Rắc rối việc xử lý người nước ngoài "hành nghề" ăn xin

Việc người nước ngoài “hành nghề” ăn xin tại TP.HCM tạo nên hình ảnh khá phản cảm. Tuy nhiên, xử lý vấn đề này không đơn giản vì nhiều lý do…

Rắc rối việc xử lý người nước ngoài "hành nghề" ăn xin
Mới đây, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA08, Công an TP.HCM) đã trục xuất về nước một người Phần Lan giơ bảng xin tiền ở TP trong nhiều năm.
Mất cả năm để đưa về nước
Một công an Phòng PA08 cho biết người quốc tịch Phần Lan này thường cầm tấm bảng ghi rằng mình bị mất hộ chiếu, ví, điện thoại… và muốn nhờ mọi người giúp đỡ để đi tới Đại sứ quán Phần Lan ở Hà Nội.
Giữa năm 2017, hình ảnh người đàn ông với tấm bảng này được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội và trong khoảng thời gian một năm sau đó, hình ảnh này vẫn xuất hiện nên nhiều người cho là ông đóng kịch để xin tiền.
Rac roi viec xu ly nguoi nuoc ngoai
Người Phần Lan giơ bảng xin tiền ở quận 1 từ năm 2017 đến cuối năm 2018 mới bị trục xuất. Ảnh: H.KIM
Đến đầu năm 2018, công an phát hiện ông đang xin tiền ở ngã sáu Phù Đổng (quận 1) nên mời về làm việc. Phát hiện giấy tờ vị này đã hết hạn, Phòng PA08 đã liên hệ với Tổng lãnh sự danh dự của Phần Lan tại TP.HCM để tìm cách đưa ông này ra Hà Nội cấp lại hộ chiếu và hỗ trợ tiền về lại nước nhưng bị vị khách từ chối.
Người này sau đó tiếp tục ở lại TP “hành nghề cũ”. Cuối năm 2018, ông này đi vào một siêu thị ở góc Phù Đổng để tắm, nhân viên phản ứng thì ông này gây gổ, đánh nhau rồi được công an đưa về trụ sở làm việc.
Một lần nữa, Phòng PA08 phải nỗ lực liên hệ với Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội để cấp lại giấy tờ cho vị khách này và chuyển vào TP.HCM. Sau đó, Phòng PA08 bố trí kinh phí cho về nước, kết thúc “chuyến ăn xin” dài đằng đẵng.
Phòng PA08 cho biết nhiều khách Tây ăn xin, lang thang ở TP không còn giấy tờ hợp pháp nên chấp nhận “sống chui”. Ấn tượng nhất là giữa năm 2018, công an phát hiện một phụ nữ quốc tịch Nigeria chuyên xin tiền từ quận 1 lên quận Gò Vấp, quận 12, Hóc Môn đến tận Long An. Chưa kể, người phụ nữ này còn tâm thần, nhiều lần ra đường cởi truồng đập phá, gây rối, có lần đứng trước cả trụ sở công an quận để nhảy múa, la hét.
Để xử lý, Phòng PA08 đã kiến nghị UBND TP đưa cô gái này vào trung tâm bảo trợ xã hội, đưa đi chữa bệnh tâm thần ở Biên Hòa. Dù đã nhiều lần thông báo đến cơ quan đại diện ngoại giao để tiến hành bảo hộ công dân nước họ nhưng không có manh mối. Đến cuối năm 2018, bệnh nhân mới được trả về nước. “Chúng ta phải tự bỏ kinh phí để điều trị, chăm sóc và cho họ về” - một chiến sĩ công an nói.
Chi tiền để “tiễn” Tây lang thang về nước
Tình trạng người nước ngoài xin tiền ở trung tâm TP.HCM diễn ra khá phản cảm nhưng công an cho biết rất khó khăn để xử lý.
Một vị đại diện Phòng PA08 cho biết lẽ ra đối với người nước ngoài lang thang phải có cơ quan, tổ chức bảo lãnh, tuy nhiên hầu hết họ thuộc các quốc gia miễn thị thực. Ngoài ra, một số nước không có điều kiện hoặc không quan tâm công dân của mình. Vì vậy, TP.HCM phải sử dụng ngân sách mua vé, làm giấy tờ để “tiễn” họ.
Vị đại diện Phòng PA08 nhìn nhận các trường hợp lang thang xin ăn không phải là tội nên chúng ta không thể xử lý được, cũng không có chính sách đưa họ vào các trung tâm bảo trợ xã hội mà phải liên lạc với cơ quan ngoại giao để họ bảo trợ tài chính cho công dân về nước. “Nhiều cơ quan không có chính sách này nên nhiều vụ việc phải liên hệ rất lâu họ mới có một chút động thái hợp tác nhưng đa số kinh phí về nước vẫn phải do Nhà nước ta bỏ ra”.
Theo vị đại diện Phòng PA08, những người ăn xin ở TP có những người chuyên đi nước này nước nọ xin tiền để đi du lịch, có người không còn tiền sinh sống mới đi xin, cũng có người xin ăn chuyên nghiệp.
Nhiều người ở châu Phi sang TP.HCM tìm việc làm nhưng không tìm được, rồi không có tiền về nước. Thậm chí có cả trường hợp mang danh là nhà đầu tư được TP cấp phép hẳn hoi nhưng TP phải chi hơn 100 triệu đồng để điều trị bệnh cho họ rồi đưa họ về nước.
Cũng theo Phòng PA08, nhiều trường hợp chỉ trục xuất được khi người nước ngoài cư trú bất hợp pháp hoặc vi phạm các vấn đề khác. Để kiểm soát chuyện này, hằng năm Phòng PA08 đều phối hợp với các cơ quan khác tổng kiểm tra một số khu vực tập trung người nước ngoài. Nếu phát hiện vi phạm pháp luật thì có hướng xử lý sớm.
Được biết trong năm 2018, Phòng PA08 trục xuất 78 người nước ngoài. Trong số này phần nhiều là cư trú bất hợp pháp, còn lại là người có dấu hiệu bệnh tâm thần hoặc lang thang, gây rối trật tự công cộng…

