Quyết liệt, mạnh tay với vấn nạn “chạy” trường, lớp

Nhiều quận, huyện tại TP.HCM vừa công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp. Sở GD&ĐT có văn bản nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm các trường hợp "chạy" trường, lớp.

Quyết liệt, mạnh tay với vấn nạn “chạy” trường, lớp
Đặc thù tuyển sinh theo phân tuyến tại TP.HCM với mục đích tránh tình trạng "chạy" trường, giảm áp lực, bảo đảm công bằng cho mọi học sinh (HS) cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế khi một số trường điểm tại các quận, huyện lo lắng chất lượng đầu vào của tuyển sinh.
Trường điểm vẫn muốn thi tuyển
UBND quận 4 vừa công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp, trong đó đáng chú ý là trường THCS Vân Đồn tuyển sinh theo phương án chọn HS tiêu biểu từ các trường tiểu học mà không theo phân tuyến.
Theo lý giải của UBND quận, trường thuộc địa bàn của nhiều phường và đang xây mới nên không tuyển sinh được nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế, trường THCS Vân Đồn và nhiều ngôi trường khác tại các quận, huyện không muốn tuyển sinh theo hình thức phân tuyến.
Có thể kể đến các trường nổi trội ở các quận, như quận 10 có trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 1 có THCS Nguyễn Du, THCS Trần Văn Ơn, quận 3 có THCS Lê Quý Đôn, quận 7 có THCS Nguyễn Hữu Thọ…
Đây là những trường công mà rất nhiều phụ huynh mơ ước bởi chất lượng giáo dục. Trong số này, có những trường được tuyển 50% HS trong tuyến và 50% HS trái tuyến kèm theo các điều kiện. Nhưng có những trường hoàn toàn phải tuyển HS đúng tuyến.
Theo hiệu trưởng một trường THCS, tuyển sinh theo địa bàn cư trú có lợi là giảm áp lực thi cử, tránh tình trạng chạy trường, bảo đảm công bằng cho mọi HS. Tuy nhiên, áp lực đè nặng lên những trường này vì rõ ràng trường vừa phải đáp ứng nhu cầu bảo đảm chỗ học đúng tuyến vừa phải gánh thêm nhiệm vụ đào tạo nguồn HS giỏi, chất lượng cao cho TP. Mâu thuẫn là đầu vào tuyển sinh không được như ý.
Quyet liet, manh tay voi van nan "chay" truong, lop
 Phụ huynh nộp hồ sơ lớp 6 cho con vào trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Một vị hiệu trưởng khác cho rằng chủ trương của ngành GD&ĐT TP.HCM là xóa trường chuyên, lớp chọn ở bậc THCS, kèm thêm yêu cầu cấm thi tuyển vào lớp 6 của Bộ GD&ĐT nhưng vẫn có nhiều trường muốn được như THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Họ muốn được thi tuyển hoặc thực hiện bài khảo sát như cách khảo sát vào lớp 6 mà Trường Trần Đại Nghĩa được làm.
"Nhiều trường THCS dư năng lực đào tạo HS giỏi nhưng không được tự chủ quyền tuyển đầu vào. Nếu để các trường tổ chức thi tuyển chọn HS ở toàn TP và đi kèm theo tự chủ tài chính, rất nhiều phụ huynh sẵn sàng. Ngân sách Nhà nước cấp cho các trường đó hàng năm chuyển sang cho những trường có chất lượng giáo dục kém hơn, đầu tư cho những HS ít điều kiện hơn", vị này nói.
'Căng' vì học sinh tăng mạnh
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, dự kiến năm học 2017-2018 sẽ tăng 19.833 HS mầm non, 20.199 HS tiểu học, 12.741 HS THCS và 6.319 HS THPT. Trong đó, tập trung tăng nhiều ở các quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức… Đây là áp lực không hề nhỏ khi hệ thống trường lớp chưa theo kịp, đồng nghĩa với việc tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày khó tăng so với năm ngoái.
Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, dự kiến trong năm học mới, số HS từ lớp 5 lên lớp 6 tại quận tăng khoảng 1.700 HS so với năm học trước, từ bậc mầm non lên tiểu học tăng khoảng trên 1.000 cháu. Trong khi đó tại quận Thủ Đức, theo số liệu của UBND quận, năm học 2017-2018, quận sẽ tiếp nhận khoảng 22.450 HS các lớp đầu cấp là lớp lá (5 tuổi), lớp 1 và lớp 6.
So với năm trước, số này tăng hơn 4.200 HS. Trong đó, tăng mạnh nhất là ở khối lớp 5 tuổi khi số trẻ có thể phải tiếp nhận lên đến 8.120 trẻ (tăng hơn 2.000 trẻ), còn lại là ở lớp 1, lớp 6.
Còn tại quận Tân Phú, năm học 2017-2018, quận có số lượng trẻ tăng gần 1.500 so với năm học trước. Cụ thể, toàn quận dự kiến sẽ tuyển hơn 19.000 trẻ vào lớp 5 tuổi, lớp 1 và lớp 6. Trong đó, lớp lá sẽ nhận khoảng 6.000 trẻ, lớp 1 nhận 7.000 trẻ (tăng hơn 800 trẻ), lớp 6 nhận hơn 6.100 trẻ (tăng hơn 800 trẻ).
Với số lượng trẻ tăng mạnh, đây là áp lực không nhỏ với một quận đông dân nhập cư, nhất là việc bảo đảm sĩ số và nâng tỉ lệ học 2 buổi/ngày.
Xử lý nghiêm khắc
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1. Trong đó, nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm khắc các hiện tượng "chạy" trường, "chạy" lớp.
Sở yêu cầu các đơn vị trường học tổ chức tuyển sinh cần bảo đảm quyền được học tập của HS, công khai, minh bạch và thuận lợi cho HS và cha mẹ HS, bảo đảm mục tiêu phổ cập giáo dục của địa phương.
Việc tuyển sinh của các trường phải bảo đảm đúng yêu cầu, nguyên tắc tuyển sinh, thông báo đầy đủ thời gian và thủ tục đến phụ huynh HS. Nhà trường phải đón tiếp phụ huynh chu đáo, hướng dẫn và giải thích cặn kẽ, rõ ràng, lịch sự. Không bắt buộc phụ huynh HS phải nộp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi.
Trường hợp nào không có giấy gọi trẻ ra lớp thì phải nhẹ nhàng giải thích và báo cáo với lãnh đạo trường để giải quyết kịp thời, không gây trở ngại cho phụ huynh.
Các quận, huyện cần có kế hoạch tuyển sinh lớp 1 cụ thể cho các trường trong kế hoạch xây dựng trường tiên tiến, hiện đại, hội nhập của địa phương.

