Quốc phòng Mỹ rất dễ bị tổn thương sau đại biến cố COVID-19?

Mỹ đang có cơ hội để sáng tạo về quốc phòng và sẽ thật “ngu ngốc” khi bước vào một thế giới mới hậu COVID-19 với một kho vũ khí “lỗi thời”.

Quốc phòng Mỹ dễ bị tổn thương

Tờ Washington Post của Mỹ mới đây trích một ý trong cuốn sách của tác giả Christian Brose, cựu giám đốc phụ trách Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đánh giá Mỹ đã lãng phí thời gian trong những trò chơi chiến tranh chống lại Trung Quốc trong thập kỷ qua. Đây được coi là hồi chuông báo động khi nhiều người tự tin rằng với ngân sách quốc phòng Mỹ lên tới gần 1.000 tỷ USD, nước này có ưu thế hơn so với đối thủ Trung Quốc đang trỗi dậy.

Washington Post trích nội dung trong sách của tác giả Brose giải thích: "Các vệ tinh do thám và liên lạc của chúng ta có thể bị vô hiệu hóa đột ngột; các tiền đồn của chúng ta ở Guam và Nhật Bản có thể bị bao trùm bởi các tên lửa chính xác; các tàu sân bay của chúng ta có thể phải lùi ra xa Trung Quốc để tránh bị tấn công; các máy bay chiến đấu F-35 của chúng ta không thể tiếp cận các mục tiêu vì các máy bay tiếp liệu cho chúng có thể bị bắn hạ... Rất nhiều lực lượng của Mỹ có thể bị vô hiệu hóa”.

Quoc phong My rat de bi ton thuong sau dai bien co COVID-19?
Máy bay F-35B trên tàu đổ bộ USS America mới được Mỹ điều tới Biển Đông. 
Theo tác giả, Mỹ đã trở nên dễ tổn thương như vậy vì đã đánh mất tầm nhìn về nhu cầu sức mạnh quân sự thiết yếu - chính là “chiến lược phòng thủ” - có nghĩa là nhìn thấy những mối đe dọa và hành động nhanh chóng, quyết đoán để ngăn chặn chúng.

Theo đánh giá, đây không phải là thất bại trong lĩnh vực tình báo, hay một sự yếu kém của Lầu Năm Góc và Quốc hội, hoặc thiếu tiền, hoặc kỹ năng công nghệ chưa đầy đủ. Đó chỉ đơn thuần là sự trì trệ quan liêu pha trộn với những mối quan tâm cực đoan.

Washington Post cho rằng Lầu Năm Góc đã làm tốt những gì từng làm trước đây, và Quốc hội đã nhấn mạnh rằng điều này là đúng đắn. Nhưng Mỹ đã quá mải mê đánh bóng những hệ thống di sản của mình đến mức “nước Mỹ đang bị tương lai phục kích” – theo cách nói của tác giả Brose.

Quoc phong My rat de bi ton thuong sau dai bien co COVID-19?-Hinh-2
Các chuyên gia Mỹ gần đây tỏ ra lo lắng trước năng lực tên lửa của Trung Quốc, trong đó có tên lửa đối hạm. 
Theo đề xuất, nhân dịp thế giới đang bị phong tỏa vì COVID-19 hiện nay, Mỹ có cơ hội để đánh giá lại mọi thứ, trong đó có tính dễ bị tổn thương của bản thân. Người Mỹ nhìn nhận Trung Quốc rõ ràng đã quyết tâm thách thức Mỹ với tư cách một cường quốc toàn cầu. Màn khẩu chiến về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 chỉ là màn khởi động.

Washington cho rằng quân đội Trung Quốc khác với quân đội Mỹ vì không tập trung vào phô trương sức mạnh. Thay vào đó, Trung Quốc tập trung vào cản trở sự thống trị của Mỹ. Lầu Năm Góc muốn đối phó với thách thức Trung Quốc, song lại tập trung duy trì hàng loạt nền tảng đắt đỏ, dễ tổn thương ở trọng tâm sức mạnh quân sự của Mỹ.

