Quốc hội chất vấn “lời hứa” theo 4 nhóm lĩnh vực

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Quốc hội sẽ chất vấn theo 4 nhóm lĩnh vực. Thời gian dành cho mỗi nhóm lĩnh vực khoảng 160 đến 170 phút, nhưng sẽ linh hoạt theo tùy thực tế.

Chiều 30/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc rà soát công tác chuẩn bị chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Tại cuộc làm việc, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo công tác chuẩn bị chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu gợi mở nội dung thảo luận. Sau đó, các đại biểu thảo luận về phương thức, thời gian chất vấn và trả lời chất vấn.
Quoc hoi chat van “loi hua” theo 4 nhom linh vuc
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Phạm Thắng.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao công tác chuẩn bị tổ chức các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Qua trao đổi, thảo luận tại cuộc làm việc này giúp tìm ra phương thức chất vấn hiệu quả nhất, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Quốc hội.
Theo Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là phải khẳng định được kết quả đã làm được, đồng thời đánh giá những việc còn phải rút kinh nghiệm, góp phần để Quốc hội thực hiện giám sát tối cao.
Thủ tướng Chính phủ nhất trí với phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rằng thông qua giám sát để các cơ quan cùng tìm ra giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tiễn, bám sát sự lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục phát triển.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quốc hội phát huy những điểm tích cực đã đạt được tại các phiên chất vấn trước.
Quoc hoi chat van “loi hua” theo 4 nhom linh vuc-Hinh-2
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận cuộc làm việc.  Ảnh: Phạm Thắng.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay, Quốc hội sẽ chất vấn theo 4 nhóm lĩnh vực: Kinh tế tổng hợp - vĩ mô; kinh tế ngành; văn hóa, xã hội; tư pháp, nội chính, kiểm toán nhà nước.
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được tổ chức trong 2,5 ngày. Thời gian dành cho mỗi nhóm lĩnh vực khoảng 160 đến 170 phút, nhưng khi điều hành sẽ linh hoạt theo diễn biến tình thực tế.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 là chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư về giám sát chuyên đề, chất vấn. 
Theo đó, chất vấn việc thực hiện "lời hứa" của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành theo 10 nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và Quốc hội khóa XV, không phải là chất vấn những vấn đề nổi lên hiện nay. Do vậy, các báo cáo và báo cáo tổng hợp của Tổng thư ký Quốc hội cần nhóm lại những vấn đề chính theo lĩnh vực đã nêu tại các nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn, nghị quyết giám sát chuyên đề…
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Tổng thư ký Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác chất vấn và trả lời chất vấn. Trong quá trình diễn ra các phiên chất vấn cần tổng hợp kết quả chất vấn ngay sau khi kết thúc chất vấn từng nhóm lĩnh vực để chuẩn bị dự thảo nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn, kịp thời gửi lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.
>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường trao đổi bên hành lang Quốc hội Kỳ họp thứ 6 với PV Tri thức và Cuộc sống về nguy cơ nếu giao cho Bộ GD&ĐT thực hiện thêm bộ sách giáo khoa:
 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

VUSTA lấy ý kiến của trí thức trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Ngày 2/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp tổ chức Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức KH&CN trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".

Tham dự Hội nghị, về phía các cơ quan Trung ương, có bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ); ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội.
VUSTA lay y kien cua tri thuc truoc ky hop thu 6, Quoc hoi khoa XV
 Quang cảnh Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức khoa học và công nghệ trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".
Về phía VUSTA, có TSKH Phan Xuân Dũng. Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA; TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch VUSTA; ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA.

Kỳ họp thứ 6: Không chất vấn Bộ trưởng theo nhóm lĩnh vực phụ trách

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ không chất vấn theo nhóm lĩnh vực phụ trách của từng Bộ trưởng mà chất vấn chung trách nhiệm của các thành viên Chính phủ.

Chiều 19/10, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Ky hop thu 6: Khong chat van Bo truong theo nhom linh vuc phu trach
 Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Đề cập tới việc phổ cập tiếng Anh trong giáo dục, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu quan điểm: "Nếu thầy không có tiếng Anh, làm sao học sinh có tiếng Anh được? Thầy dạy toán cũng phải có tiếng Anh chứ không phải chỉ giáo viên ngoại ngữ...