Kể chuyện chạy trường với trẻ con

Kể chuyện chạy trường với trẻ con
- Đi họp phụ huynh cho con mới vào lớp 6, tôi ngồi cạnh một chị. Nghe chị kể, con gái về nhà nói vanh vách bạn này xin vào lớp mất 1.000 đô, bạn kia mất mấy chục triệu đồng. Tôi thật sự ngạc nhiên. Không ngạc nhiên về việc người ta bỏ tiền ra để chạy trường, chạy lớp vì chuyện này cũ rồi, ai cũng biết cả rồi. Mà ngạc nhiên vì sao người lớn lại để cho trẻ con biết mấy chuyện không tử tế, đàng hoàng này làm gì.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tôi biết có gia đình không tiếc tiền để xin cho con vào trường tốt, lớp tốt. Không tiếc tiền chăm sóc giáo viên... Rồi đến khi đứa trẻ không thoả mãn được khát vọng của cha mẹ, nó bị điểm kém, không được học sinh giỏi... thì người cha, người mẹ ấy lại mang chuyện đã tốn bao nhiêu tiền, bao nhiêu quà biếu cô giáo ra để kể lể, mắng chửi con. Đó là điều tuyệt đối không nên làm.

Thứ nhất, việc người lớn làm dù có dưới danh nghĩa là vì tương lai của con cái hay vì cái gì đi nữa thì cũng là chuyện của người lớn với nhau. Người lớn quyết định như thế, lựa chọn như thế chứ không phải lựa chọn của chính đứa trẻ. Chắc gì đứa trẻ đã thích bị lôi tha đi học cái trường điểm, trường tốt cách nhà cả chục cây số như thế.

Thứ hai, dù có là phổ biến, nhưng việc xin xỏ, chạy chọt chả có gì là đẹp, là vinh quang nếu không muốn nói đó là việc làm xấu. Vì vậy, chả có gì đáng để mà khoe khoang với ai, nói với con trẻ.

Đấy là chưa nói đến những ảnh hưởng của việc này tới đứa trẻ. Nếu nó có năng lực thực sự, nó sẽ buồn, sẽ không tin vào khả năng của mình, sẽ nghĩ điểm của nó là điểm bố mẹ xin được. Còn những đứa học kém lại ỉ vào đấy để chả cần phải học mà vẫn có điểm tốt.

Tôi nhớ trong bộ phim Cuộc sống tươi đẹp (Italia) hai cha con bị giam trong trại tập trung của Đức, người cha đã nói với con rằng việc bị giam ở đây chỉ là một trò chơi. Nhờ thế đứa trẻ đã được sống sót để thấy một cuộc sống tươi đẹp dù người cha đã phải chết.

Chúng ta vẫn phải chạy chọt dù chả muốn thế. Nhưng chắc chắn nhiều người trong chúng ta mong rằng mai đây con cái mình sẽ được sống trong một xã hội tốt đẹp hơn, để chúng không phải làm những điều trái với lương tâm như thế. Vì vậy, hãy cố gắng giữ cho con trẻ một không gian trong lành. 

Có “sổ đỏ” mới được vào lớp 1: Sao lắm cái khổ!

(Kiến Thức) - “Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng phải thực hiện nghiêm túc quyền được đến trường của trẻ em chứ sao lại đặt ra lắm yêu cầu thế!”.

Có “sổ đỏ” mới được vào lớp 1: Sao lắm cái khổ!

Hai phụ nữ lừa đảo chạy trường Công an 3 tỷ đồng

Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng lừa đảo chạy học trường công an nhân dân, lừa 3 tỷ đồng.

Hai phụ nữ lừa đảo chạy trường Công an 3 tỷ đồng
Hai đối tượng trong vụ án trên là Trần Thị Hồng (62 tuổi) và Nguyễn Thị Lý (64 tuổi), đều trú ở thôn 5, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.