Washington Post dẫn lập luận của tác giả Brose cho rằng đây là thời điểm để suy nghĩ lại một cách triệt để. Thay vì chế tạo những vũ khí để phục vụ một chiến lược phô trương sức mạnh lỗi thời, nước Mỹ nên trang bị cho chính bản thân mình trong một nỗ lực nhằm “kiềm chế sự thống trị quân sự của Trung Quốc”.

Điều này có nghĩa là nên tận dụng nhiều vũ khí rẻ tiền, độc lập, thay vì chỉ một ít vũ khí tinh vi nhưng dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công. Các hệ thống thông minh hiện nay bao gồm: Máy bay không người lái XQ-58A của Lực lượng Không quân, còn được gọi là “Valkyrie”, có năng lực gần như một máy bay chiến đấu nhưng giá thành lại thấp hơn đến 45 lần so với một chiếc F-35;

Quoc phong My rat de bi ton thuong sau dai bien co COVID-19?-Hinh-3
Một mẫu XQ-58A của Mỹ. 
Tàu ngầm không người lái siêu lớn của Hải quân, còn gọi là “Ocra”, rẻ hơn 300 lần so với một chiếc tàu ngầm tấn công lớp Virginia trị giá 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên, những thiết bị tự động này không được quảng bá nên không thể cạnh tranh với các nhà thầu quốc phòng khổng lồ.

Theo tác giả Brose, một phiên bản quân sự của “Internet vạn vật” - những hệ thống thông minh ở vòng ngoài của hệ thống phòng vệ có thể kiềm chế sự thống trị của Trung Quốc mà không đe dọa ngân sách hay có nguy cơ gây ra những quốc đối đầu “được ăn cả, ngã về không”.

Tác giả này tự tin rằng Mỹ có tiền, có nền tảng công nghệ và các nhân tài nhưng thiếu quyết tâm thay đổi. Brose đánh giá nhờ các biện pháp phong tỏa đang được áp dụng, Mỹ đang có cơ hội để có những suy nghĩ sáng tạo về quốc phòng và sẽ thật “ngu ngốc” khi bước vào một thế giới mới thời hậu COVID-19 với một kho vũ khí “lỗi thời”.

Các đối thủ thăm dò sức mạnh Mỹ

Trong một đánh giá mới đây, tờ The Hill của Mỹ cho rằng các đối thủ của Mỹ đang thăm dò sức mạnh phòng thủ của nước này, trong bối cảnh cả thế giới đang bận rộn với cuộc chiến chống COVID-19. Theo đó, cả 4 nước Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên đều đã hành động để thăm dò Washington ở trên biển, trên không và trên đất liền, khi mà các lực lượng của Mỹ đang phải hạn chế hoạt động.

The Hill dẫn lời Susana Blune, Giám đốc chương trình phòng thủ tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, nhận định: “Họ muốn biết chính xác là quân đội Mỹ đã gặp khó khăn đến mức nào”.

Quoc phong My rat de bi ton thuong sau dai bien co COVID-19?-Hinh-4
Triều Tiên nhiều lần thử thần kinh Mỹ bằng các vụ phóng tên lửa. 
Cụ thể, The Hill đưa ra dẫn chứng ngày 14/4, Triều Tiên đã phóng các tên lửa hành trình mặt đất và tên lửa không đối đất từ các máy bay chiến đấu xuống biển, đánh dấu lần đầu tiên trong 3 năm qua Bình Nhưỡng phóng các loại tên lửa kiểu này. Sự kiện diễn ra sau một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn trong tháng 3/2020 khi Triều Tiên tiến hành các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật quy mô lớn.

Ngày 15/4, đúng một tuần sau khi các máy bay của Không quân Mỹ chặn hai máy bay tuần tra của Nga ở gần Alaska, Hải quân Mỹ trong tuyên bố về một sự cố cho biết một máy bay chiến đấu của Nga đã bay trong bán kính khoảng 8 mét của một máy bay chiến đấu do thám của Hải quân Mỹ khiến cho “các phi công và phi hành đoàn của Mỹ trên máy bay gặp nguy hiểm”.

