ĐBQH đề nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra cháy
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, cần có biện pháp xử lý rốt ráo trách nhiệm của chính quyền địa phương nếu nguyên nhân cháy bắt nguồn từ sự buông lỏng, “làm ngơ”.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 17/6. Ảnh: Mai Loan. |
ĐBQH: Phòng cháy phải tốt hơn chữa cháy
Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, ĐBQH cho rằng, phòng cháy quan trọng hơn chữa cháy và phòng cháy phải tốt hơn chữa cháy.
Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022
Với 459 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Theo đó, Quốc hội phê chuẩn tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 2.713.787 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2021 chuyển sang năm 2022, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2021, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Quốc hội bấm nút thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ảnh: QH. |
Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2.897.466 tỷ đồng. bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023.
Bội chi ngân sách nhà nước là 293.313 tỷ, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.
Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỷ đồng.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ảnh: Mai Loan. |
Quốc hội cũng đồng ý bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 số tăng thu ngân sách nhà nước năm 2022 chưa được bổ sung tại Nghị quyết số 40/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 15/11/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022; phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 là 3.102 tỷ đồng, bao gồm: tăng thu ngân sách trung ương là 972 tỷ đồng; tăng thu ngân sách địa phương là 2.130 tỷ đồng.
Trong nghị quyết, Quốc hội đánh giá thu, chi NSNN lập dự toán không sát thực tế.
Một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ, giao dự toán chậm, một số khoản chi sự nghiệp và giải ngân vốn đầu tư còn chậm, chi chuyển nguồn tiếp tục tăng cả quy mô và tỷ trọng; còn nhiều khoản tạm ứng quá hạn, ứng trước dự toán chưa thu hồi.
Nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục lập, xét duyệt, gửi báo cáo quyết toán NSNN chậm so với thời gian quy định.
Tình trạng điều chỉnh thông tin, số liệu thu, chi, bội chi NSNN sau thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN chưa được khắc phục.
Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, còn tồn đọng nhiều kết luận, kiến nghị kéo dài nhiều năm.
Về việc một số cơ quan, đơn vị được kiểm toán còn nợ thuế, tính thiếu thuế phải nộp và chi không đúng quy định, sai mục đích sử dụng nguồn kinh phí, Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm trong việc tổng hợp thông tin, số liệu quyết toán thu, chi NSNN năm 2022 chênh lệch lớn so với thông tin, số liệu đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chưa kịp thời báo cáo để phê chuẩn bổ sung dự toán số tăng thu và phương án, phân bổ số tăng thu NSTW năm 2022 theo đúng quy định.
Đồng thời, Quốc hội yêu cầu không để lặp lại tình trạng thường xuyên cập nhật, điều chỉnh số liệu sau thời gian chỉnh lý quyết toán như hiện nay.