Quốc hội chấp thuận phương án bồi thường, tái định cư sân bay Long Thành

(Kiến Thức) - Quốc hội biểu quyết thông qua tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ngoài ra, nhiều dự luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua.

Quốc hội chấp thuận phương án bồi thường, tái định cư sân bay Long Thành
Quốc hội đồng ý phương án tách bồi thường, tái định cư sân bay Long Thành
Chiều 19/6, với 403/449 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 82,08%, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày nêu rõ, ngày 01/6/2017 và ngày 08/6/2017, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về Tờ trình của Chính phủ về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành Dự án thành phần. Theo đó, đa số ý kiến tán thành sự cần thiết tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần nhằm đảm bảo tiến độ dự án.
Quoc hoi chap thuan phuong an boi thuong, tai dinh cu san bay Long Thanh
 Quốc hội biểu quyết thông qua tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ngoài ra, nhiều dự luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua. Nguồn ảnh: quochoi.vn
“Do đặc thù công tác giải phóng mặt bằng thường mất nhiều thời gian, phát sinh khó khăn, vướng mắc, làm tăng chi phí nếu quá trình thực hiện kéo dài. Do vậy, xin đề nghị Quốc hội cho phép tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành Dự án thành phần để thực hiện trước nhằm bảo đảm tiến độ của Dự án, tiết kiệm chi phí và đáp ứng nguyện vọng của người dân”, báo cáo nêu rõ.
Diện tích đất thu hồi bao gồm diện tích đất của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (5.000 ha),diện tích đất xây dựng các khu tái định cư tập trung, diện tích nghĩa trang và diện tích các công trình phục vụ tái định cư. Nguồn vốn thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trên cơ sở số liệu điều tra thông tin, khảo sát sơ bộ và cập nhật đơn giá mới nhất của UBND tỉnh Đồng Nai thì tổng kinh phí khái toán cho công tác giải phóng mặt bằng khoảng 23.000 tỷ đồng. Hiện ngân sách đã bố trí 5.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cho công tác giải phóng mặt bằng Dự án, mới đáp ứng 21,7% nhu cầu.
Việc thu hồi đất phải bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống và sản xuất của người dân vùng chịu ảnh hưởng của Dự án; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khu tái định cư tập trung phải được xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của địa phương. Giao Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Ủy ban TVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH, ĐBQH và HĐND tỉnh Đồng Nai trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có hiệu lực từ ngày Quốc hội thông qua.
Nhiều Nghị quyết, dự thảo luật đã được Quốc hội biểu quyết thông qua
Chiều 19/6, Quốc hội đã chính thức thông qua dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) với 438 phiếu tán thành, chiếm 89,21% tổng số đại biểu Quốc hội. Luật Du lịch vừa được thông qua gồm 9 chương, 82 điều sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Theo đó, Luật Du lịch số 44/2005/QH11 sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Cũng trong chiều ngày, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, biểu quyết thông qua Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Với 458/459 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành chiếm 93,28% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Luật chuyển giao công nghệ sửa đổi gồm 6 chương, 60 điều sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 07/2018.
Các đại biểu đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thủy lợi với 457/459 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiếm 93,08% tổng số đại biểu Quốc hội. Theo đó, Luật thủy lợi gồm 10 chương, 60 Điều, quy định về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi. Luật thủy lợi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 7/2018.
Trong chiều 19/6, với 454/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 92,46% trong tổng số đại biểu, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015, với bội chi ngân sách ở mức 6,28% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 quyết nghị phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 với tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.291.342 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2014 chuyển sang năm 2015, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2014, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.502.189 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2015 sang năm 2016.Bội chi ngân sách nhà nước là 263.135 tỷ đồng, bằng 6,28% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước gồm: vay trong nước 195.900 tỷ đồng; vay ngoài nước 67.235 tỷ đồng.
Nghị quyết giao Chính phủ công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015; Chỉ đạo các cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị kịp thời khắc phục những hạn chế được nêu trong Báo cáo thẩm tra số 506/BC-UBTCNS14. Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. Báo cáo cụ thể với Quốc hội khi trình báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 về danh sách, mức độ, xử lý sai phạm trong quản lý, điều hành NSNN 2 năm 2014-2015.

Ngày mai 29/5, Quốc hội nghe dự án Luật Tố cáo

(Kiến Thức) - Ngày mai 29/5, Quốc hội  khóa XIV sẽ nghe dư án Luật Tố cáo, nghe và thảo luận Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, dự án Luật Du lịch.

Ngày mai 29/5, Quốc hội nghe dự án Luật Tố cáo
Theo chương trình phiên họp ngày 29/5, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp. Quốc hội nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội tiếp tục nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).
Cũng trong buổi sáng ngày 29/5, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).

Ngày mai, Quốc hội biểu quyết nhiều dự luật quan trọng

(Kiến Thức) - QH biểu quyết thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, biểu quyết thông qua Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật quản lý ngoại thương…

Ngày mai, Quốc hội biểu quyết nhiều dự luật quan trọng
Theo chương trình làm việc ngày 12/6/ 2017, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, điều khiển phiên họp buổi sáng sẽ do Phó chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ (điều khiển nội dung 1, 2) và Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển (điều khiển nội dung 3 và 4). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội Cuba Estenban Lazo Hernandez phát biểu ý kiến.

Cán bộ phường bắt chó nhà dân ở Hải Dương: Mẫn cán hay cứng nhắc?

(Kiến Thức) - Lực lượng đập diệt chó của phường Lê Thanh Nghị đi thi hành nhiệm vụ từ 5h sáng, bắt chó khi không có chủ nhà tiếp tục gây nên nhiều tranh cãi.

Cán bộ phường bắt chó nhà dân ở Hải Dương: Mẫn cán hay cứng nhắc?
Thông tin vụ việc lực lượng gồm 5 người thuộc cán bộ phường Lê Thanh Nghị (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đi xe máy, dùng thòng lọng bắt chó thả rông trước cửa nhà dân trên phố Dã Tượng, thuộc phường này vào lúc 5h ngày 15/6 đang gây nên nhiều ý kiến trái chiều.
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip về vụ việc do chủ nhà có chó bị bắt trên phố Dã Tượng đăng tải lên thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận địa phương.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới