Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng tại Kỳ họp thứ 11

Quốc hội dành 10,5 ngày quyết định vấn đề nhân sự, trong đó có bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng tại Kỳ họp thứ 11
Tại cuộc họp báo công bố dự kiến chương trình và nội dung Kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIII, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Minh Thông cho biết, Kỳ họp kéo dài 19 ngày (khai mạc vào 21/3 và bế mạc vào 12/4).
Đây là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII, nên bên cạnh công tác xây dựng pháp luật, xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội còn tập trung thời gian cho tổng kết công tác nhiệm kỳ của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước.
Theo đó, Quốc hội sẽ dành khoảng 10,5 ngày (từ 31/3-12/4) để kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước, trong đó có các chức danh chủ chốt là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội; bãi nhiệm một số chức danh cũ của Uỷ viên Bộ Chính trị đã nhận nhiệm vụ mới sau Đại hội Đảng XII (như Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành uỷ TPHCM Đinh La Thăng...). Chương trình cụ thể sẽ được trình Quốc hội tại phiên họp trù bị của Kỳ họp khoá 11.
Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội sẽ dành 12 ngày tại Kỳ họp 11 để kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước.
 Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội sẽ dành 12 ngày tại Kỳ họp 11 để kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước.
Lý do Quốc hội kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước ngay tại kỳ họp 11 mà không để sang Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIV, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, vì nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt không tái cử Ban Chấp hành Trung ương; Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong khi đến tháng 7/2016 Quốc hội khoá XIV mới họp.
Do đó thời gian là khá dài, trong khi 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XII, nên cần kiện toàn chức danh để tạo tinh thần, khí thế mới để thực hiện tốt năm đầu của nhiệm kỳ 5 năm.
Ông Phúc cũng nhấn mạnh, đây cũng không phải là lần đầu tiên thực hiện sớm việc kiện toàn nhân sự. Bởi từ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước cũng được kiện toàn trước kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
Ngoài các chức danh Chủ chốt, Quốc hội cũng sẽ phê chuẩn một số chức danh thành viên Chính phủ; thành viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Liên quan vấn đề nhân sự, tại Hội nghị Trung ương 2 khoá XII vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; nhất trí cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với số phiếu tập trung rất cao, đồng thời, Bộ Chính trị báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Quốc hội sẽ có 10 phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trong đó có phiên khai mạc, bế mạc và phiên thảo luận về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Video về một cuộc họp Ủy ban thường vụ Quốc hội (Nguồn VTV):

Bị chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng trả lời thế nào?

(Kiến Thức) - Sáng 18/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trả lời câu hỏi về vấn đề bồi thường oan sai có phân biệt của cá nhân hay công vụ.

Bị chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng trả lời thế nào?
Trong phiên chất vấn của Quốc Hội sáng 18/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đăng đàn để trả lời trực tiếp 3 câu hỏi mà ĐBQH Trần Du Lịch (TP.HCM) gửi tới đích danh ông. Trong đó, vấn đề đáng chú ý nhất xoay quanh việc bồi thường oan sai.
Bi chat van, Chu tich QH Nguyen Sinh Hung tra loi the nao?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn. 

Giới thiệu nhân sự ứng cử Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội

(Kiến Thức) - Bộ Chính trị đã trình Trung ương về việc giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, để trình QH tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa 13.

Giới thiệu nhân sự ứng cử Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội

Ngày làm việc thứ hai (11/3), Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Cụ thể, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã đọc Tờ trình giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để trình Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIII. Sau khi nghe tờ trình, Trung ương đã làm việc tại tổ, thảo luận về nội dung trên.

Gioi thieu nhan su ung cu Chu tich nuoc, Thu tuong, Chu tich Quoc hoi
Ngày làm việc thứ hai của hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, hôm 11/3 - Ảnh: VGP. 

Rợn người nghe sát thủ nhí kể chuyện chém lìa tay bạn

Trưa qua (16/3), Công an quận Gò Vấp đã di lý đối tượng Nam “mini” từ Lâm Đồng về TP HCM để phục vụ điều tra vụ án chém lìa bàn tay.

Rợn người nghe sát thủ nhí kể chuyện chém lìa tay bạn
Theo đó, sau khi cùng đồng bọn truy sát và chém lìa bàn tay của nạn nhân Bùi Hoàng Thiên Phương (SN 1999, ngụ Gò Vấp), Nam “mini” (tên thật là Lê Quang Phúc, SN 1998, ngụ quận Tân Phú, TP HCM) đã trốn lên Lâm Đồng. Ngày 15/3, Nam “mini” được người thân đưa đến Công an huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đầu thú.
Ron nguoi nghe sat thu nhi ke chuyen chem lia tay ban
 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.