Quốc hội ủng hộ thí điểm đưa phạm nhân lao động ngoài trại giam

Đại biểu cho rằng, e ngại về việc thí điểm liên quan đến an ninh, an toàn là đúng, nhưng không vì thế mà bỏ đi cơ hội và nhu cầu chính đáng của phạm nhân.

Quốc hội ủng hộ thí điểm đưa phạm nhân lao động ngoài trại giam
Hạn chế nguy cơ phạm nhân tái phạm tội
Sáng 3/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam và thảo luận về dự thảo Nghị quyết này để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp.
Quoc hoi ung ho thi diem dua pham nhan lao dong ngoai trai giam
 Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh: QH.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số người bị kết án phạt tù tăng tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo, việc tổ chức lao động cho phạm nhân vốn đang gặp nhiều khó khăn, lại càng khó khăn hơn.
Trong khi đó, hầu hết các trại giam đóng quân trên địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn, nhất là các trại giam khu vực miền Bắc và miền Trung có diện tích nhỏ, phân tán, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, rất khó khăn trong việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trong trại giam.
“Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải hợp tác với các tổ chức, cá nhân để mở rộng ngành nghề liên quan đến công nghệ, máy móc… tạo cơ hội cho phạm nhân lao động, học nghề, tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi chấp hành xong án phạt tù", Bộ trưởng Tô Lâm cho hay
Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, chế độ lao động có vai trò rất quan trọng trong giáo dục cải tạo phạm nhân và là bước chuẩn bị các điều kiện để cho họ tái hòa nhập cộng đồng.
Trong điều kiện giam giữ số lượng lớn phạm nhân, việc tổ chức lao động còn nhằm bảo đảm hiệu quả công tác quản lý giam giữ, phòng ngừa nguy cơ mất an ninh, an toàn tại các trại giam.
Bà Nga tán thành với Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Việc này sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, tạo điều kiện để phạm nhân được lao động, hướng nghiệp, học nghề phù hợp, tăng khả năng thích ứng khi tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế nguy cơ tái phạm tội.
Không nên giới hạn số trại giam khi thí điểm
Thảo luận về dự thảo Nghị quyết, đa số các đại biểu tán đồng tình với việc ban hành thí điểm mô hình này.
Quoc hoi ung ho thi diem dua pham nhan lao dong ngoai trai giam-Hinh-2
 Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn). Ảnh: QH.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho hay, theo thống kê thì trong số phạm nhân hiện đang chấp hành án phạt tù có tới 67 % mới chỉ học hết cấp 1, cấp 2, cá biệt có 4,7 % không biết chữ, 54 % trước khi phạm tội không có nghề nghiệp hoặc lao động tự do.
Do đó, nếu không tổ chức tốt việc lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân thì sẽ rất khó khăn với họ trong tìm kiếm việc làm và dễ rơi vào tâm lý mặc cảm, tự ti và nguy cơ tái phạm sẽ rất lớn.
Một trong những chính sách rất nhân văn đối với phạm nhân đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2018, đó là chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Theo đó, phạm nhân chỉ cần chấp hành được 1/2 thời hạn tù, có ý thức cải tạo tốt và đáp ứng một số điều kiện khác có thể được tha tù sớm để tự cải tạo xã hội.
“Do đó, việc hướng nghiệp ở ngoài trại, dưới sự quản lý chặt chẽ của trại giam cần thiết được đặt ra và bước đầu cho phép thí điểm", đại biểu nêu.
Về băn khoăn lo rằng việc thí điểm này có thể ảnh hưởng an ninh, an toàn, bà Nguyễn Thị Thuỷ cho rằng băn khoăn này là đúng, Bộ cần tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên, không vì thế mà bỏ đi cơ hội và nhu cầu chính đáng của phạm nhân.
Cho rằng, việc thí điểm mô hình tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phạm là nội dung nhân văn, tuy nhiên, Chánh án Tòa án nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho rằng, đây là chính sách mới, cần phải được đánh giá tác động của mô hình đối với tình hình kinh tế-xã hội, an ninh trật tự địa phương, sau đó tiến hành sơ kết, tổng kết.
Đại biểu Chính cũng đề nghị rà soát lại quy định tại khoản 2 điều 1 về số lượng trại giam được áp dụng thí điểm theo Nghị quyết này không quá 1/3 tổng số trại giam thuộc Bộ Công an. Không nên giới hạn số trại giam, mà cần căn cứ theo năng lực, khả năng quản lý của trại giam để thực hiện thí điểm này.
Đại biểu Phạm Thị Nguyệt Thu (Hà Tĩnh) cho hay, việc thí điểm thực hiện nghị quyết này là kết hợp lao động giáo dục nhằm cảm hóa, giúp đỡ phạm nhân yên tâm cải tạo, cố gắng lao động, học tập để sửa đổi lỗi lầm, trở thành người tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế tối đa tình trạng tái phạm tội sau khi chấp hành án.
Cũng theo đại biểu, việc Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành thí điểm mô hình này sẽ tạo hành lang pháp lý, huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác thi hành án hình sự là phù hợp với định hướng cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV

Sáng 23/5, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 3 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV
Khai mac trong the Ky hop thu ba, Quoc hoi khoa XV
Sáng 23/5, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 3.

Đại biểu Quốc hội: Giáo dục Việt Nam phải chăng chỉ có học, học và học?

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) cho rằng, trẻ em Việt Nam hiện đang phải chịu nhiều áp lực với những thành tích ảo, chỉ tiêu ảo do gia đình, nhà trường.

Đại biểu Quốc hội: Giáo dục Việt Nam phải chăng chỉ có học, học và học?

Cần giảm học phí ở mức thấp nhất đối với trẻ em dưới 18 tuổi

Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 01/6/2022, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021.

Những ông hoàng bà chúa hơn 70 năm trị vì trong lịch sử nhân loại

Nữ hoàng Elizabeth II, Vua Louis XIV của Pháp và Quốc vương Bhumibol Adulyadej của Thái Lan có hơn 70 năm trị vì và được người dân yêu quý.

Những ông hoàng bà chúa hơn 70 năm trị vì trong lịch sử nhân loại
Nhung ong hoang ba chua hon 70 nam tri vi trong lich su nhan loai
 Trong lịch sử thế giới, rất ít vua, nữ hoàng có hơn 70 năm trị vì. Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh là một trong số đó. Nữ hoàng Elizabeth II thừa kế ngai vị vào ngày 6/2/1952 sau khi Vua cha George băng hà. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.