Quốc hội chuẩn bị họp bất thường, xem xét nhiều nội dung cấp bách

Sáng 28/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến một số vấn đề về việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội.

Quốc hội chuẩn bị họp bất thường, xem xét nhiều nội dung cấp bách
Xem xét 5 nội dung quan trọng tại kỳ họp bất thường
Sáng 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 17 (phiên họp thường kỳ tháng 11/2022).
Quoc hoi chuan bi hop bat thuong, xem xet nhieu noi dung cap bach
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: QH.
Liên quan tới nội dung xem xét tổ chức kỳ họp bất thườngChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay, về nguyên tắc, kỳ họp bất thường chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, hoặc 2/3 đại biểu Quốc hội kiến nghị. Tại kỳ họp bất thường cũng chỉ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đã rõ, được sự đồng thuận, thống nhất cao.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội 5 nội dung đưa ra tại kỳ họp bất thường lần thứ 2.

Cụ thể:

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch;

Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);

Xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV (Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách phòng, chống COVID- 19);

Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách, gồm giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan năm 2021; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; điều chỉnh vốn vay lại của các địa phương năm 2022.

Cuối cùng, Quốc hội sẽ cho ý kiến về ba dự án: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.

Đối với nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết 54/2017), Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Chính phủ đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2 do chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.

Hai phương án họp
Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất hai phương án tổ chức kỳ họp bất thường. Theo đó, phương án 1: Đối với trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường chưa kịp xem xét đủ điều kiện trong tháng 12/2022, sẽ tổ chức họp sau Tết Nguyên đán (trong tháng 2/2023). Hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Phương án 2 thực hiện trong trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường được xem xét xong trong tháng 12/2022 và đủ điều kiện trình, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị tổ chức họp trước Tết Nguyên đán (đầu tháng 1-2023). Hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung. Trong đó, họp trực tuyến để thảo luận, cho ý kiến, còn họp tập trung để biểu quyết các nội dung.

Tuy nhiên, theo ông Cường, nếu việc đi lại dịp Tết khó khăn thì có thể họp trực tuyến cả kỳ. Ngoài ra, để phù hợp với thời điểm các địa phương phải tập trung vào việc triển khai công tác năm 2023 và các hoạt động trước Tết Nguyên đán.

Dự kiến Quốc hội sẽ làm việc 4 ngày, hoặc 6,5 ngày nếu xem xét cả nội dung số 5. 
Mời quý độc giả xem video: "Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nói về việc cần có quỹ bình ổn giá xăng dầu". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Phát biểu ấn tượng của đại biểu Quốc hội thảo luận KT-XH ngày 27/10

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đã có những phát biểu ấn tượng, gây chú ý.

Phát biểu ấn tượng của đại biểu Quốc hội thảo luận KT-XH ngày 27/10
Phat bieu an tuong cua dai bieu Quoc hoi thao luan KT-XH ngay 27/10
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan – Đoàn ĐBQH TPHCM : “Mơ ước mơ bình thường của bất kỳ cán bộ y tế nào không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới là để cho cán bộ y tế chỉ phải tập trung vào chuyên môn, để khám chữa bệnh cho bệnh nhân một cách tốt nhất chứ không phải là hằng ngày đối phó với các quy trình mua sắm, thanh toán và nguy cơ bị xử lý cả hành chính lẫn hình sự".

Tranh luận về việc đại biểu Quốc hội cầm giấy đọc “ê a”

Tại phiên thảo luận về Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng, cần phải đổi mới phương thức thảo luận, tránh việc đại biểu cầm giấy đọc "ê a".

Tranh luận về việc đại biểu Quốc hội cầm giấy đọc “ê a”
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, 14h00 chiều 02/11/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Tranh luan ve viec dai bieu Quoc hoi cam giay doc “e a”
Đại biểu Lê Thanh Vân nêu ý kiến về việc cần phải chuyển từ "tham luận" sang "tranh luận". Ảnh: QH

Phát ngôn “nóng”: “Sửa đổi Luật Đất đai phải đảm bảo không mất thêm cán bộ”

Nhiều đại biểu Quốc hội đã có những phát biểu gây nóng khi thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 14/11.

Phát ngôn “nóng”: “Sửa đổi Luật Đất đai phải đảm bảo không mất thêm cán bộ”
Phat ngon “nong”: “Sua doi Luat Dat dai phai dam bao khong mat them can bo”

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: “Luật Đất đai là một đạo luật rất quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác. Đây cũng là luật tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tới tất cả các tổ chức và từ người dân. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ, dự kiến phải 3 kỳ họp để có thời gian rà soát kỹ lưỡng với tinh thần vì lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng doanh nghiệp và người dân”.

Phat ngon “nong”: “Sua doi Luat Dat dai phai dam bao khong mat them can bo”-Hinh-2

Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Đoàn Hoà Bình: “Thực tế, tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong việc định giá đất tại một số địa phương thời gian qua một phần do những bất cập trong việc xác định bảng giá đất. Tính minh bạch, khách quan, chính xác của bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng, góp phần định giá đất cụ thể. Do đó, đề nghị cần có tổ chức độc lập, chuyên nghiệp trong việc xây dựng bảng giá đất đảm bảo công khai, minh bạch, tránh tiêu cực khi xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bảng giá đất hàng năm”.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.