Cùng ngày, 11 chiếc tàu của Hải quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã nhiều lần tiến sát các tàu của Hải quân và lực lượng Hải cảnh Mỹ “trong những lần tiếp cận mang tính quấy nhiễu và rất nguy hiểm” tại Vùng Vịnh.

The Hill cho biết, Trung Quốc cũng thể hiện sức mạnh của mình trong khu vực Thái Bình Dương khi đánh chìm một tàu cá của Việt Nam tại Biển Đông hôm 2/4 và điều tàu khu trục đến gần các vùng lãnh hải của Nhật Bản và Đài Loan.

Quoc phong My rat de bi ton thuong sau dai bien co COVID-19?-Hinh-5
Người Mỹ đang mất tự tin hay chỉ tìm cớ hành động? 
Các sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh quân đội Mỹ đang phải vật lộn với tình trạng vừa tập luyện, vừa sẵn sàng tác chiến trong khi các quốc gia trên toàn thế giới đang đối mặt với sự bùng nổ các ca nhiễm SARS-CoV-2. Tính đến ngày 17/4, đã có gần 3.000 nhân viên quân sự Mỹ bị nhiễm chủng virus mới này.

Lầu Năm Góc đã hạn chế việc di chuyển các binh sỹ và ngày 18/4 đã gia hạn một lệnh cấm đi lại trong nước và nước ngoài đối với các nhân viên quân sự cho đến tận 30/6. Bộ Quốc phòng Mỹ còn tạm ngừng các đợt luân chuyển thường kỳ và cập cảng, hủy các cuộc diễn tập chiến tranh và giảm bớt số lượng nhân sự tham gia các khóa huấn luyện cơ bản.

Cuối tháng trước, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã trở thành trường hợp điển hình nhất về một tài sản của quân đội Mỹ bị “loại khỏi vòng chiến đấu” sau khi tàu này cập cảng tại Guam và sơ tán 4.000 trong số 4.800 thủy thủ trên tàu do COVID-19. Chỉ huy tàu, Đại tá Brett Crozier đã viết một lá thư gửi các lãnh đạo trong Hải quân Mỹ để cảnh báo rằng các thủy thủ có thể tử vong nếu ông không được phép sơ tán hầu hết thủy thủ đoàn.

Mỹ để ngỏ khả năng chuyển giao máy bay quân sự cho Việt Nam

Bộ Quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu chuyển giao cho Việt Nam máy bay huấn luyện và một số trang bị khác phù hợp với khả năng và nhu cầu của hai bên.

Trong khuôn khổ tham dự Đối thoại Shangri-La, sáng nay (1/6), Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Bất ngờ UAV cánh lật Mỹ mạnh ngang chiến đấu cơ

Tại Triển lãm quốc phòng Expo 2018, hãng Bell của Mỹ đã lần đầu tiên trình làng V-247 - dòng máy bay cánh lật không người lái có sức tấn công mạnh ngang ngửa chiến đấu cơ có người lái.

Bat ngo UAV canh lat My manh ngang chien dau co
 Theo giới thiệu của nhà sản xuất Bell Helicopter, máy bay không người lái V-247 Vigilant có thể đáp ứng cho tất cả những nhiệm vụ của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ bởi khả năng hoạt động hoàn hảo không cần đường băng (trong môi trường gần biển, trên biển hoặc tại các khu vực chật hẹp trên đất liền - những nơi có độ dốc cao.

Tròn mắt xem hoả lực Quân đội Mỹ khạc lửa sáng rực trời xanh

(Kiến Thức) - Từ trên không cho tới mặt đất, các loại vũ khí Mỹ đều có sức công phá cực kỳ kinh khủng và ẩn chứa bên trong "vũ điệu tử thần" đó vẫn là một vẻ đẹp hết sức hoành tráng khi chúng đồng loạt khạc lửa.

Mời độc giả xem video: Các loại vũ khí khủng nhất của Quân đội Mỹ cùng khạc lửa xé toạc trời xanh.

Theo hiến pháp Mỹ, Tổng thống Mỹ là Tổng tư lệnh tối cao của các Lực lượng Vũ trang Mỹ. Trong khi đó Bộ Quốc phòng là một phần của bộ máy hành chính liên  bang, nơi các chính sách quân sự được thực hiện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới