khu du lịch di tích lịch sử Đồi Tức Dụp, xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Đọc nhiều nhất

Tin mới