Phẫn nộ người phụ nữ cho con uống thuốc an thần, xin tiền tiêm ma túy

(Kiến Thức) - Dư luận không khỏi phẫn nộ trước hình ảnh người phụ nữ bế con nhỏ đã cho uống thuốc an thần để xin tiền chích ma túy.

Phẫn nộ người phụ nữ cho con uống thuốc an thần, xin tiền tiêm ma túy
Mời độc giả xem clip "Thản nhiên tiêm chích ma túy giữa khu dân cư": (Nguồn VTC1)
Liên quan đến thông tin vụ việc lợi dụng trẻ em xin tiền để chích ma túy đang khiến dư luận “dậy sóng”, chiều ngày 17/11, ông Lâm Ngô Hoàng Anh - Chánh văn phòng UBND quận 1 (TP.HCM) cho biết, đơn vị đã tiếp nhận được thông tin. Hiện Công an phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM ) và các đơn vị liên quan đang triệu tập các đối tượng liên quan để điều tra, xử lý vụ việc.

Phẫn nộ nhóm thanh niên cầm hung khí chặn đường “xin tiền" tài xế

(Kiến Thức) - Nhóm nam thanh niên cầm hung khí, chặn đường xin tiền các tài xế xe khách, xe con ở Phú Thọ đang khiến dư luận phẫn nộ.

Phẫn nộ nhóm thanh niên cầm hung khí chặn đường “xin tiền" tài xế
Sáng ngày 30/12, một lãnh đạo huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) cho biết, đơn vị điều tra, xác minh làm rõ hành vi nhóm thanh niên cầm hung khí chặn đường xin tiền gây phẫn nộ dư luận xảy ra vào tối ngày 29/12.

Nhóm thanh niên cầm hung khí, chặn đường "xin tiền" tài xế khai gì?

(Kiến Thức) - Công an đã bắt giữ được nhóm đối tượng cầm hung khí, chặn xe "xin tiền" tài xế. Các đối tượng bước đầu đã thừa nhận hành vi của mình.

Nhóm thanh niên cầm hung khí, chặn đường "xin tiền" tài xế khai gì?
Liên quan đến vụ việc nhóm thanh niên cầm hung khí chặn đường xin tiền tài xế, Công an huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) bước đầu đã làm rõ được danh tính của 9 trong số các đối tượng gồm: Nguyễn Minh Quang (SN 2000), Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Văn Đông (cùng SN 1999), Nguyễn Quang Vinh (SN 2002), Nguyễn Hải ĐănG (SN 2000), Trần Phạm Tài Đức (SN 2000), Nguyễn Xuân Anh (SN 1999), Nguyễn Xuân Đạo (SN 1999) đều có hộ khẩu tại xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và Uông Đình Lượng (SN 1999, trú tại Khu 3, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).
Nhóm đối tượng và hung khí tại cơ quan công an.
Nhóm đối tượng và hung khí tại cơ quan công an.
Bước đầu, tại cơ quan công an nhóm đối tượng khai nhận, do thiếu hiểu biết nhận thức về pháp luật, trước khi gây ra vụ việc nhóm đối tượng đã uống rượu mới rủ nhau mang hung khí tự chế lên cao tốc để "chụp ảnh", rồi nảy sinh ý định chặn xe xin tiền được hơn 400 nghìn đồng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.